Trong quá trình thử việc, người lao động có thể mắc lỗi nhất định hoặc không phạm lỗi gì. Trường hợp thử việc bị đuổi có được bồi thường không?
Ký hợp đồng thử việc bị đuổi, có được bồi thường không?
Chào bạn. Khoản 2 Điều 27 Bộ Luật lao động 2019 quy định về việc kết thúc thời gian thử việc có nội dung như sau:Như vậy, trong thời gian thử việc, người lao động và người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng thử việc kể cả trường hợp chưa làm hết thời gian thử việc. Khi chấm dứt hợp đồng này, điểm đáng chú ý là người lao động và người sử dụng lao động hoàn toàn không cần báo trước và không phải bồi thường.Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.
Tuy nhiên, có phải bạn bị đuổi trong thời gian nghỉ việc hay không thì cần xác định chính xác. Bởi hiện nay, thời gian thử việc do người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận nhưng phải tuân thủ thời gian thử việc tối đa như sau:
- Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
- Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
- Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;
- Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.
Chẳng hạn, nếu bạn thuộc trường hợp làm việc không yêu cầu trình độ chuyên môn thì bạn chỉ cần thử việc tối đa 06 ngày làm việc (trừ ngày nghỉ, lễ, Tết). Sau 06 ngày này, người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động. Trường hợp để người lao động thử việc quá thời gian quy định hoặc không thông báo kết quả thử việc cho người lao động theo quy định đều bị xử phạt.
Thử việc trong hợp đồng lao động, bị đuổi có được bồi thường?
Theo Điều 36 Bộ luật Lao động 2019, người sử dụng lao động chỉ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:
- Thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;
- Do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa hoặc di dời, thu hẹp sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải giảm chỗ làm việc;
- Đủ tuổi nghỉ hưu, trừ trường hợp có thỏa thuận khác;
- Cung cấp không trung thực họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, trình độ học vấn, trình độ kỹ năng nghề, xác nhận tình trạng sức khỏe... khi giao kết hợp đồng lao động làm ảnh hưởng đến việc tuyển dụng người lao động.
Trường hợp nếu doanh nghiệp sa thải bạn trái luật thì căn cứ Điều 41 Bộ luật Lao động năm 2019, doanh nghiệp sẽ phải buộc nhận lại bạn vào làm việc, đồng thời còn phải bồi thương khoản tiền sau:- Trả tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong những ngày người lao động không được làm việc.
- Trả thêm ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động.
Nếu bạn không muốn làm việc tại doanh nghiệp đó nữa thì ngoài 02 khoản tiền nói trên, bạn còn được trả trợ cấp thôi việc.
Trên đây là giải đáp thử việc bị đuổi có được bồi thường không? Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ.