Trong quá trình thử việc, người lao động vẫn nhận được một số quyền lợi nhất định theo thỏa thuận hoặc theo luật định. Thử việc có lương không? Lương bao nhiêu?
Thử việc có được trả lương không?
Chào bạn. Theo thông tin bạn cung cấp, giữa bạn và nhà máy dệt có giao kết hợp đồng thử việc trong thời gian là 07 ngày.
Theo Điều 25 Bộ luật Lao động 2019, thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và bảo đảm điều kiện sau đây:
- Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
- Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
- Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.
Nếu nhà máy dệt tuyển bạn làm công nhân không yêu cầu trình độ gì thì thời gian thử việc yêu cầu đã nhiều hơn 01 ngày so với quy định.
Tuy nhiên, thử việc 03 ngày bạn đã xin nghỉ. Bộ luật Lao động quy định về trường hợp này như sau:Như vậy, trong quá trình thử việc, bạn vẫn được phép nghỉ việc mà không cần báo trước và không bị phạt.Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.
Về tiền lương, bạn được pháp luật bảo vệ tại Điều 26 Bộ luật Lao động 2019, theo đó, tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.
Đối chiếu với trường hợp của bạn, dù bạn có xin nghỉ ngang trong quá trình thử việc hay không, nhà máy vẫn phải trả tiền lương tương ứng với số ngày bạn làm việc tại nhà máy. Do đó, nếu nhà máy không thực hiện đúng theo quy định của pháp luật thì bạn có quyền yêu cầu nhà máy trả lương thử việc cho mình; trường hợp không thỏa thuận được, bạn có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện ra Tòa án nhân dân cấp huyện nơi công ty có trụ sở để yêu cầu trả lương và bồi thường thiệt hại (nếu có thiệt hại thực tế xảy ra).
Công ty không trả lương thử việc, khiếu nại thế nào?
Điều 15 Nghị định 24/2018/NĐ-CP quy định về thẩm quyền giải quyết khiếu nại về lao động, an toàn, vệ sinh lao động như sau:
- Người sử dụng lao động có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định, hành vi về lao động, an toàn, vệ sinh lao động của mình bị khiếu nại.
- Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nơi người sử dụng lao động đặt trụ sở chính có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai đối với khiếu nại về lao động, an toàn, vệ sinh lao động khi người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu hoặc đã hết thời hạn mà khiếu nại không được giải quyết.
Như vậy, nếu nhà máy không chi trả lương thử việc cho bạn, bạn có quyền khiếu nại đến chính nhà máy đó. Nếu không được giải quyết hoặc bạn không đồng ý với kết quả giải quyết, bạn có thể khiếu nại tại Phòng lao động thương binh xã hội nơi nhà máy đặt trụ sở chính.
Với hành vi vi phạm pháp luật trên, công ty bạn có thể bị xử phạt hành chính từ 05 -10 triệu đồng nếu vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định 28/2020/NĐ-CP. Đồng thời, công ty phải có trách nhiệm chi trả đầy đủ tiền lương cho bạn.Về thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu là không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý. Nếu ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý.
Trên đây là giải đáp thử việc có lương không? Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ.