hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Hai, 19/09/2022
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Thử việc có phải đóng kinh phí công đoàn không?

Kinh phí công đoàn là nguồn tài trợ cho hoạt động đoàn ở các cấp. Kinh phí công đoàn được trích theo tỷ lệ 2% trên tổng số tiền lương của người lao động.  Vậy người lao động thử việc có phải đóng kinh phí công đoàn không?

Mục lục bài viết
  • Thử việc có phải đóng kinh phí công đoàn không?
  • Mức đóng kinh phí công đoàn thế nào?
  • Quyền lợi khi tham gia công đoàn cơ sở thế nào?
Câu hỏi: Tôi thấy người lao động ở nhiều công ty có tham gia công đoàn cơ sở. Cho tôi hỏi nếu thử việc có phải đóng kinh phí công đoàn không? Có phải người lao động nào cũng bắt buộc phải tham gia công đoàn cơ sở không? Nếu tham gia sẽ được hưởng quyền lợi gì?

Thử việc có phải đóng kinh phí công đoàn không?

Chào bạn, căn cứ theo khoản 1 Điều 170 Bộ luật Lao động 2019 quy định về quyền thành lập, gia nhập và tham gia hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở của người lao động

-  Người lao động có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn theo quy định của Luật Công đoàn.

- Người lao động trong doanh nghiệp có quyền thành lập, gia nhập và tham gia hoạt động của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp theo quy định

- Các tổ chức đại diện người lao động bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong việc đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động trong quan hệ lao động."

Khoản 2 điều 175 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về các hành vi bị nghiêm cấm đối với người sử dụng lao động liên quan đến thành lập, gia nhập và hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở. Cụ thể là:

2. Can thiệp, thao túng quá trình thành lập, bầu cử, xây dựng kế hoạch công tác và tổ chức thực hiện các hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, bao gồm cả việc hỗ trợ tài chính hoặc các biện pháp kinh tế khác nhằm làm vô hiệu hóa hoặc suy yếu việc thực hiện chức năng đại diện của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở hoặc phân biệt đối xử giữa các tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.

Như vậy, người sử dụng lao động không được phép can thiệp, thao túng quá trình thành lập, bầu cử, xây dựng kế hoạch công tác và tổ chức thực hiện các hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở…

Bên cạnh đó, quy định về quyền công đoàn tại khoản 1 Điều 4 Luật Công đoàn 2012 như sau:

1. Quyền công đoàn là quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn của người lao động, đoàn viên công đoàn và quyền của tổ chức công đoàn theo quy định của pháp luật và quy định của cơ quan có thẩm quyền.

Như vậy, có thể thấy người lao động không bắt buộc phải tham gia công đoàn mà có thể lựa chọn tham gia hoặc không tham gia. Luật cũng không có quy định về việc người trong thời gian thử việc người lao động phải tham gia công đoàn hay không được tham gia công đoàn. Do đó, người lao động thử việc có thể lựa chọn tham gia hoặc không tham gia dù đang thử việc. Nếu tham gia, trở thành thành viên của công đoàn mới phải đóng phí.

thu viec co phai dong kinh phi cong doan khong

Mức đóng kinh phí công đoàn thế nào?

Điều 5 Nghị định 191/2013/NĐ-CP quy định mức đóng và căn cứ đóng kinh phí công đoàn cụ thể như sau:

Mức đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) cho người lao động. Quỹ tiền lương này là tổng mức tiền lương của những người lao động thuộc đối tượng phải đóng BHXH theo quy định của pháp luật về BHXH.

Riêng đối với đơn vị thuộc lực lượng vũ trang, quỹ tiền lương là tổng mức tiền lương của những cán bộ, công nhân viên chức quốc phòng, lao động làm việc hưởng lương trong các nhà máy, doanh nghiệp, đơn vị cơ sở trong Quân đội nhân dân; cán bộ, công nhân, viên chức, lao động làm việc hưởng lương trong các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị khoa học-kỹ thuật, sự nghiệp và phục vụ trong Công an nhân dân.

Như vậy, mức đóng kinh phí công đoàn được tính như sau:

Mức đóng = 2% x Quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH cho người lao động

Quyền lợi khi tham gia công đoàn cơ sở thế nào?

Theo Điều 18 Luật Công đoàn 2012 quyền của đoàn viên công đoàn được quy định như sau:

Thành viên công đoàn được yêu cầu Công đoàn đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng khi bị xâm phạm; được thông tin, thảo luận, đề xuất và biểu quyết công việc của Công đoàn; được thông tin về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước liên quan đến Công đoàn, người lao động; quy định của Công đoàn.

Bên cạnh đó, thành viên công đoàn còn được ứng cử, đề cử, bầu cử cơ quan lãnh đạo công đoàn theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam; chất vấn cán bộ lãnh đạo công đoàn; kiến nghị xử lý kỷ luật cán bộ công đoàn có sai phạm; được Công đoàn tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý miễn phí pháp luật về lao động, công đoàn.

Ngoài ra, khi trở thành thành viên công đoàn còn được công đoàn hướng dẫn giúp đỡ tìm việc làm, học nghề; thăm hỏi, giúp đỡ lúc ốm đau hoặc khi gặp hoàn cảnh khó khăn; tham gia hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch do Công đoàn tổ chức và được đề xuất với Công đoàn kiến nghị cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp về việc thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật đối với người lao động.

HieuLuat vừa thông tin về vấn đề thử việc có phải đóng kinh phí công đoàn không? nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ  19006199 để được hỗ trợ.

>> Thử việc có đóng bảo hiểm thất nghiệp không?

Nguyễn Đức Hùng

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Đức Hùng

Công ty TNHH luật TGS - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Tin cùng chủ đề

Có thể bạn quan tâm

X