Thừa kế đất đồng sở hữu được quy định thế nào? Đất đồng sở hữu có thể được thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc không? Nếu có tranh chấp về thừa kế đất đồng sở hữu thì giải quyết ra sao? HieuLuat sẽ giải đáp cho bạn đọc trong bài viết dưới đây.
Vấn đề 1, nếu như tôi mua đất chung với bạn của mình thì sau này tôi có được phép lập di chúc cho các con của tôi không?
Nếu để thừa kế theo pháp luật thì phần tài sản mà các con tôi nhận được sẽ được phân chia như thế nào?
Chào bạn, chúng tôi xin giải đáp những vướng mắc về vấn đề thừa kế đất đồng sở hữu như sau:
Điều kiện thừa kế đất đồng sở hữu là gì?
Đất đồng sở hữu là tên thường gọi của thửa đất có quyền sử dụng chung của nhiều người. Mỗi đồng sở hữu sẽ được cấp riêng một sổ đỏ/giấy chứng nhận cho thửa đất có chung quyền sử dụng này.
Đất đồng sở hữu có thể là:
Đất đồng sở hữu, sử dụng chung của vợ chồng;
Đất đồng sở hữu, sử dụng chung của từ 2 người bạn, 2 người cùng đầu tư trở lên;
Đất đồng sở hữu của những người cùng nhận thừa kế đất đai;
Đất đồng sở hữu của hộ gia đình sử dụng đất…;
Căn cứ quy định tại Điều 609 Bộ luật Dân sự 2015, đối với việc lập di chúc, người lập di chúc được quyền tự định đoạt phần tài sản/hoặc phần quyền của mình trong khối tài sản chung.
Hay, người nhận thừa kế đất đồng sở hữu được quyền nhận phần tài sản/phần quyền tài sản của người để lại di sản trong khối tài sản chung đó.
Điều kiện để được lập di chúc hoặc nhận thừa kế đất là tài sản thuộc sở hữu chung của người để lại di sản như sau:
Điều kiện lập di chúc để lại tài sản thừa kế là đất đai đồng sở hữu | Điều kiện nhận thừa kế đất đai đồng sở hữu |
|
|
Như vậy, pháp luật cho phép chủ sử dụng đất được lập di chúc thừa kế đất đồng sở hữu trong phần quyền của mình ở khối tài sản chung.
Nếu có thể phân chia thành các thửa riêng biệt thì những đồng sở hữu có thể thực hiện thủ tục tách thửa trước khi lập di chúc.
Theo đó, người được nhận thừa kế tài sản có quyền nhận thừa kế phần tài sản/phần quyền tài sản của người để lại di sản trong khối tài sản đồng sở hữu đó. Việc nhận thừa kế có thể theo di chúc hoặc theo pháp luật.
Tranh chấp đất thừa kế đồng sở hữu, giải quyết thế nào?
Tranh chấp đất thừa kế đồng sở hữu phát sinh từ các con của bạn với người đồng sở hữu hoặc thậm chí giữa những người đồng sở hữu với nhau có thể phát sinh từ nhiều nguyên nhân như do không thống nhất được việc phân chia tài sản, không hỗ trợ chuẩn bị hồ sơ để làm thủ tục sang tên đất thừa kế,...
Việc giải quyết tranh chấp về thừa kế đất đồng sở hữu có thể được thực hiện theo trình tự sau đây:
Bước 1: Xác định cụ thể vấn đề tranh chấp
Xác định vấn đề tranh chấp có thể được coi là vấn đề pháp lý mấu chốt để lựa chọn phương án giải quyết phù hợp.
Do thông tin bạn cung cấp cho chúng tôi chưa đầy đủ, toàn diện nên chúng tôi chưa có kết luận chính xác về nội dung tranh chấp về đất đồng sở hữu mà bạn đang gặp phải.
Vậy nên, trước khi xử lý tranh chấp, bạn cần tìm hiểu rõ, cụ thể vấn đề tranh chấp hiện nay là gì, mục đích của các bên trong tranh chấp là gì cũng như khả năng đáp ứng của bên còn lại, quy định của pháp luật về vấn đề tranh chấp…
Bước 2: Tiến hành thương lượng, hòa giải tranh chấp
Đây là bước tiền đề/nền móng để xử lý mọi tranh chấp về thừa kế đất đồng sở hữu.
Tùy thuộc từng vấn đề tranh chấp mà việc hòa giải buộc phải có sự tham gia của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc không.
Bước 3: Yêu cầu người có thẩm quyền hoặc Tòa án nhân dân giải quyết
Trong các vụ việc là tranh chấp đất đai, sau khi tiến hành hòa giải, các bên có thể yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đất giải quyết tranh chấp. Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết này, các bên có quyền khởi kiện vụ án hành chính tới Tòa án nhân dân có thẩm quyền hoặc yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết;
Nếu không phải là tranh chấp đất đai hoặc là tranh chấp đất đai nhưng không mong muốn Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền giải quyết, các bên trong tranh chấp có thể yêu cầu Tòa án có thẩm quyền tiếp nhận yêu cầu tiếp nhận, xử lý tranh chấp.
Bước 4: Thi hành theo quyết định giải quyết tranh chấp
Quyết định giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp hoặc quyết định/bản án của Tòa án có hiệu lực là căn cứ để các bên thi hành.
Kết luận: Nếu có tranh chấp về thừa kế đất đồng sở hữu, các bên có thể lựa chọn cách thức giải quyết như chúng tôi đã nêu trên.