Thừa kế đất không có giấy tờ đất được hiểu như thế nào? Được quyền lập di chúc để lại thừa kế tài sản là đất đai khi chưa có giấy tờ không? Nếu nhận thừa kế đất chưa có giấy tờ thì phải làm như thế nào? Cùng HieuLuat tìm hiểu những quy định pháp luật nêu trên trong bài viết dưới đây.
Câu hỏi: Xin kính chào Luật sư, bố mẹ tôi trước khi qua đời có để lại cho 2 chị em một thửa đất ở có vườn ao tự khai hoang từ trước năm 1990.
Trường hợp đất không có giấy tờ mà muốn lập di chúc có công chứng/chứng thực để lại tài sản cho các con thì có được không, Luật sư?
Chào bạn, với những vướng mắc liên quan đến vấn đề thừa kế đất không có giấy tờ mà bạn đang quan tâm, chúng tôi xin được giải đáp như sau:
Lập di chúc thừa kế đất không có giấy tờ thế nào?
Trước hết, đất không có giấy tờ thường được hiểu là đất được sử dụng nhưng không có một trong những loại giấy tờ được quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013, Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, khoản 16 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP. Ví dụ như:
Sổ kiến điền, sổ mục kê được lập trước ngày 18/12/1980;
Giấy tờ của nông lâm trường quốc doanh xác nhận về việc giao đất cho người lao động trong nông, lâm trường để làm nhà ở;
Quyết định giao đất, cho thuê đất;
Giấy tờ của cơ quan có thẩm quyền về việc giao đất cho cơ quan, tổ chức để bố trí, sắp xếp đất ở cho cán bộ, công nhân viên tự làm nhà ở;
Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở,...;
Đây là một số loại giấy tờ được sử dụng để xác minh về thời điểm bắt đầu sử dụng đất, quyền sử dụng đất của người có đất.
Thông thường, đất không có giấy tờ là những diện tích đất được người sử dụng đất tự khai hoang, được nhận thừa kế, chuyển nhượng, tặng cho…từ chủ sử dụng đất tự khai hoang mà có.
Trong trường hợp của bạn, chúng tôi hiểu rằng, thửa đất mà bạn mô tả chưa được cấp sổ đỏ lần đầu và cũng thuộc trường hợp không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc đất, quyền sử dụng đất theo quy định pháp luật.
Hai là, lập di chúc là một trong những hình thức thừa kế được quy định tại Điều 609 Bộ luật Dân sự 2015.
Lập di chúc đối với đất không có giấy tờ là việc người sử dụng đất lập di chúc cho phần diện tích đất không có một trong những giấy tờ được quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013, Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, khoản 16 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP.
Theo đó, thông qua di chúc, người có tài sản được quyền định đoạt tài sản này cho những ai, cho bao nhiêu, không cho ai…
Căn cứ quy định tại Điều 188 Luật Đất đai 2013, việc lập di chúc được thực hiện khi thửa đất đã được cấp sổ đỏ, cụ thể:
Điều 188. Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất
1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:
a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;
b) Đất không có tranh chấp;
c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
d) Trong thời hạn sử dụng đất.
…
Từ đó, có thể thấy, người sử dụng đất mà chưa được cấp sổ đỏ thì không được quyền lập di chúc để lại tài sản thừa kế là nhà đất của mình cho người khác.
Kết luận: Pháp luật đất đai quy định điều kiện được di chúc thừa kế đất đai là đất phải có sổ đỏ.
Nói cách khác, nếu bạn mong muốn lập di chúc có công chứng/chứng thực để lại tài sản là đất đai thì buộc phải thực hiện thủ tục xin cấp sổ đỏ lần đầu cho thửa đất không có giấy tờ của mình.
Nhận thừa kế đất không có giấy tờ được không?
Nhận thừa kế đất không có giấy tờ trong trường hợp mà bạn mô tả được hiểu rằng chị em mong muốn nhận tài sản thừa kế là đất đai chưa được cấp sổ đỏ và không có một trong những giấy tờ theo quy định pháp luật.
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 186 Luật Đất đai 2013, thời điểm để chị em bạn được nhận tài sản thừa kế đất đai do bố mẹ bạn để lại là:
Thời điểm thửa đất đã được cấp giấy chứng nhận/sổ đỏ;
Hoặc thời điểm được cơ quan có thẩm quyền xác nhận đủ điều kiện cấp sổ đỏ nhưng chưa được cấp (thường cơ quan thực hiện xác nhận là văn phòng đăng ký đất đai nơi có đất hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đất);
Do thửa đất mà cha mẹ bạn để lại chưa được cấp sổ đỏ, do đó, để được nhận thừa kế tài sản này hợp pháp, bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn của chúng tôi dưới đây:
Trường hợp đủ điều kiện để cấp sổ đỏ nhưng chưa được cấp | Trường hợp còn lại | |
Bước 1: | Xin xác nhận tại cơ quan có thẩm quyền về việc đủ điều kiện cấp sổ đỏ mà chưa được cấp |
|
Bước 2: Lập văn bản thỏa thuận phân chia di sản/khai nhận di sản thừa kế |
| |
Bước 3: Đăng ký biến động/sang tên tài sản thừa kế | Việc đăng ký biến động được thực hiện tại văn phòng đăng ký đất đai nếu người sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân. Thường, hồ sơ cần chuẩn bị trong bước này gồm:
| |
Bước 4: Nhận kết quả | Bạn nhận kết quả là sổ đỏ đã mang tên mình sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo thông báo nhận được. |
Kết luận: Muốn nhận thừa kế đất không có giấy tờ thì thửa đất này phải thuộc trường hợp đủ điều kiện để cấp sổ đỏ nhưng chưa được cấp hoặc đã được cấp sổ đỏ.
Thông thường, với trường hợp chia thừa kế đất chưa có sổ đỏ được thực hiện theo trình tự các bước mà chúng tôi đã nêu trên.