Thừa kế đất yếu tố nước ngoài được hiểu thế nào? Luật nào đang điều chỉnh việc thừa kế đất có yếu tố nước ngoài? Người nước ngoài được nhận thừa kế đất ở Việt Nam không? HieuLuat sẽ giải đáp trong bài viết dưới đây.
Thửa đất, căn nhà đã có sổ hồng vào năm 2017.
Tuy nhiên, vợ của anh trai tôi là người nước ngoài (đang mang quốc tịch Úc) và chưa được nhập quốc tịch Việt Nam.
Luật sư cho tôi hỏi, chị dâu tôi có được nhận thừa kế đất ở, nhà ở tại Việt Nam theo di chúc không?
Chào bạn, chúng tôi xin giải đáp vướng mắc về thừa kế đất yếu tố nước ngoài của bạn như sau:
Luật nào quy định về thừa kế đất yếu tố nước ngoài?
Thừa kế đất yếu tố nước ngoài là tên gọi tắt của việc thừa kế đất có yếu tố nước ngoài, ví dụ như:
Người được nhận thừa kế là người nước ngoài hoặc là người Việt Nam định cư ở nước ngoài;
Tài sản đang ở nước ngoài;
Người để lại di sản thừa kế là người có quốc tịch Việt Nam nhưng đang học tập, làm việc tại nước ngoài;
Người nước ngoài đang ở Việt Nam, có tài sản ở Việt Nam và có nhu cầu lập di chúc định đoạt tài sản này;
…
Do tài sản thừa kế là đất đai, vì vậy, một số văn bản pháp luật điều chỉnh vấn đề thừa kế đất yếu tố nước ngoài hiện nay bao gồm:
Bộ luật Dân sự 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành;
Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành;
Luật Đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành;
Luật Nhà ở 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành;
Các Hiệp định tương trợ tư pháp;
Luật Công chứng 2014;
Nghị định 23/2015/NĐ-CP;
Các văn bản khác có liên quan;
Kết luận: Văn bản pháp luật điều chỉnh vấn đề thừa kế đất yếu tố nước ngoài bao gồm Bộ luật Dân sự 2015, Luật Đất đai 2013,... và các văn bản hướng dẫn thi hành như chúng tôi đã nêu ở trên.
Người nước ngoài được hưởng thừa kế đất ở Việt Nam không?
Theo thông tin bạn cung cấp, ba mẹ bạn muốn lập di chúc để lại tài sản thừa kế là nhà ở, đất ở tại Việt Nam cho con dâu là người nước ngoài.
Căn cứ quy định của pháp luật đất đai, pháp luật nhà ở hiện hành, chị dâu của bạn có quyền được nhận thừa kế là nhà ở nếu nhà ở này thuộc trường hợp:
Là nhà ở riêng lẻ trong các dự án đầu tư xây dựng nhà ở (như nhà biệt thự, nhà liền kề, nhà ở độc lập trong các dự án đầu tư xây dựng nhà ở) (Điều 159 Luật Nhà ở 2014);
Quyền sở hữu nhà ở của người nước ngoài tại Việt Nam là có thời hạn. Thời hạn tối đa là 50 năm;
Việc sở hữu nhà ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở. Chị dâu bạn cũng sẽ được cấp sổ hồng mang tên của mình cho phần tài sản thừa kế theo di chúc này;
Chị dâu bạn được nhập cảnh hợp pháp vào Việt Nam (có xác nhận của cơ quan xuất nhập cảnh của Việt Nam);
Đối với các trường hợp nhà ở không thuộc dự án đầu tư xây dựng nhà ở thì chị dâu bạn cũng không có quyền được hưởng thừa kế.
Điều này cũng đồng nghĩa với việc, chị dâu bạn sẽ không được nhận thừa kế theo di chúc của bố mẹ bạn.
Cũng cần lưu ý: Trường hợp nếu chị dâu bạn không thuộc trường hợp được mua nhà ở tại Việt Nam (không nhập cảnh hợp pháp tại Việt Nam) thì chỉ được nhận phần giá trị tài sản thừa kế là nhà đất theo quy định tại khoản 3 Điều 186 Luật Đất đai 2013.
Có nghĩa là, chị dâu bạn được quyền chuyển nhượng, tặng cho phần tài sản thừa kế mà mình được hưởng theo di chúc cho người khác và hưởng giá trị từ việc chuyển nhượng, tặng cho đó mà không được đứng tên trên sổ đỏ/không được nhận thừa kế tài sản là nhà đất;
Kết luận: Bên cạnh văn bản pháp luật điều chỉnh vấn đề thừa kế đất yếu tố nước ngoài thì vấn đề người nước ngoài có được hưởng thừa kế nhà đất ở Việt Nam không cũng là vướng mắc lớn mà không phải ai cũng biết.
Theo đó, người nước ngoài được nhận thừa kế theo di chúc là nhà đất, được đứng tên trên giấy chứng nhận/sổ hồng nhà đất nếu họ được nhập cảnh hợp pháp vào Việt Nam và nhà đất là nhà ở trong các dự án đầu tư xây dựng nhà ở.