hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Sáu, 15/07/2022
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Thừa phát lại có nghĩa là gì? Thực hiện các công việc nào?

Bài viết dưới đây cung cấp thông tin về một số các quy định của pháp luật liên quan đến Thừa phát lại cũng như thông tin về một số Văn phòng Thừa phát lại tại Hà Nội. Mong rằng những thông tin được đề cập trong bài viết sẽ giúp mọi người hiểu hơn các quy định liên quan đến Thừa phát lại!
 
Mục lục bài viết
  • Thừa phát lại có nghĩa là gì?
  • Các công việc Thừa phát lại được thực hiện
  • Một số Văn phòng Thừa phát lại tại Hà Nội
Câu hỏi: Chào luật sư, tôi đang tìm hiểu ngành nghề thừa phát lại và có một số thắc mắc như sau: Thừa phát lại có nghĩa là gì, điều kiện để được bổ nhiệm Thừa phát lại? Thừa phát lại thực hiện các công việc nào?

Chào bạn, chúng tôi đã tiếp nhận câu hỏi liên quan đến vấn đề Thừa phát lại của bạn, chúng tôi xin được tư vấn như sau:

Thừa phát lại có nghĩa là gì?

Nghị định số 08/2020/NĐ-CP của Chính phủ được ban hành ngày 08 tháng 01 năm 2020 và có hiệu lực từ ngày 24 tháng 02 năm 2020 quy định về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại.

Theo Nghị định số 08/2020/NĐ-CP, tại khoản 1 Điều 2 đưa ra định nghĩa về Thừa phát lại như sau: Thừa phát lại là người có đủ tiêu chuẩn được Nhà nước bổ nhiệm để thực hiện các công việc gồm tổ chức thi hành án dân sự, xác minh điều kiện thi hành án dân sự, lập vi bằng và tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu.

Các điều kiện mà Thừa phát lại phải đáp ứng để được bổ nhiệm bao gồm:

Thứ nhất, là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, có độ tuổi không quá 65 tuổi, có phẩm chất đạo đức tốt và chấp hành tốt Hiến pháp, pháp luật.

Thứ hai, có bằng tốt nghiệp đại học/sau đại học chuyên ngành luật.

Thứ ba, có thời gian công tác pháp luật tại các cơ quan, tổ chức từ 03 năm trở lên sau khi đã có bằng tốt nghiệp đại học/sau đại học chuyên ngành luật.

Thứ tư, đã tốt nghiệp khóa đào tạo, được công nhận tương đương đào tạo hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề Thừa phát lại.

Thứ năm, có kết quả kiểm tra tập sự hành nghề Thừa phát lại đạt yêu cầu.

Người đáp ứng đủ năm điều kiện được liệt kê phía trên sẽ nộp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính hồ sơ đến Sở Tư pháp nơi đăng ký tập sự để đề nghị bổ nhiệm Thừa phát lại. Việc bổ nhiệm Thừa phát lại được quy định cụ thể tại Điều 10 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP.

thua phat lai co nghia la gi

Các công việc Thừa phát lại được thực hiện

Một là, tống đạt các tài liệu, hồ sơ, giấy tờ theo thẩm quyền và phạm vi sau đây:

- Các tài liệu, hồ sơ, giấy tờ của cơ quan thi hành án dân sự, Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân;

- Các tài liệu, hồ sơ, giấy tờ của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài có liên quan đến tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự.

Hai là, lập vi bằng theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân để thực hiện việc ghi nhận các sự kiện, hành vi có thật trong phạm vi toàn quốc, trừ các trường hợp không được lập vi bằng quy định tại Điều 37 của Nghị định số 08/2020/NĐ-CP.

Bà là, tiến hành xác minh điều kiện thi hành án khi các vụ việc thuộc thẩm quyền thi hành của các cơ quan thi hành án dân sự tại địa bàn cấp tỉnh nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở.

Bốn là, tổ chức thi hành án đối với các bản án, quyết định sau đây theo yêu cầu của đương sự:

- Các bản án, quyết định sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở;

- Các bản án, quyết định phúc thẩm của Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở đối với các bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện và các bản án, quyết định phúc thẩm của Tòa án nhân dân cấp cao đối với bản án, quyết định sơ thẩm, chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở;

- Các quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa án nhân dân cấp cao đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án nhân dân cấp huyện nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở.

thua phat lai co nghia la gi

Một số Văn phòng Thừa phát lại tại Hà Nội

1. Văn phòng Thừa phát lại Ba Đình – Mã số thuế: 0106503395 có địa chỉ trụ sở tại số 12 Phan Kế Bính kéo dài, phường Cống Vị, quận Ba Đình, Hà Nội.

2. Văn phòng Thừa phát lại Đông Dương – Mã số thuế: 0106669030 có địa chỉ trụ sở tại số 75 Xã Đàn, phường Phương Liên, quận Đống Đa, Hà Nội.

3. Văn phòng Thừa phát lại Quận Hà Đông – Mã số thuế: 0106511773 có địa chỉ trụ sở tại B14 Khu đấu giá quyền sử dụng đất Vạn Phúc, phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, Hà Nội.

4. Văn phòng Thừa phát lại Hai Bà Trưng – Mã số thuế: 0106519839 có địa chỉ trụ sở tại số 3A11 khu  Đầm Trấu, phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

5. Văn phòng Thừa phát lại Hoàn Kiếm – Mã số thuế: 0106481166 có địa chỉ trụ sở tại số 16A/3 phố Lý Nam Đế, phường Hàng Mã, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

6. Văn phòng Thừa phát lại Quận Nam Từ Liêm – Mã số thuế: 010667827 có địa chỉ trụ sở tại Biệt thự BT1-D4 Khu đô thị mới Trung Văn, phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.

7. Văn phòng Thừa phát lại Hà Nội – Mã số thuế: 0106478188 có địa chỉ trụ sở tại số 101, phố Ngụy Như Kon Tum, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội.

8. Văn phòng Thừa phát lại Thủ Đô – Mã số thuế: 0106669898 có địa chỉ trụ sở tại số 2, Lô 1, dãy A, khu Trung Yên, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Trên đây là những thông tin liên quan đến vấn đề Thừa phát lại có nghĩa là gì? Thừa phát lại được thực hiện các công việc nào?. Trường hợp bạn muốn tư vấn những vấn đề liên quan đến thừa phát lại hay các vấn đề pháp lý khác, hãy liên hệ trực tiếp đến tổng đài  19006199 để được hỗ trợ kịp thời.

Tin cùng chủ đề

Có thể bạn quan tâm

X