hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Năm, 14/12/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Thuế bảo vệ môi trường: 5 nội dung cần nắm

Hiện nay, pháp luật ban hành nhiều quy định nhằm bảo vệ môi trường, trong đó, có việc áp thuế bảo vệ môi trường đối với một số đối tượng. Cụ thể

Mục lục bài viết
  • Thuế bảo vệ môi trường là gì?
  • Thuế bảo vệ môi trường là thuế trực thu hay gián thu?
  • Đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường?
  • Thuế suất thuế bảo vệ môi trường?
  • Cách tính thuế bảo vệ môi trường?

Thuế bảo vệ môi trường là gì?

Thuế bảo vệ môi trường là một khoản thu bắt buộc của Nhà nước đối với cá nhân/tổ chức nhằm điều tiết các hoạt động tiêu dùng hàng hóa có tác động xấu tới môi trường, từ đó sẽ hạn chế được việc các doanh nghiệp sản xuất một số hàng hóa gây ảnh hưởng tới môi trường. 

Thuế là một khoản tiền mà các cá nhân/ doanh nghiệp/ tổ chức bắt buộc phải đóng cho ngân sách Nhà nước nhằm đáp ứng việc cung cấp các dịch vụ công, các lợi ích chung của xã hội. khi đóng thuế thì đây là một khoản tiền không bồi hoàn trực tiếp, mà sẽ được Nhà nước sử dụng vào các dịch vụ công như y tế, quốc phòng, giáo dục, cơ sở hạ tầng giao thông,...

Tùy vào từng đối tượng và điều kiện mà mỗi đối tượng sẽ đóng thuế và đóng theo những hình thức tương ứng.

Thuế bảo vệ môi trường là gì?

Thuế bảo vệ môi trường là gì?

Thuế có vai trò làm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và cũng có chức năng điều tiết lại hoạt động kinh tế. Cụ thể, nhằm hạn chế sản xuất, tiêu dùng hàng hóa và các hoạt động gây ảnh hưởng xấu tới môi trường thì Nhà nước sẽ đánh thuế bảo vệ môi trường.

Thuế bảo vệ môi trường là thuế trực thu hay gián thu?

Thuế trực thu là loại thuế mà Nhà nước sẽ thu từ thu nhập của cá nhân/doanh nghiệp. Đối tượng chịu thuế chính là đối tượng nộp thuế.

Thuế gián thu là loại thuế thu đối với người tiêu dùng thông qua việc người sản xuất, kinh doanh sẽ nộp thuế. Và đối tượng chịu thuế khác đối tượng nộp thuế. 

Tại khoản 1 Điều 2 Luật Thuế bảo vệ môi trường 2010 quy định rõ thuế bảo vệ môi trường là một loại thuế gián thu. 

Theo đó, đối với thuế bảo vệ môi trường thì người nộp thuế là người sản xuất, kinh doanh nhưng người chịu thuế lại là người tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ khi sử dụng sẽ gây tác động xấu tới môi trường. 

Đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường?

Các cá nhân, tổ chức phải chịu thuế bảo vệ môi trường khi tiêu dùng các hàng hóa gây ảnh hưởng xấu tới môi trường. Các hàng hóa đó gọi là đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường. 

Đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường?

Đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường?

Căn cứ Điều 3 Luật thuế Bảo vệ môi trường 2010, Điều 2 Nghị định 67/2011/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 69/2012/NĐ-CP thì đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường gồm những mặt hàng sau: 

(1) Xăng, dầu, mỡ nhờn (gọi chung là xăng dầu) bao gồm:

- Xăng, trừ etanol;

- Nhiên liệu bay;

- Dầu diezel;

- Dầu hỏa;

- Dầu mazut;

- Dầu nhờn;

- Mỡ nhờn.

Lưu ý:

- Xăng dầu có gốc hóa thạch, không bao gồm các sản phẩm sinh học như dầu thực vật, mỡ động vận hay etanol….

Trường hợp hàng hóa có chứa cả xăng dầu chứa gốc hóa thạch và nhiên liệu sinh học thì Nhà nước chỉ thu thuế trên phần có chứa gốc hóa thạch. 

- Doanh nghiệp phải kê khai và nộp thuế bảo vệ môi trường khi nhập khẩu các nguyên liệu, phụ tùng cho máy bay hoặc các máy móc cần có dầu nhờn, mỡ nhờn đi kèm. (theo Công văn 1199/BTC-TCT ngày 30/01/2012).

Nếu xăng dầu nhập khẩu về không dùng cho mục đích để bán thì cơ quan Hải quan thực hiện thu thuế bảo vệ môi trường và thuế nhập khẩu. Việc thu thuế sẽ được căn cứ vào hồ sơ khai thuế của người nộp thuế. 

Các công ty xăng dầu đầu mối không kê khai thuế bảo vệ môi trường cùng lúc với thời gian kê khai và nộp thuế nhập khẩu, mà sẽ kê khai cùng với thời điểm xuất bán hoặc xuất tiêu dùng.

(2) Than đá bao gồm:

- Than nâu;

- Than an-tra-xít (antraxit);

- Than mỡ;

- Than đá khác.

(3) Dung dịch hydro-chloro-fluoro-carbon (HCFC) là chất làm lạnh sử dụng trong các thiết bị làm lạnh và công nghiệp bán dẫn. Nhóm chất này gây suy giảm tầng ozon. 

(4) Túi ni lông thuộc diện chịu thuế (túi nhựa)

Túi ni lông là loại túi nhựa có hình dạng túi và được là từ nhựa. Loại túi này không bao gồm các bao bì đóng gói sẵn hàng hóa và các loại túi có nhiên liệu thân thiện với môi trường.

Trường hợp, người nhập khẩu không sử dụng hoặc sử dụng không hết số lượng bao bì nhập khẩu về với mục đích đóng gói sản phẩm mà để sử dụng tiêu dùng nội bộ, tặng cho,...thì người nhập khẩu phải kê khai và nộp thuế bảo vệ môi trường đối với số lượng túi ni lông không sử dụng đó. Và có thể người nộp thuế sẽ bị bị xử lý theo pháp luật quản lý thuế. theo quy định của pháp luật về quản lý thuế

(5) Thuốc diệt cỏ thuộc loại hạn chế sử dụng.

(6) Thuốc trừ mối thuộc loại hạn chế sử dụng.

(7) Thuốc bảo quản lâm sản thuộc loại hạn chế sử dụng.

(8) Thuốc khử trùng kho thuộc loại hạn chế sử dụng.

Tại Nghị quyết 579/2018/UBTVQH14 quy định chi tiết về các loại thuốc khử trùng kho thuộc loại hạn chế sử dụng; thuốc bảo quản lâm sản thuộc loại hạn chế sử dụng; Chi tiết các loại thuốc diệt cỏ thuộc loại hạn chế sử dụng, thuốc trừ mối thuộc loại hạn chế sử dụng. 

Thuế suất thuế bảo vệ môi trường?

Mức tính thuế bảo vệ môi trường là điều mà nhiều người đang quan tâm. Hiện nay, mức tính thuế đã có nhiều thay đổi. Dưới đây là mức tính thuế bảo vệ môi trường được quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị quyết số 579/2018/UBTVQH14. Cụ thể như sau:

* Mức thuế tuyệt đối:

TT

Hàng hóa

Đơn vị tính

Mức thuế (đồng/đơn vị hàng hóa)

I

Xăng, dầu, mỡ nhờn

 

 

1

Xăng, trừ etanol

lít

4.000

2

Nhiên liệu bay

lít

3.000

3

Dầu diesel

lít

2.000

4

Dầu hỏa

lít

1.000

5

Dầu mazut

lít

2.000

6

Dầu nhờn

lít

2.000

7

Mỡ nhờn

kg

2.000

II

Than đá

 

 

1

Than nâu

tấn

15.000

2

Than an - tra - xít (antraxit)

tấn

30.000

3

Than mỡ

tấn

15.000

4

Than đá khác

tấn

15.000

III

Dung dịch Hydro-chloro-fluoro-carbon (HCFC), bao gồm cả dung dịch HCFC có trong hỗn hợp chứa dung dịch HCFC

kg

5.000

IV

Túi ni lông thuộc diện chịu thuế

kg

50.000

V

Thuốc diệt cỏ thuộc loại hạn chế sử dụng

kg

500

VI

Thuốc trừ mối thuộc loại hạn chế sử dụng

kg

1.000

VII

Thuốc bảo quản lâm sản thuộc loại hạn chế sử dụng

kg

1.000

VIII

Thuốc khử trùng kho thuộc loại hạn chế sử dụng

kg

1.000

Thuế suất thuế bảo vệ môi trường?

Thuế suất thuế bảo vệ môi trường?

Theo Nghị quyết 30/2022/UBTVQH15 thì mức thuế đối với xăng dầu có sự thay đổi. Mức thuế này sẽ được áp dụng từ ngày 01/01/2023 đến ngày 31/12/2023. Cụ thể như sau:

TT

Hàng hóa

Đơn vị tính

Mức thuế

(đồng/đơn vị hàng hóa)

1

Xăng, trừ etanol

lít

2.000

2

Nhiên liệu bay

lít

1.000

3

Dầu diesel

lít

1.000

4

Dầu hỏa

lít

600

5

Dầu mazut

lít

1.000

6

Dầu nhờn

lít

1.000

7

Mỡ nhờn

kg

1.000

Đến ngày 01/01/2024 thì mức thuế này sẽ được thực hiện theo quy định tại Mục I khoản 1 Điều 1 Nghị quyết số 579/2018/UBTVQH14. 

Việc tăng giảm thuế bảo vệ môi trường sẽ dựa vào vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội. 

Cách tính thuế bảo vệ môi trường?

Cách tính thuế bảo vệ môi trường được quy định tại Điều 6 và Điều 7 Luật Thuế bảo vệ môi trường 2010. Cụ thể, công thức tính thuế như sau:

Thuế bảo vệ môi trường phải nộp = Số lượng đơn vị hàng hoá tính thuế x Mức thuế tuyệt đối trên một đơn vị hàng hoá.

Theo đó: Số lượng hàng hóa được quy định:

  • Đối với hàng hóa trong nước thì số lượng sản xuất bán ra, trao đổi, tiêu dùng, tặng cho là số lượng hàng hóa tính thuế.

  • Đối với hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài thì số lượng nhập vào chính là số lượng hàng hóa tính thuế. 

Trên đây là tư vấn về thuế bảo vệ môi trường: 5 nội dung cần nắm. Hy vọng bạn đọc đã hiểu rõ hơn về những nội dung liên quan. Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ  19006192 để được hỗ trợ.
Nguyễn Đức Hùng

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Đức Hùng

Công ty TNHH luật TGS - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X