hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Năm, 21/12/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Thuế khoán là gì? Cách tính thuế khoán mới nhất

Thuế khoán là phương pháp tính thuế mà hộ kinh doanh phải nộp theo tỷ lệ doanh thu khoán được cơ quan thuế quy định. Nhắc đến việc nộp thuế khoán, nhiều hộ, cá nhân kinh doanh vẫn gặp không ít vướng mắc. Vậy thuế khoán là gì? Cách tính như thế nào?

Mục lục bài viết
  • Thuế khoán là gì? Áp dụng với đối tượng nào?
  • Cách tính thuế khoán phải nộp mới nhất
  • 5 điều cần lưu ý khi áp dụng thuế khoán
Câu hỏi: Xin chào Luật sư. Nhờ Luật sư giải đáp giúp tôi về thuế khoán là gì và được tính như thế nào? Xin cảm ơn.

Thuế khoán là gì? Áp dụng với đối tượng nào?

Thuế khoán là gì? Áp dụng với đối tượng nào?

Thuế khoán là gì? Áp dụng với đối tượng nào?

Thuế khoán là loại thuế trọn gói, áp dụng cho hộ kinh doanh hoặc cá nhân kinh doanh. Vì mức thuế thấp và khó để xác định rõ ràng, do đó cơ quan thuế định mục một khoản tiền thuế dựa trên cơ sở hồ sơ tự khai của người nộp thuế và ý kiến tư vấn của Hội đồng tư vấn thuế cấp xã, cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế.

Ngoài ra, căn cứ khoản 7 và khoản 9 Điều 3 Thông tư 40/2021/TT-BTC quy định như sau:

- Phương pháp khoán là phương pháp tính thuế dựa trên tỷ lệ doanh thu khoán được cơ quan thuế xác định để tính mức thuế khoán cho hộ/cá nhân kinh doanh.

- Mức thuế khoán được hiểu là tiền thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách phải nộp của hộ/cá nhân kinh doanh nộp theo phương pháp khoán được cơ quan thuế xác định.

Theo quy định tại khoản 8 Điều 3 và Điều 7 Thông tư 40/2021/TT-BTC, thuế khoán được áp dụng đối với các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định về công tác kế toán, trừ 02 trường hợp sau đây:

- Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thuộc trường hợp nộp thuế theo phương pháp kê khai (hộ và cá nhân kinh doanh quy mô lớn; hộ và cá nhân kinh doanh chưa đáp ứng quy mô lớn nhưng lựa chọn nộp thuế theo phương pháp kê khai).

- Cá nhân kinh doanh thuộc trường hợp nộp thuế từng lần phát sinh (không thường xuyên, không có địa điểm kinh doanh cố định, ví dụ như: Cá nhân là chủ thầu xây dựng tư nhân, kinh doanh lưu động,...).

Cách tính thuế khoán phải nộp mới nhất

Cách tính thuế khoán phải nộp mới nhất

Cách tính thuế khoán phải nộp mới nhất

Tính thuế khoán phải nộp cho hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh được áp dụng theo công thức được quy định tại khoản 3 Điều 10 Thông tư 40/2021/TT-BTC, cụ thể:

Thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ thuế GTGT

Thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x Tỷ lệ thuế TNCN

Trong đó:

- Doanh thu tính thuế được xác định là toàn bộ tiền bán hàng hoá, gia công, cung cấp dịch vụ, tiền hoa hồng phát sinh trong kỳ tính thuế thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh, kể cả các khoản:

  • Các khoản thưởng, hỗ trợ do đạt doanh số, khuyến mại, chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán, chi hỗ trợ bằng tiền/không bằng tiền.

  • Các khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội, phí thu thêm được hưởng theo quy định pháp luật.

  • Các khoản bồi thường do vi phạm hợp đồng và các khoản bồi thường khác (chỉ được tính vào doanh thu tiến thuế TNCN).

  • Các khoản doanh thu khác mà hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh được hưởng.

- Tỷ lệ thuế GTGT và tỷ lệ thuế TNCN được xác định theo Danh mục ngành nghề tính thuế GTGT, thuế TNCN theo tỷ lệ % dựa trên doanh thu đối với hộ, cá nhân kinh doanh tại Phụ lục I ban hành kèm Thông tư 40/2021/TT-BTC. Theo đó, tùy theo mỗi ngành nghề mà sẽ có tỷ lệ thuế GTGT và thuế TNCN khác nhau. Ví dụ:

  • Ngành nghề phân phối và cung cấp hàng hoá: Tỷ lệ % tính thuế GTGT là từ 0% hoặc 1% (tuỳ theo các hoạt động thực hiện); Thuế suất thuế TNCN là 0,5%.

  • Ngành nghề dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: Tỷ lệ % tính thuế GTGT là 0% hoặc 5% (tuỳ theo hoạt động mà hộ, cá nhân kinh doanh thực hiện); Thuế suất thuế TNCN là 2% hoặc 5% (tuỳ theo hoạt động mà hộ, cá nhân kinh doanh thực hiện).

5 điều cần lưu ý khi áp dụng thuế khoán

Khi hộ, cá nhân kinh doanh áp dụng thuế khoán thì cần phải lưu ý các nội dung sau đây:

- Hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán thì không phải thực hiện theo chế độ kế toán.

- Hộ kinh doanh khoán dùng hoá đơn lẻ phải lưu trữ và xuất trình cho cơ quan thuế các hóa đơn, chứng từ, hợp đồng và hồ sơ chứng minh hàng hoá, dịch vụ là hợp pháp khi có đề nghị cấp và bán lẻ hoá đơn theo từng lần phát sinh.

- Mức doanh thu phải nộp thuế khoán là trên 100 triệu đồng/năm (năm tính theo năm dương lịch).

- Thuế khoán được xác định dựa trên các căn cứ như sau:

  • Hồ sơ khai thuế được hộ khoán tự thực hiện kê khai theo dự kiến doanh thu, mức thuế khoán của năm tính thuế đó.

  • Cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế và ý kiến tham vấn của Hội đồng tư vấn thuế tại cấp xã.

  • Kết quả công khai thông tin, tiếp cận ý kiến phản hồi của Hội đồng tư vấn thuế, Uỷ ban nhân dân, Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc cấp xã và ý kiến của các cá nhân/tổ chức khác.

- Về thời gian nộp hồ sơ khai thuế (đối với hộ kinh doanh khoán):

  • Thời gian nộp hồ sơ khai thuế chậm nhất ngày 15/12 năm trước liền kề với năm tính thuế.

  • Trường hợp hộ khoán rồi mới ra kinh doanh/hộ khoán chuyển sang phương pháp kế khai/hộ khoán thay đổi ngành nghề/hộ khoán thay đổi quy mô trong năm thì thời hạn nộp hồ sơ là chậm nhất vào ngày thứ 10 kể từ ngày bắt đầu kinh doanh/chuyển đổi phương pháp tính thuế/thay đổi ngành nghề/thay đổi quy mô.

  • Riêng đối với hộ khoán mà dùng hoá đơn được cơ quan thuế cấp, bán lẻ từng lần phát sinh thì thời hạn nộp hồ sơ chậm nhất là ngày thứ 10 kể từ ngày có phát sinh doanh thu có yêu cầu dùng hóa đơn.

Trên đây là những thông tin về thuế khoán là gì mà chúng tôi muốn gửi đến bạn đọc. Nếu còn thắc mắc, hãy liên hệ đến:  19006199 để được tư vấn, hỗ trợ.
Nguyễn Đức Hùng

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Đức Hùng

Công ty TNHH luật TGS - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X