hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Năm, 29/02/2024
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Hướng dẫn tính thuế TNCN từ chuyển nhượng vốn góp

Thuế thu nhập cá nhân là khoản thuế trực thu từ nguồn thu nhập của cá nhân có thu nhập chịu thuế. Vậy thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp có phải chịu thuế TNCN không? Hướng dẫn tính thuế TNCN từ chuyển nhượng vốn góp.

Mục lục bài viết
  • Những thu nhập nào được xem là thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp?
  • Hướng dẫn tính thuế TNCN từ chuyển nhượng vốn góp đối với cá nhân cư trú tại Việt Nam
  • Trường hợp 1: Tính thuế TNCN từ hoạt động chuyển nhượng phần vốn góp:
  • Trường hợp 2: Tính thuế TNCN từ hoạt động chuyển nhượng chứng khoán:
  • Hướng dẫn tính thuế TNCN từ chuyển nhượng vốn góp đối với cá nhân không cư trú tại Việt Nam
Câu hỏi: Tháng 5/2020 tôi có góp vốn vào một công ty TNHH 02 thành viên trở lên. Tuy nhiên, hiện tại tôi muốn bán một nửa phần vốn góp của mình cho một người khác. Luật sư cho tôi hỏi tôi có thể chuyển nhượng được không và thuế TNCN từ chuyển nhượng vốn góp được tính như thế nào?

Những thu nhập nào được xem là thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp?

Những thu nhập nào được xem là thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp

Những thu nhập nào được xem là thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp

Chuyển nhượng vốn góp là vấn đề được pháp luật về doanh nghiệp hiện hành điều chỉnh. Chuyển nhượng vốn góp được hiểu đơn giản là cá nhân chuyển nhượng phần vốn góp của mình trong doanh nghiệp cho một cá nhân, tổ chức khác.

Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC, được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 25/2018/TT-BTC thì những khoản thu nhập dưới đây được xem là thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp:

- Thu nhập từ việc chuyển nhượng phần vốn góp của mình trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn 02 thành viên trở lên, công ty hợp danh;

- Thu nhập từ việc chuyển nhượng phần vốn góp trong hợp đồng hợp tác kinh tế, quỹ tín dụng nhân dân, hợp tác xã, các tổ chức kinh tế cũng như các tổ chức khác;

- Thu nhập từ việc chuyển nhượng chứng khoán trong các trường hợp sau:

+ Từ chuyển nhượng cổ phiếu; quyền mua cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu, các loại chứng khoán theo quy định và các loại chứng chỉ quỹ khác theo quy định của pháp luật về chứng khoán;

+ Từ việc chuyển nhượng cổ phiếu của các cá nhân trong mô hình công ty cổ phần theo quy định của Luật Chứng khoán và Luật Doanh nghiệp hiện hành.

- Thu nhập từ việc chuyển nhượng vốn ở các hình thức khác được pháp luật công nhận.

Như vậy, thu nhập từ các trường hợp nêu trên được xem là thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp và là một trong những loại thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân theo pháp luật về thuế hiện hành. 

Theo đó, sau khi có hoạt động chuyển nhượng vốn góp thì cá nhân có thu nhập phải thực hiện kê khai và quyết toán thuế theo quy định.

Hướng dẫn tính thuế TNCN từ chuyển nhượng vốn góp đối với cá nhân cư trú tại Việt Nam

Hướng dẫn tính thuế TNCN từ chuyển nhượng vốn góp đối với cá nhân cư trú

Hướng dẫn tính thuế TNCN từ chuyển nhượng vốn góp đối với cá nhân cư trú

Như đã phân tích trên, khi có hoạt động chuyển nhượng vốn góp thì sẽ phát sinh thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật về thuế hiện hành. 

Để các cá nhân có thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng vốn góp có thể dễ dàng trong việc xác định mức thuế thu nhập cá nhân mà mình phải nộp, Hieuluat.vn sẽ hướng dẫn bạn đọc tính thuế TNCN từ chuyển nhượng vốn góp trong các trường hợp cụ thể dưới đây:

Trường hợp 1: Tính thuế TNCN từ hoạt động chuyển nhượng phần vốn góp:

Thuế thu nhập cá nhân trong trường hợp này được xác định theo công thức sau:

Thuế thu nhập cá nhân = Thu nhập tính thuế từ hoạt động chuyển nhượng phần vốn góp x Thuế suất thuế TNCN (20%)

Trong đó: 

  • Thu nhập tính thuế từ hoạt động chuyển nhượng phần vốn góp được xác định theo công thức:

Thu nhập tính thuế từ hoạt động chuyển nhượng phần vốn góp = Giá chuyển nhượng - (Giá mua phần vốn góp được chuyển nhượng + Các chi phí hợp lý khác có liên quan)

+ Giá chuyển nhượng được xác định là số tiền mà cá nhân có thu nhập nhận được theo mức ghi trên hợp đồng chuyển nhượng vốn góp;

+ Giá mua phần vốn góp được xác định là trị giá của phần vốn góp tại thời điểm diễn ra hoạt động chuyển nhượng vốn. 

Trong đó, trị giá của phần vốn góp tại thời điểm diễn ra hoạt động chuyển nhượng vốn được bao gồm: trị giá phần vốn góp khi mới thành lập doanh nghiệp và trị giá phần vốn góp của các lần thực hiện góp bổ sung, mua lại, từ lợi tức ghi tăng vốn;

+ Các chi phí hợp lý khác có liên quan được xác định là những chi phí phát sinh trên thực tế có liên quan trực tiếp đến việc tạo ra thu nhập cho cá nhân từ hoạt động chuyển nhượng vốn. 

Các chi phí này phải là những khoản chi phí hợp lý, được thể hiện thông qua hoá đơn, chứng từ hợp lệ như: chi phí để các bên mua bán làm thủ tục pháp lý, chi phí nộp ngân sách,...

Trong trường hợp doanh nghiệp có phần vốn góp được chuyển nhượng thực hiện hạch toán kế toán bằng động tiền ngoại tệ thì cá nhân có hoạt động chuyển nhượng phần vốn góp bằng ngoại tệ phải xác định giá chuyển nhượng và giá mua phần vốn góp đó bằng ngoại tệ. 

Trong trường hợp doanh nghiệp có phần vốn góp được chuyển nhượng thực hiện hạch toán kế toán bằng đồng tiền Việt Nam thì cá nhân có hoạt động chuyển nhượng phần vốn góp bằng ngoại tệ thì phải xác định giá chuyển nhượng bằng đồng tiền Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân tiền ngoại tệ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định tại thời điểm diễn ra hoạt động chuyển nhượng.

Trường hợp 2: Tính thuế TNCN từ hoạt động chuyển nhượng chứng khoán:

Trong trường hợp này, số tiền thuế TNCN mà cá nhân có thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng chứng khoán phải nộp được xác định theo công thức sau:

Thuế TNCN = Giá chuyển nhượng chứng khoán theo từng lần x Thuế suất thuế TNCN (0,1%)

Trong đó:

- Giá chuyển nhượng chứng khoán từng lần được xác định theo các trường hợp cụ thể sau:

+ Đối với chứng khoán được chuyển nhượng là chứng khoán của các công ty đại chúng được giao dịch ở Sở Giao dịch chứng khoán thì giá chuyển nhượng chứng khoán được xác định là mức giá được thực hiện tại Sở Giao dịch đó. 

Cụ thể hơn thì giá thực hiện chính là kết quả khớp lệnh hoặc là mức giá được hình thành từ các giao dịch thỏa thuận tại Sở Giao dịch đó;

+ Đối với chứng khoán được chuyển nhượng không phải là chứng khoán của các công ty đại chúng được giao dịch ở Sở Giao dịch chứng khoán thì giá chuyển nhượng chứng khoán được xác định là giá được ghi trên hợp đồng chuyển nhượng hoặc là mức giá thực tế khi chuyển nhượng hoặc giá xác định theo sổ sách kế toán của đơn vị có phần chứng khoán được chuyển nhượng tại thời điểm lập báo cáo tài chính ở lần gần nhất theo quy định.

Lưu ý đối với trường hợp nhận cổ tức bằng cổ phiếu được quy định tại Điều 11 Thông tư số 111/2013/TT-BTC sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 25/2018/TT-BTC: 

Trong trường hợp này thì cá nhân có thu nhập từ chuyển nhượng cổ phiếu chưa cần phải nộp thuế TNCN khi nhận cổ phiếu. 

Theo đó, khi cá nhân thực hiện việc chuyển nhượng số cổ phiếu  nói trên thì phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế TNCN đối với khoản thu nhập từ đầu tư vốn và thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng chứng khoán. 

Hướng dẫn tính thuế TNCN từ chuyển nhượng vốn góp đối với cá nhân không cư trú tại Việt Nam

Hướng dẫn tính thuế TNCN từ chuyển nhượng vốn góp đối với cá nhân không cư trú

Hướng dẫn tính thuế TNCN từ chuyển nhượng vốn góp đối với cá nhân không cư trú

Căn cứ theo quy định tại Điều 20 Thông tư số 111/2013/TT-BTC, thuế TNCN từ hoạt động chuyển nhượng vốn góp đối với cá nhân không cư trú tại Việt Nam được xác định theo công thức sau:

Tiền thuế TNCN = Tổng số tiền chuyển nhượng phần vốn góp tại Việt Nam x Thuế suất thuế TNCN (0,1%)

Trong đó:

- Xác định thuế TNCN từ hoạt động chuyển nhượng phần vốn góp của cá nhân không cư trú tại Việt Nam không phân biệt việc thực hiện chuyển nhượng tại Việt Nam hay nước ngoài;

- Giá chuyển nhượng phần vốn góp được xác định cụ thể:

+ Chuyển nhượng phần vốn góp thì việc xác định giá chuyển nhượng tương tự như cá nhân cư trú;

+ Chuyển nhượng chứng khoán thì việc xác định giá chuyển nhượng tư tự như cá nhân cư trú.

Trên đây là hướng dẫn tính thuế TNCN từ chuyển nhượng phần vốn góp hiện nay. Nếu còn vấn đề nào thắc mắc, hay gặp khó khăn trong các vấn đề pháp lý khác hãy liên hệ với chúng tôi qua tổng đài:  19006192 để được hỗ trợ.

Nếu cần giải đáp về các quy định của pháp luật, hãy gọi ngay các chuyên viên pháp lý theo số  19006192 để được hỗ trợ

Nguyễn Văn Tuấn

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Văn Tuấn

Công ty TNHH luật TGS - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X