Thuế tối thiểu toàn cầu là chính sách thuế được nhiều quốc gia áp dụng. Tuy nhiên, tại Việt Nam thì loại thuế này chưa được phổ biến. Vậy thuế tối thiểu toàn cầu là gì? Ưu và nhược điểm của loại thuế này thế nào?
Thuế tối thiểu toàn cầu là gì? Nguyên nhân hình thành thuế tối thiểu toàn cầu?
Thuế tối thiểu toàn cầu (hay còn gọi là thuế thu nhập doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu) là một loại thuế được Tổ chức Hợp tác và phát triển Kinh tế (OECD) áp dụng cho các doanh nghiệp đa quốc gia có mức doanh thu lớn nhưng đầu tư vào các quốc gia có mức thuế thu nhập doanh nghiệp thấp.
Đây được xem là hành vi trốn thuế và tiềm ẩn nhiều rủi ro, nguy cơ về việc cạnh tranh không lành mạnh, công bằng trên thị trường và đảm bảo các doanh nghiệp, tập đoàn đa quốc gia phải trả mức thuế tối thiểu bất kể đặt trụ sở chính tại đâu.
Thuế tối thiểu toàn cầu là gì?
Nguyên nhân hình thành thuế tối thiểu toàn cầu là vì việc áp dụng loại thuế này sẽ ảnh hưởng đến dòng chảy của vốn đầu tư doanh nghiệp nước ngoài vào trong nước, đồng thời cũng là cuộc cải cách để thực hiện mục tiêu chấm dứt cuộc đua giảm thuế suất giữa các quốc gia trên thế giới.
Thuế tối thiểu toàn cầu do OECD đề xuất và được sự đồng ý của hơn 140 quốc gia (trong đó có Việt Nam). Loại thuế này là một trong những nội dung của Chương trình chống xói mòn cơ sở thuế và chuyển dịch lợi nhuận.
Đối với Việt Nam, việc áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu đòi hỏi nước ta phải có những thay đổi nhanh chóng, phù hợp về các chính sách phát triển kinh tế - xã hội cũng như pháp luật về đầu tư.
Đối tượng nào áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu?
Theo Điều 2 Nghị quyết 107/2023/QH15, đối tượng phải chịu thuế tối thiểu toàn cầu là đơn vị hợp thành của các tập đoàn đa quốc gia có doanh thu ghi nhận trong báo cáo tài chính hợp nhất của công ty mẹ tối cao từ ít nhất 02 năm của 04 năm liền kề trước năm tài chính từ 750 triệu euro hàng năm trở lên (tương đương trên 18.900 tỷ Việt Nam đồng), trừ các trường hợp:
- Tổ chức thuộc chính phủ; Tổ chức quốc tế;
- Tổ chức phi lợi nhuận; Tổ chức đầu tư bất động sản là công ty mẹ tối cao.
- Quỹ đầu tư là công ty mẹ tối cao; Quỹ hưu trí;
- Tổ chức có tối thiểu 85% giá trị tài sản là sở hữu trực tiếp/gián tiếp thông qua các tổ chức nêu trên.
Cách tính thuế tối thiểu toàn cầu năm 2024
Theo khoản 4 Điều 4 Nghị quyết 107/2023/QH15, các nhà đầu tư thuộc đối tượng áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu phải nộp thuế này khi đầu tư tại Việt Nam, với mức thuế là 15%.
Trường hợp các doanh nghiệp này đầu tư vào các nước có mức thuế thấp hơn 15% thì phải nộp phần còn lại tại nước mà doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Trong khi đó, các doanh nghiệp, tập đoàn có doanh thu dưới 750 triệu euro sẽ không phải đóng khoản thuế này, đây cũng chính là cơ hội cho những doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ để tham gia vào thị trường đầu tư nước ngoài và phát triển ổn định.
Căn cứ khoản 5 Điều 4 Nghị quyết 107/2023/QH15, thuế tối thiểu toàn cầu được tính cho mỗi năm tài chính và được xác định = Tổng số thuế TNDN tại Việt Nam thuộc phạm vi áp dụng được điều chỉnh trong năm tài chính của đơn vị hợp thành tại Việt Nam/Thu nhập ròng tại Việt Nam trong năm tài chính (căn cứ theo quy định về thuế tối thiểu toàn cầu).
Cách tính thuế tối thiểu toàn cầu năm 2024
Ưu và nhược điểm của thuế tối thiểu toàn cầu
Việc áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu cũng đặt ra những ưu và nhược điểm nhất định đối với Việt Nam, cụ thể:
- Ưu điểm:
Áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu có thể hạn chế tổn thất về doanh thu thuế, bởi có sự chênh lệch về mức thuế thu nhập doanh nghiệp giữa các quốc gia trên thế giới.
Khi các quốc gia đồng ý và cùng áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu thì sẽ góp phần giải quyết các vấn đề về chuyển dịch lợi nhuận, đồng thời cũng có vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn tình trạng thâm hụt doanh thu về thuế thu nhập doanh nghiệp.Thuế tối thiểu toàn cầu tác động đến môi trường kinh doanh, tạo ra môi trường lành mạnh, công bằng cho các doanh nghiệp.
Đồng thời, loại thuế này cũng giúp giải quyết những vướng mắc trong việc quản lý doanh nghiệp, đặc biệt là đối với các trường hợp doanh nghiệp lợi dụng nền tảng số xuyên quốc gia để tránh nộp thuế.
- Nhược điểm:
Thuế tối thiểu toàn cầu có thể gây khó khăn, cản trở cho các quốc gia đang phát triển, ảnh hưởng đến các chính sách ưu đãi về tài chính nhằm thúc đẩy đầu tư nước ngoài.
Bởi vì thuế tối thiểu toàn cầu làm giảm tính hấp dẫn, thu hút của các nhà đầu tư khi đầu tư vào các quốc gia đang phát triển, do đó các chính sách ưu đãi về thuế không được áp dụng, phần chênh lệch về thuế vẫn phải nộp về nước sở tại.Việt Nam hiện đang được hưởng chiều ưu đãi về thuế, mức thuế áp dụng đối với các doanh nghiệp đa quốc gia tại Việt Nam đang ở mức thấp. Đây là lợi thế để thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Tuy nhiên ảnh hưởng của thuế tối thiểu toàn cầu đặt ra cho Việt Nam phải có các biện pháp từ cơ quan thẩm quyền để đảm bảo tính cạnh tranh của Việt Nam trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài.