Việc tích hợp thông tin vào thẻ Căn cước không còn là điều xa lạ với người dân. Vậy việc tích hợp thông tin vào thẻ Căn cước được lợi gì?
Thẻ Căn cước là gì? Theo quy định tại Luật Căn cước thì thẻ Căn cước là giấy tờ tùy thân chứa: - Các thông tin cơ bản về nhân thân, lai lịch, nhân dạng và sinh trắc học của công dân - Thông tin khác đã được tích hợp vào thẻ căn cước của công dân Việt Nam, do cơ quan quản lý căn cước cấp theo quy định của luật Căn cước. Thẻ căn cước sẽ thay đổi tên gọi, có mẫu thẻ mới và có nhiều điểm khác biệt so với thẻ CCCD. + Mục "quê quán" thay thành "nơi đăng ký khai sinh"; + "Nơi thường trú" thay thành "nơi cư trú" và chuyển sang mặt sau của thẻ. Mặt thẻ Căn cước không còn các thông tin về đặc điểm nhân dạng, vân tay ngón trỏ trái và ngón trỏ phải. Mã QR code được đề xuất chuyển sang mặt sau. Công dân dưới 14 tuổi được cấp thẻ căn cước theo nhu cầu. |
Tích hợp thông tin vào thẻ căn cước được lợi gì?
Việc tích hợp thông tin đã được thực hiện khi người dân được cấp thẻ Căn cước công dân. Từ 01/7/2024 sẽ chính thức cấp thẻ Căn cước. Lúc này, việc tích hợp và sử dụng các loại giấy tờ được tích hợp vào thẻ Căn cước sẽ phổ biến, thông dụng hơn. Nhiều người thắc mắc tích hợp thông tin vào thẻ Căn cước được lợi gì?
Khoản 1 Điều 20 Luật Căn cước đã quy định rõ:
“1. Thẻ căn cước có giá trị chứng minh về căn cước và thông tin khác đã được tích hợp vào thẻ căn cước của người được cấp thẻ để thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công, các giao dịch và hoạt động khác trên lãnh thổ Việt Nam.
Như vậy, thẻ căn cước không chỉ có giá trị chứng minh về căn cước mà còn chứng minh cho các thông tin khác đã được tích hợp vào thẻ căn cước của công dân khi thực hiện các thủ tục hành chính, dịch vụ công, các giao dịch cũng như các hoạt động khác theo nhu cầu của công dân.
Các thông tin tích hợp vào thẻ căn cước là những thông tin mang tính ổn định, được sử dụng thường xuyên (trừ thông tin trên giấy tờ do Bộ Quốc phòng cấp) gồm:
- Thông tin thẻ bảo hiểm y tế
- Sổ bảo hiểm xã hội
- Giấy phép lái xe
- Giấy khai sinh
- Giấy chứng nhận kết hôn
- Giấy tờ khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Nếu công dân phải xuất trình thẻ Căn cước theo yêu cầu thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền không được yêu cầu công dân xuất trình giấy tờ hoặc cung cấp thông tin đã được in, tích hợp vào thẻ căn cước.
Nếu thông tin đã thay đổi so với thông tin trên thẻ căn cước, người được cấp thẻ phải cung cấp giấy tờ, tài liệu có giá trị pháp lý chứng minh các thông tin đã thay đổi.
Có thể thấy, những thông tin được tích hợp vào thẻ căn cước có giá trị sử dụng tương đương với việc xuất trình các giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền cấp có thông tin được tích hợp.
Và theo đại diện Bộ Công an thì việc sử dụng thẻ căn cước gắn chíp đã được tích hợp thêm thông tin khác là một phương thức mới, ngoài phương thức hiện hành là sử dụng các giấy tờ hiện có do cơ quan có thẩm quyền cấp cho công dân.
Dù không bắt buộc người dân phải đổi CCCD sang thẻ căn cước, tuy nhiên Bộ công an cũng khuyến khích người dân nên bổ sung dữ liệu sinh trắc học như ADN, mống mắt, giọng nói vì các dữ liệu này mang nhiều lợi ích liên quan đến sức khỏe hoặc bị giả mạo thì dữ liệu sinh trắc học sẽ giúp xử lý chính xác và nhanh chóng.
Tích hợp thông tin vào thẻ căn cước được lợi gì?
Khai thác thông tin trong chip điện tử phải được sự đồng ý của chủ thẻ
Căn cứ theo khoản 2 Điều 20 Luật Căn cước thì thẻ căn cước được sử dụng thay cho giấy tờ xuất nhập cảnh trong trường hợp nước ta và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép người dân ký kết được sử dụng thẻ căn cước thay cho giấy tờ xuất nhập cảnh trên lãnh thổ của nhau.
Thẻ Căn cước còn được sử dụng để cơ quan, tổ chức, cá nhân kiểm tra thông tin của người được cấp thẻ trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu quốc gia khác và cơ sở dữ liệu chuyên ngành.
Thẻ Căn cước được chế tạo bằng công nghệ tiên tiến do vậy có khả năng bảo mật cao và bảo đảm chống lại việc làm giả thẻ. Trong chip điện tử của thẻ còn có công nghệ xác thực thông qua đối sánh vân tay, khuôn mặt để xác thực chủ thẻ một cách chính xác.
Ngoài ra, phải được sự đồng ý của chủ thẻ thông qua phương thức xác thực vân tay, khuôn mặt mới được sử dụng thiết bị đọc thông tin lưu trữ trong chip điện tử để có quyền truy cập vào ứng dụng đọc, truy xuất dữ liệu.
Bên cạnh đó để khai thác thông tin trong chip điện tử phải sử dụng thiết bị chuyên dụng, đồng thời thiết bị này phải được Bộ Công an cung cấp mã bảo mật để xác thực nhằm bảo đảm an ninh, an toàn bảo mật thông tin.
Trên đây là thông tin giải đáp cho vấn đề Tích hợp thông tin vào thẻ căn cước được lợi gì?
Bài viết vẫn chưa giải quyết hết thắc mắc của bạn? Đừng ngần ngại, hãy gọi ngay cho chúng tôi theo số 19006192 để hỗ trợ, giải đáp