Ngày 07/01, Bộ Y tế ban hành Quyết định số 43/QĐ-BYT sửa đổi Quyết định số 3588/QĐ-BYT về hướng dẫn tổ chức buổi tiêm chủng vaccine phòng COVID-19. Đáng lưu ý, giấy xác nhận đã tiêm Covid-19 mẫu mới có vị trí cho 7 mũi tiêm.
Có phải ai cũng phải tiêm 7 mũi Covid?
Chào bạn, theo hướng dẫn mới tại Quyết định số 43/QĐ-BYT, giấy xác nhận đã tiêm vaccine phòng Covid-19 có 3 mục. Khi người dân tiêm vắc xin sẽ được cấp giấy xác nhận tiêm phòng Covid-19 với chi tiết các mũi tiêm.
Bộ Y tế đã sửa đổi mẫu xác nhận tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 trên cơ sở cập nhật các thay đổi trong việc khuyến cáo tiêm liều bổ sung, liều nhắc lại trên thế giới. Giấy xác nhận mới nhằm đảm bảo việc điềncác thông tin của lịch tiêm liều cơ bản, liều bổ sung và 1 mũi tiêm nhắc
Cụ thể:
- Liều cơ bản: 3 mũi tiêm.
- Liều bổ sung 1 mũi tiêm
-Liều nhắc lại với 3 mũi tiêm.
So với mẫu cũ tại Quyết định 3588/QĐ-BYT chỉ ghi hai mũi cơ bản thì mẫu xác nhận mới được bổ sung các thông tin liên quan mũi tiêm. Tùy từng loại vắc xin được tiêm (mũi cơ bản tiêm 1 hoặc 2 hoặc 3 mũi và loại vắc xin cần tiêm mũi bổ sung) thì một người có thể tiêm đến 7 mũi vắc xin Covid.
Tại Việt Nam hiện nay người dân đang tiêm nhắc lại là 1 mũi. Phần lớn người dân chỉ tiêm 3 mũi, bao gồm: 2 mũi cơ bản + 1 mũi nhắc lại. Với những người có hệ miễn dịch suy giảm và cần tăng cường thêm miễn dịch cho một số loại vắc xin thì tiêm 4 mũi (2 mũi cơ bản + 1 bổ sung + 1 mũi nhắc lại).
Theo mẫu xác nhận mới thì không phải ai cũng tiêm 7 mũi vắc xin Covid mà còn tùy thuộc vào thể trạng sức khỏe của mỗi người cũng như số lượng mũi tiêm liều cơ bản của từng loại vắc xin về kế hoạch lâu dài khi có khuyến cáo.
Về vấn đề này, Tiến sĩ Phạm Quang Thái, Trưởng văn phòng Tiêm chủng mở rộng miền Bắc, Bộ Y tế cho biết trên VnExpress rằng:
Người có miễn dịch kém như bệnh nhân ung thư, HIV, người ghép tạng, cần thêm một mũi nữa sau khi tiêm đủ liều cơ bản, gọi là liều bổ sung. Mũi này thực hiện tiêm trong vòng một tháng sau khi hoàn thành liều cơ bản, sử dụng cùng loại vắc xin đã tiêm ở liều cơ bản hoặc vắc xin mRNA (Pfizer, Moderna...) để thay thế.
Cũng theo Tiến sĩ Thái thì người có sức khỏe tốt, kháng thể ở mức cao hoặc nhóm có bệnh nền, người tiếp xúc F0,... không cần tiêm mũi bổ sung. Các đối tượng này có thể tiêm mũi nhắc lại trong vòng ít nhất ba tháng sau khi hoàn thành liều cơ bản.
Có phải ai cũng phải tiêm 07 mũi vắc xin Covid không? (Ảnh minh họa)
Thay đổi giấy xác nhận mũi tiêm để làm gì?
TS. Nguyễn Xuân Tùng - Trưởng phòng, Quản lý tiêm chủng và An toàn sinh học, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết trên Sức khỏe & Đời sống rằng: Giấy xác nhận đã tiêm ban hành phù hợp với tất cả các loại vắc xin lưu hành trong nước và với lịch tiêm chủng của mỗi người.
Hiện nay, tất cả các nước trên thế giới lịch tiêm vắc xin phòng bệnh Covid-19 bao gồm tiêm các mũi cơ bản, tiêm bổ sung và tiêm mũi nhắc:
Về tiêm liều cơ bản: hầu hết liều cơ bản có 2 mũi như vắc xin AstraZeneca, Pfizer, Moderna, Sinopharm, Sputnik...riêng vắc xin Abdala (chiếm 1-2%) của Cuba có liều cơ bản là 03 mũi, do đó phần điền vào liều cơ bản gồm 3 vị trí.
Về tiêm bổ sung: chỉ tiêm 1 mũi cho đối tượng tiêm là người từ 18 tuổi trở lên gồm người có tình trạng suy giảm miễn dịch vừa và nặng; Người đã tiêm đủ liều cơ bản bằng vắc xin của hãng Sinopharm hoặc vắc xin Sputnik V.
Như vậy, không phải đối tượng nào cũng điền thông tin vào mũi tiêm bổ sung.
Về tiêm nhắc lại: Tiêm sau 3 tháng để tăng cường miễn dịch. Một số nước đã thực hiện tiêm mũi 2 nhắc lại. Việc để thêm 2 vị trí ở mũi nhắc lại để có thể dành cho những người nước ngoài đến từ các nước đã tiêm hơn 1 mũi tiêm nhắc, cũng như sẵn chỗ để ngay khi các tổ chức quốc tế như WHO, CDC Hoa Kỳ… khuyến cáo thì thể áp dụng được ngay.
Ông Đỗ Trường Duy, Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (Bộ Y tế), hiện một số quốc gia chưa liên thông dữ liệu tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 nên việc cấp giấy chứng nhận giấy để thuận tiện cho người dân sử dụng. Bên cạnh đó, không phải ai sử dụng điện thoại cũng đều có phần mềm cập nhật mũi tiêm vắc xin nên tại các điểm tiêm chủng vẫn thực hiện việc cấp giấy chứng nhận cho người dân để thuận tiện trong việc sinh hoạt, đi lại, làm việc.
Mẫu giấy xác nhận mới không chỉ tích hợp thông tin đã tiêm chủng tính đến thời điểm hiện tại mà còn hướng đến tương lai. Khi tiêm, cơ sở tiêm chủng dựa trên các hướng dẫn của Bộ Y tế để chỉ định tiêm mũi bổ sung, nhắc lại và xác nhận số mũi đã tiêm cho người tiêm chủng.
Khi có giấy xác nhận này, người được tiêm chủng và các cơ quan sẽ thuận lợi hơn trong việc xác định loại vắc xin được tiêm bổ sung và nhắc lại.
Mặt khác, mẫu giấy xác nhận tiêm chủng vắc xin Covid-19 còn được tích hợp với các nền tảng công nghệ, tránh khi thay đổi mẫu xác nhận tiêm chủng sẽ khó khăn trong việc tích hợp vào nền tảng công nghệ.
Đại diện Văn phòng Tiêm chủng mở rộng, Bộ Y tế, giấy chứng nhận tiêm vắc xin Covid có 7 mũi tiêm vaccine để phù hợp với nhiều người và nhiều tình huống. Trước hết là đáp ứng các nhu cầu hoặc một số trường hợp đặc biệt.
Vị đại diện này cũng đưa ra ví dụ:
- Với người miễn dịch kém tiêm vắc xin Abdala sẽ tiêm ba mũi cơ bản, cùng với hai mũi bổ sung và nhắc lại, như vậy cần xác nhận tổng cộng khoảng 5 mũi.
- Người tiêm hai mũi vắc xin thử nghiệm (loại chưa được cấp phép), thì phải tiêm lại vắc xin được cấp phép từ đầu và mũi tăng cường, như vậy cần xác nhận tới 7 mũi tiêm gồm: 02 mũi thử nghiệm, 2-3 mũi cơ bản, 01 mũi bổ sung và 01 mũi nhắc lại.
Trong tương lai, nếu có loại vắc xin tối ưu hơn được sử dụng tiêm, cũng có thể ghi vào trong mẫu này.
Mẫu Giấy xác nhận đã tiêm vắc xin Covid-19 Bộ Y tế mới ban hành.
Trên đây là giải đáp thông tin tiêm 7 mũi Covid. Nếu còn thắc mắc, hãy để lại câu hỏi để chúng tôi hỗ trợ bạn hoặc gọi đến hotline 19006192 để được tư vấn.
>> Tiêm mũi 3 vắc xin Covid khi nào được cập nhật? Tra cứu thông tin tiêm mũi 3 ra sao?