Theo hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế thì người đã mắc Covid-19 không còn là đối tượng trì hoãn tiêm vắc xin nữa. Như vậy việc tiêm vắc xin Covid-19 với đối tượng này có tác dụng ra sao?
Chào bạn, câu hỏi của bạn chắc hẳn cũng là vướng mắc chung của nhiều người. Chúng tôi xin đưa các thông tin như sau để bạn có thể tham khảo.
Chỉ còn 2 đối tượng trì hoãn tiêm vắc xin Covid-19
Tại Quyết định 5785/QĐ-BYT hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho người từ 18 tuổi, Bộ Y tế phân loại người tiêm thành 4 nhóm như trước.
Nhóm 1 - Người đủ điều kiện tiêm chủng
Là người độ tuổi tiêm chủng theo khuyến cáo trong hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất, không quá mẫn với hoạt chất hoặc với bất kỳ tá dược nào trong thành phần của vắc xin.
Nhóm 2 - Người cần thận trọng tiêm chủng, phải được khám sàng lọc kỹ lưỡng và thận trọng là những người:
- Có tiền sử dị ứng với các dị nguyên khác
- Người có bệnh nền, bệnh mạn tính
- Người mất tri giác, mất năng lực hành vi
- Người có tiền sử giảm tiểu cầu và/hoặc rối loạn đông máu
- Phụ nữ mang thai từ 13 tuần trở lên
- Người phát hiện thấy bất thường dấu hiệu sống.
Nhóm 3 - Người trì hoãn tiêm chủng
- Người đang mắc bệnh cấp tính
- Phụ nữ mang thai dưới 13 tuần.
Nhóm 4 - Chống chỉ định
- Là người có tiền sử rõ ràng phản vệ với vaccine phòng COVID-19 cùng loại (lần trước);
- Có bất cứ chống chỉ định nào theo công bố của nhà sản xuất.
Cũng theo Bộ Y tế, sau khám sàng lọc, trường hợp đủ điều kiện tiêm chủng sẽ được chỉ định tiêm ngay và chỉ trì hoãn tiêm với trường hợp có ít nhất một yếu tố phải trì hoãn. Đối với người có tiền sử phản vệ độ 3, với bất kỳ nguyên nhân gì sẽ tiêm ở cơ sở y tế đủ khả năng cấp cứu phản vệ.
Phụ nữ mang thai từ 13 tuần trở lên tiêm và theo dõi tại cơ sở y tế có khả năng cấp cứu sản khoa.
Lưu ý: trước tiêm, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú, cần đối chiếu với hướng dẫn sử dụng vaccine để chỉ định loại được phép sử dụng.
Tính đến hiện nay, trong các loại vắc xin Covid-19 được Bộ Y tế phê duyệt, chỉ có vắc xin Sputnik V là không được sử dụng cho phụ nữ mang thai và cho con bú. Phụ nữ mang thai từ 13 tuần trở lên cần được giải thích lợi ích cũng như nguy cơ khi tiêm đồng thời ký cam kết nếu đồng ý tiêm và chuyển đến cơ sở có cấp cứu sản khoa để tiêm.
Đã mắc Covid-19, tiêm vắc xin có tác dụng thế nào?
Theo các nội dung nêu trên và tại Công văn 10722/BYT-DPT, Bộ Y tế cũng quy định đối với những người đã mắc Covid-19 thì tiêm ngay sau khi hồi phục và hoàn thành việc cách ly y tế.
Như vậy, có thể thấy người khỏi Covid-19 có thể tiêm vắc xin ngay. Việc tiêm vắc xin đối với người đã khỏi bệnh có tác dụng thế nào?
Thông tin trên SKĐS cho biết, các nghiên cứu mới đây cho rằng, những người đã nhiễm Covid và tiêm mũi đầu tiên vắc xin Covid-19 sau khi khỏi bệnh, sẽ có miễn dịch "lai" hay miễn dịch “đặc biệt” với các loại biến thể của virus.
Miễn dịch "lai" là cụm từ được đưa ra dựa trên lĩnh vực di truyền, chỉ tác dụng miễn dịch tăng cường với bệnh lây nhiễm khi tiêm vắc xin. Miễn dịch lai có thể phát triển ở những người từng bị Covid-19 và tiêm phòng vaccine trong vòng 6-12 tháng sau đó.
Một vài nghiên cứu cũng đã phát hiện, những người khỏi Covid-19, sau đó tiêm liều đầu tiên vắc xin Covid-19 (vắc xin mRNA) sẽ có khả năng miễn dịch mạnh để chống lại hàng loạt biến thể của virus này.
Bên cạnh đó, những người này còn được bảo vệ tốt, chống lại các virus Covid liên quan, trong thời gian tới. Còn với những người không mắc Covid-19 thì liều thứ 2 của vắc xin mới có thể mang đến miễn dịch "lai" chống lại các biến thể của SARS-CoV 2.
Trên trang Science đã đăng tải một nghiên cứu phát hiện ra ở người đã bình phục sau khi nmắc Covid-19, một liều đơn vắc xin có thể làm tăng mức độ chống lại các biến thể hiện nay của kháng thể lên đến 1000 lần. Điều đó nhấn mạnh vào tầm quan trọng của việc tiêm chủng với người đã khỏi bệnh Covid-19, nhằm mang đến cho họ khả năng miễn dịch với những biến thể mới.
Như vậy, theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì đối với người mắc Covid-19 đã khỏi bệnh, việc tiêm vắc xin có thể giúp tăng kháng thể chống lại các biến thể của Covid-19, nâng khả năng miễn dịch với những biến thể mới.
Vừa rồi là những thông tin về việc tiêm vắc xin cho người đã mắc Covid. Nếu có thêm vướng mắc, bạn đọc thể liên hệ với chúng tôi qua hotline 19006192 để được các chuyên gia pháp lý hỗ trợ.
>> Rút ngắn thời gian tiêm mũi 3 vắc xin Covid-19, có sao không?