hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Sáu, 25/02/2022
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Vừa tiếp xúc với F0, cần làm gì để giảm nguy cơ lây nhiễm?

F1 là người tiếp xúc gần với F0 và có khả năng mắc Covid-19 rất cao. Sau khi tiếp xúc với F0, cần làm gì để giảm nguy cơ lây nhiễm?

Câu hỏi: Em đi ăn cùng bạn hôm qua thì sáng nay bạn báo đã mắc Covid-19. Em cần làm gì để giảm nguy cơ mắc Covid-19 theo hướng dẫn của Bộ Y tế?

Chào bạn. Tại Quyết định 4539/QĐ-BYT về hướng dẫn tạm thời sử dụng y dược học cổ truyền để phòng, chống Covid-19, Bộ Y tế cho biết, theo Y học cổ truyền, tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp trên, giai đoạn đầu tập trung chủ yếu ở vùng mũi họng. Có thể sử dụng một số phương pháp y học cổ truyền kết hợp với các phương pháp phòng bệnh khác theo quy định để hạn chế lây nhiễm và phòng ngừa bệnh như sau:

Biện pháp phòng bệnh có dùng thuốc

Thuốc dùng ngoài:

- Xông phòng ở, nơi làm việc: Dùng các loại thuốc, tinh dầu có tác dụng phương hương hóa thấp.

Phương pháp 1Phương pháp 2
Nguyên liệu

Hoắc hương, Sả, Chanh, Bạc hà, Húng quế, Gừng, Tỏi, lá Bưởi, Kinh giới, Tía tô, Tràm gió...

Sử dụng tinh dầu Hoắc hương, Sả, Chanh, Bạc hà, Hương nhu, Bưởi, Tràm, Quế... được cơ quan có thẩm quyền cấp phép lưu hành
Liều dùng, cách dùng

Có thể dùng 1 loại dược liệu hoặc phối hợp nhiều loại dược liệu, mỗi loại 200g-400g, tuỳ theo diện tích phòng. Cho dược liệu vào nồi, đổ nước ngập dược liệu, đậy nắp nồi, đun sôi lăn tăn, mở nắp để hơi nước bão hoà tinh dầu khuyếch tán ra không gian phòng, tiếp tục đun sôi nhỏ thêm 30 phút, đóng cửa phòng khoảng 20 phút.

Ngày làm hai lần, sáng và chiều.
Tuỳ theo diện tích phòng (10 - 40m2) lấy lượng tinh dầu phù hợp (2 - 4ml), hoà tan tinh dầu trong ethanol 75%, lắc đều, cho vào bình xịt phun sương, xịt quanh phòng, đóng cửa phòng khoảng 20 phút, ngày xịt 2 đến 3 lần

Lưu ý:

+ Không được xông trực tiếp vào người.

+ Không xông tinh dầu trong phòng ngủ có trẻ em dưới 30 tháng tuổi, trẻ em có tiền sử co giật do sốt cao, động kinh, người có dị ứng với tinh dầu.

- Sát khuẩn/vệ sinh tại chỗ vùng mũi họng: Sử dụng dung dịch có nguồn gốc từ dược liệu có tác dụng tuyên phế lợi họng, thuốc cổ truyền để xúc họng, xịt mũi họng, xông mũi họng nhằm làm sạch đường hô hấp trên.

Thuốc dùng trong:

- Sử dụng một số dược liệu, thuốc cổ truyền nhằm bồi bổ chính khí, nâng cao thể trạng: Hoài sơn, Trần bì, Hoàng kỳ, Bạch linh, Bạch biển đậu, Đảng sâm, Thái tử sâm, Ý dĩ nhân, Cam thảo...

Lưu ý: Người có bệnh lý nền cần tuân theo tư vấn và chỉ định của thầy thuốc. Với những người có thể trạng béo, bệu thì phải dùng kiện tỳ trừ thấp.

giam nguy co lay nhiem covid
Làm sao để giảm nguy cơ lây nhiễm Covid sau khi tiếp xúc với F0? (Ảnh minh họa)

Biện pháp phòng bệnh không dùng thuốc

Tập thở:

Lựa chọn các phương pháp tập thở theo y học cổ truyền phù hợp nhằm tăng thông khí phổi.

(1) Thở bụng:

- Thở theo nhịp điệu "êm, nhẹ , đều, chậm, sâu, dài ".

+ Êm, nhẹ có nghĩa là: không khí qua mũi vào phổi, từ phổi ra ngoài một cách nhẹ nhàng, người đứng bên không nghe thấy hơi thở, bản thân cũng không nghe thấy hơi thở của mình.

+ Đều có nghĩa là: Thở theo một nhịp điệu nhất định từ lúc tập đến lúc thôi tập luyện ở tư thế, không có hiện tượng lúc nhanh lúc chậm, lúc mạnh lúc yếu, lúc ngắn, lúc dài. Phải dùng ý để điều chỉnh hơi thở cho đạt yêu cầu trên.

+ Chậm, sâu, dài, có nghĩa là khi hít vào phải sâu, khi thở ra phải dài, tốc độ chậm. Có chậm mới bảo đảm được êm, nhẹ. Khi thở đạt êm đều nhẹ chậm sâu dài rồi, số lần thở trong một phút sẽ giảm xuống còn 6 -10 lần. Có thể ít hơn nữa tùy theo sức.

- Khi thở ra bụng dưới lép xuống khi hít vào bụng dưới phồng lên.

Mỗi lần tập đều bắt đầu bằng thở dài ra và tóp bụng lại, sau đó mới hít vào để bụng phồng lên. Nếu bắt đầu bằng hít vào cho bụng phồng lên trước sau đó mới thở dài ra để bụng tóp lại thì thường không đạt yêu cầu, và ta sẽ lúng túng. Mỗi lần tập 3-5 phút, ngày tập 2-3 lần.

(2) Thở ngực: sau một thời gian luyện thở, một số người có thể từ thở tự nhiên có điều chỉnh chuyển dần thành thở ngực. Cũng có người cố tập để đạt thở ngực. Tiêu chuẩn của thở ngực là:

- Thở theo nhịp điệu: êm, nhẹ , đều, chậm, sâu, dài".

- Hít vào ngực nở, bụng lép, thở ra ngực lép, bụng hơi phồng.

- Người bị bệnh đường tiêu hóa, sa nội tạng... đều có thể dùng thở sâu để chữa bệnh. Nếu trong khi tập mà bụng dưới đầy trướng thì tạm nghỉ thở sâu và chuyển sang thở tự nhiên.

- Khi thở sâu, hết sức tránh gò bó, tránh việc điều khiển các bắp thịt bụng, ngực tham gia vào việc thở, vì như vậy dễ mệt mỏi. Mỗi lần tập 3-5 phút, ngày tập 2-3 lần.

Tự xoa bóp toàn thân:

- Chuẩn bị: Ngồi xếp bằng, hoa sen, trên ghế; lưng thẳng; mặt nhìn thẳng; xát nóng hai lòng bàn tay với nhau.

- Bài tự xoa bóp: Dùng 2 tay xoa bóp cho cơ thể, làm từ trên xuống dưới cơ thể.

- Liệu trình tập: Tập hàng ngày 10-15 phút/lần x 2-3 lần/ngày (Sáng; Chiều; Tối)

- Tác dụng:

+ Làm ấm nóng toàn thân, tăng cường lưu thông khí huyết, tăng cường công năng tạng phế (phế chủ bì mao), điều hòa công năng các tạng phủ, giúp cân bằng trạng thái tâm- sinh lý. Do đó, nâng cao sức khỏe phòng chống bệnh tật, giúp giải tỏa trạng thái căng thẳng tâm lý.

+ Nâng cao chính khí phòng chống bệnh tật.

Trên đây là một số phương pháp nhằm làm giảm nguy cơ lây nhiễm Covid theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Chủ yếu là xúc họng, xịt mũi họng và xông phòng. Nếu còn thắc mắc về Covid-19, liên hệ ngay  19006199 để được hỗ trợ.

Tin cùng chủ đề

Có thể bạn quan tâm

X