hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Sáu, 17/11/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Tiêu chuẩn Nhà giáo trẻ tiêu biểu hiện hành ra sao?

Nhà giáo tiêu biểu là một danh hiệu cao quý của giáo viên trong ngành Giáo dục Việt Nam. Vậy Nhà giáo tiêu biểu là gì? Tiêu chuẩn để bình chọn Nhà giáo trẻ tiêu biểu năm 2023 được quy định thế nào?

Nhà giáo tiêu biểu là gì?

Nhà giáo tiêu biểu là gì?

Nhà giáo tiêu biểu là gì?

Nhà giáo tiêu biểu là một danh hiệu dành cho người công tác và làm việc trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo có phẩm chất chính trị, đạo đức chuẩn mực cũng như có nhiều thành tích tiêu biểu trong năm học.

Việc bình chọn Nhà giáo tiêu biểu của năm được tổ chức hằng năm nhằm tôn vinh và ghi nhận những nhà giáo, cán bộ công tác trong lĩnh vực quản lý giáo dục có những đóng góp xuất sắc, tạo được nhiều chuyển biến tích cực, làm sáng tạo, đổi mới thành công cho ngành Giáo dục và Đào tạo.

Theo đó, để có thể vinh danh Nhà giáo tiêu biểu của năm thì cần phải lựa chọn ra những nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục có đầy đủ năng lực, phẩm chất theo quy chế được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định kèm theo Quyết định số 4996/QĐ-BGDĐT năm 2021.

Việc tôn vinh Nhà giáo tiêu biểu của năm là cơ hội cũng như là bàn đạp để thúc đẩy sự cố gắng, nỗ lực cống hiến cho ngành giáo dục của những thầy giáo, cô giáo và cả những người làm trong ngành Giáo dục nói chung.

Tiêu chuẩn Nhà giáo trẻ tiêu biểu được quy định thế nào?

Tiêu chuẩn Nhà giáo trẻ tiêu biểu

Tiêu chuẩn Nhà giáo trẻ tiêu biểu

Nhà giáo tiêu biểu trẻ là một bộ phận của tập thể những Nhà giáo tiêu biểu được vinh danh do Hội đồng bình chọn của Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận.

Theo đó, để có thể được bình chọn là Nhà giáo tiêu biểu trẻ của năm thì nhà giáo đó phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện được bình chọn là Nhà giáo tiêu biểu được quy định tại Quy chế Bình chọn Nhà giáo tiêu biểu của năm do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định tại Quyết định số 4996/QĐ-BGDĐT. Cụ thể:

  • Về đối tượng: Người được bình chọn là Nhà giáo tiêu biểu phải là giáo viên, giảng viên hoặc cán bộ làm công tác quản lý giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục đại học, cao đẳng, các trường chuyên biệt (bao gồm cả cơ sở giáo dục công lập và cơ sở giáo dục ngoài công lập);

  • Về tiêu chuẩn để được đề cử hoặc bình chọn cho danh hiệu:

  • Người được bình chọn là Nhà giáo tiêu biểu của năm phải có phẩm chất chính trị, có đạo đức và lối sống chuẩn mực;

  • Tuân thủ các chủ trương, chính sách của Đảng và chấp hành nghiêm chỉnh quy định pháp luật của Nhà nước cũng như nội quy nơi làm việc, các quy định của địa phương nơi cư trú;

  • Là người có tinh thần, trách nhiệm cao trong công việc; được đồng nghiệp, học sinh, học viên tín nhiệm;

  • Là người có sáng tạo, linh hoạt trong hoạt động chuyên môn, biết khắc phục các khó khăn để hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao phó;

  • Là người có thành tích tiêu biểu, có nhiều đóng góp tích cực, mang lại hiệu quả cho công việc, có sức lan toả tích cực trong ngành giáo dục tại địa phương nơi công tác và toàn ngành giáo dục nói chung.

Như vậy, để được bình chọn cho danh hiệu Nhà giáo trẻ tiêu biểu thì ứng viên phải đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn chung do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.

Bên cạnh đó, để tương xứng với danh hiệu Nhà giáo trẻ tiêu biểu thì người được bình chọn phải là người trẻ, thường ở độ tuổi dưới 35 tuổi nhưng có nhiều đóng góp, công hiến xuất sắc cho ngành giáo dục nước nhà.

Quy chế bình chọn Nhà giáo tiêu biểu của năm hiện nay

Quy chế bình chọn Nhà giáo tiêu biểu của năm

Quy chế bình chọn Nhà giáo tiêu biểu của năm

Hiện nay, việc bình chọn Nhà giáo tiêu biểu của năm được thực hiện theo Quy chế được ban hành kèm theo quyết định số 4996/QĐ-BGDĐT do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành năm 2021.

Theo đó, việc bình chọn Nhà giáo tiêu biểu của năm được thực hiện theo nguyên tắc sau:

Thứ nhất, về đối tượng bình chọn: 

Người được bình chọn là Nhà giáo tiêu biểu phải là giáo viên, giảng viên hoặc cán bộ làm công tác quản lý giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục đại học, cao đẳng, các trường chuyên biệt (bao gồm cả cơ sở giáo dục công lập và cơ sở giáo dục ngoài công lập).

Thứ hai, về số lượng nhà giáo được đề của để tham gia bình chọn Nhà giáo tiêu biểu của năm:

  • Đối với các cơ sở giáo dục do Sở Giáo dục và Đào tạo quản lý: đề cử không quá 05 nhà giáo đại diện cho các cấp học do Sở quản lý (từ mầm non đến THPT và giáo dục thường xuyên), trong số đó không quá 01 cá nhân là cán bộ quản lý của cơ sở giáo dục;

  • Đối với cơ sở giáo dục bậc đại học, cao đẳng sư phạm, cơ sở giáo dục là đơn vị trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo: được đề cử 01 nhà giáo (nếu có);

  • Đối với các cơ quan, đơn vị, Công đoàn Giáo dục Việt Nam thuộc Cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được phép giới thiệu những tấm gương tiêu biểu trong thực hiên nhiệm vụ.

Thứ ba, về số lượng và việc khen thưởng Nhà giáo tiêu biểu của năm:

Số lượng được bình chọn là 200 người và được nhận Bằng khen, quà tặng của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Bên cạnh đó, Nhà giáo tiêu biểu của năm còn được tham dự các hoạt động Tri ân Nhà giáo Việt Nam và tháng 11 hằng năm.

Thứ tư, về nguyên tắc đề cử và bình chọn ứng viên cho danh hiệu Nhà giáo tiêu biểu của năm:

  • Thực hiện trên nguyên tắc công khai, minh bạch, dân chủ và tự nguyện;

  • Nhà giáo được lựa chọn phải thực sự là người tâm huyết với nghề giáo dục, có nhiều đóng góp xuất sắc và phải ưu tiên những nhà giáo đang công tác tại khu vực có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn.

Thứ năm, về tiêu chuẩn đề cử và bình chọn ứng viên cho danh hiệu Nhà giáo tiêu biểu của năm:

  • Người được bình chọn là Nhà giáo tiêu biểu của năm phải có phẩm chất chính trị, có đạo đức và lối sống chuẩn mực;

  • Tuân thủ các chủ trương, chính sách của Đảng và chấp hành nghiêm chỉnh quy định pháp luật của Nhà nước cũng như nội quy nơi làm việc, các quy định của địa phương nơi cư trú;

  • Là người có tinh thần, trách nhiệm cao trong công việc; được đồng nghiệp, học sinh, học viên tín nhiệm;

  • Là người có sáng tạo, linh hoạt trong hoạt động chuyên môn, biết khắc phục các khó khăn để hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao phó;

  • Là người có thành tích tiêu biểu, có nhiều đóng góp tích cực, mang lại hiệu quả cho công việc, có sức lan toả tích cực trong ngành giáo dục tại địa phương nơi công tác và toàn ngành giáo dục nói chung.

Thứ sáu, về quy trình tham gia bình chọn Nhà giáo tiêu biểu của năm:

  • Bước 1: Các cơ sở được tham gia đề cử Nhà giáo tiêu biểu xây dựng tiêu chuẩn, kể hoạch cũng như tổ chức bình chọn Nhà giáo tiêu biểu của năm ở cơ sở mình.

  • Sau đó công khai danh sách ứng viên được đề cử cho danh hiệu Nhà giáo tiêu biểu của năm trên Cổng Thông tin điện tử của cơ sở mình trong thời hạn 07 ngày làm việc trước khi gửi đề nghị lên Bộ Giáo dục và Đào tạo;

  • Bước 2: Tổ chức bình chọn Nhà giáo tiêu biểu của năm tại Bộ Giáo dục và Đào tạo (thực hiện thông qua Hội đồng bình chọn của Bộ Giáo dục và Đào tạo).

Thứ bảy, về hồ sơ đề cử bình chọn cho danh hiệu Nhà giáo tiêu biểu của năm: Bao gồm các tài liệu sau:

  • Công văn đề cử của cơ quan, đơn vị quản lý nhà giáo;

  • Bản tóm tắt thành tích của cá nhân nhà giáo theo mẫu được ban hành kèm theo Quyết định số 4996/QĐ-BGDĐT.

Lưu ý: những Nhà giáo được đề cử cho danh hiệu Nhà giáo tiêu biểu của năm phải gửi hồ sơ đến Vụ Thi đua- Khen thưởng của Bộ Giáo dục và Đào tạo trước ngày 30/8 hằng năm để làm căn cứ xét duyệt.

Trên đây là tiêu chuẩn để bình chọn Nhà giáo tiêu biểu năm 2023 mà chúng tôi cung cấp đến quý bạn đọc. Nếu có thắc mắc về các quy định trên, vui lòng liên hệ đến tổng đài: 1900.6199 để được tư vấn, hỗ trợ.

Nguyễn Đức Hùng

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Đức Hùng

Công ty TNHH luật TGS - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X