hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Năm, 06/06/2024
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Tiêu chuẩn mũ bảo hiểm theo quy định hiện nay thế nào?

Khi tham gia lưu thông đường bộ bằng xe gắn máy, xe đạp điện,... Người tham gia lưu thông cần phải đội mũ bảo hiểm nhằm đảm bảo an toàn đường bộ. Vậy tiêu chuẩn mũ bảo hiểm theo quy định hiện nay ra sao sẽ được chúng tôi giải đáp qua bài viết sau đây.

Mục lục bài viết
  • Tiêu chuẩn mũ bảo hiểm theo quy định
  • Đội mũ bảo hiểm sai tiêu chuẩn bị phạt bao nhiêu?
  • Không đội nón bảo hiểm khi đi xe máy thì phạt bao nhiêu?
  • Trường hợp nào không cần đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy
Câu hỏi: Khi lái xe ngoài đường tôi thường thấy người tham gia giao thông đội mũ bảo hiểm nhưng không đảm bảo như: Quai cài mũ bảo hiểm rộng, mũ bảo hiểm mỏng, không đảm bảo an toàn,... Tôi nghe nói có quy định về tiêu chuẩn mũ bảo hiểm vậy cụ thể là gì? Xin được tư vấn.

Tiêu chuẩn mũ bảo hiểm theo quy định

Tiêu chuẩn mũ bảo hiểm theo quy địnhTiêu chuẩn mũ bảo hiểm theo quy định

Căn cứ tại Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5756:2017 có phân loại các loại mũ bảo hiểm dùng cho người đi mô tô, xe máy, xe đạp điện, xe máy điện và các loại xe tương tự như sau:

Mũ bảo hiểm được phân thành 4 loại như sau:

  • Mũ che nửa đầu: mũ có kết cấu bảo vệ phần đầu phía trên của người đội mũ:

  • Mũ che ba phần tư đầu: mũ có kết cấu bảo vệ phần đầu phía trên và một phần đầu phía sau của người đội mũ:

  • Mũ che cả đầu và tai: mũ có kết cấu bảo vệ phần phía trên của đầu và vùng tai của người đội mũ:

  • Mũ che cả đầu, tai và hàm: mũ có kết cấu bảo vệ phần phía trên của đầu, vùng tai và cằm của người đội mũ:

Đồng thời Căn cứ tại tiểu mục 3.2 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5756:2017 quy định về kết cấu mũ bảo hiểm, mũ bảo hiểm đạt chuẩn phải có những bộ phận sau:

  • Vỏ mũ là phần vỏ cứng bên ngoài, có tác dụng ngăn chặn các va đập trực tiếp vào đầu người đội;

  • Đệm hấp thụ xung động bên trong thân mũ (đệm bảo vệ) có tác dụng giảm chấn động tới đầu người đội mũ;

  • Quai đeo để cố định mũ;

  • Lớp vải lót bên trong để đảm bảo dễ chịu cho người sử dụng.

Ngoài ra còn có các phụ kiện không bắt buộc như kính bảo vệ, lưỡi trai, lót cằm, v.v..

Như vậy, tiêu chuẩn của một chiếc mũ bảo hiểm cần phải đảm bảo được việc bảo vệ đầu của người đội, ngoài 04 kiểu dáng bảo hiểm tiêu chuẩn ra thì chiếc bảo hiểm đạt chuẩn cũng phải có phần vỏ mũ cứng, có khả năng chịu được va đập và bảo vệ phần đầu người đội không va trực tiếp xuống đường; Điệm hấp thụ xung động, đây là lớp đệm có thể bằng nhiều loại chất liệu khác nhau nhưng thông thường sẽ là lớp xốp dài khoản từ 1-3cm có tác dụng làm giảm chấn động; quai đeo cố định, lớp vải lót,...

Đội mũ bảo hiểm sai tiêu chuẩn bị phạt bao nhiêu?

Đội mũ bảo hiểm sai tiêu chuẩn bị phạt bao nhiêu?Đội mũ bảo hiểm sai tiêu chuẩn bị phạt bao nhiêu?

Căn cứ theo điểm m khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được bổ sung bởi điểm b khoản 4 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP như sau:

“Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

...

3. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

...

n) Không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ;

…”

Theo đó, hiện nay không quy định xử phạt hành vi đội mũ bảo hiểm sai quy cách nhưng có quy định về việc không cài quai nón đúng quy cách sẽ bị xử phạt từ 400,000 - 600,000 vnđ theo quy định. Tuy nhiên, người tham gia giao thông cần chọn mũ đúng quy cách theo quy định nhằm giúp bảo vệ bạn khi không may xảy ra tai nạn giao thông.

Không đội nón bảo hiểm khi đi xe máy thì phạt bao nhiêu?

Căn cứ theo điểm m khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được bổ sung bởi điểm b khoản 4 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định hành vi không đội nón bảo hiểm khi đi xe máy sẽ bị phạt từ 400,000 - 600,000 vnđ.

Đối với vấn đề nộp phạt tại chỗ thì tại Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi, bổ sung 2020) quy định tại khoản 1 Điều 56, như sau:

"Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.

Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản".

Trong trường hợp vi phạm lỗi không đội nón bảo hiểm khi đi xe máy sẽ bị lập biên bản ghi rõ thông tin, lý do vi phạm, mức tiền xử phạt,... Người vi phạm có thể nộp phạt tại chỗ, nộp tại đồn công an, nộp tại kho bạc hoặc nộp phạt qua ngân hàng.

Trường hợp nào không cần đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy

Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP và Nghị định 123/2021/NĐ-CP không bị phạt lỗi không đội mũ bảo hiểm nếu thuộc một trong 3 trường hợp:

  • Chở người bệnh đi cấp cứu;

  • Trẻ em dưới 06 tuổi;

  • Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật.

Như vậy, trừ các trường hợp khẩn cấp như chở người bệnh đi cấp cứu hoặc áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật. Hoặc trường hợp trẻ dưới 06 tuổi cơ thể chưa phát triển hoàn toàn, đặt biệt là phần đầu dễ tổn thương và không thể mang nặng ra thì các trường hợp còn lại người tham gia lưu thông bằng xe máy, xe đạp điện cần phải đội mũ bảo hiểm theo quy định.

Trên đây là bài viết Tiêu chuẩn mũ bảo hiểm theo quy định hiện nay

Nếu cần giải đáp về các quy định của pháp luật, hãy gọi ngay các chuyên viên pháp lý theo số  1900.6199 để được hỗ trợ

Nguyễn Văn Tuấn

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Văn Tuấn

Công ty TNHH luật TGS - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X