hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Sáu, 22/12/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

[Tìm hiểu] cách viết bản kiểm điểm học sinh nói chuyện

Bạn có biết cách viết bản kiểm điểm học sinh nói chuyện chuẩn và đúng nhất như thế nào? Đọc bài viết dưới đây để cùng tìm hiểu về cách viết bản kiểm điểm khi bạn mắc lỗi nói chuyện trong lớp và bị giáo viên chủ nhiệm yêu cầu viết bản kiểm nhé!

Những vi phạm nội quy trường học mà học sinh thường mắc phải

Những vi phạm nội quy trường học mà học sinh thường mắc phải

Một bản kiểm điểm cần có những mục nào?

Muốn viết được một bản kiểm điểm học sinh nói chuyện trong lớp chuẩn, đầu tiên bạn cần nắm rõ được ý nghĩa, nội dung của từng mục trong bản kiểm điểm. Một bản kiểm điểm hoàn chỉnh là bản kiểm điểm có đủ các mục chính sau:

  • Quốc hiệu, tiêu ngữ của Quốc gia Việt Nam.

  • Địa điểm, ngày tháng năm lúc viết bản kiểm điểm.

  • Tiêu đề (tên) bản kiểm điểm phải viết.

  • Kính gửi đến người nhận bản kiểm điểm.

  • Họ tên, thông tin lớp học, trường học của người viết.

  • Trình bày nội dung, lý do, nguyên nhân phải viết bản kiểm điểm.

  • Nhận lỗi và lời cam kết không tái phạm.

  • Lời cảm ơn chân thành.

  • Chữ ký của người vi phạm và phụ huynh học sinh.

Khi viết bản kiểm điểm học sinh nói chuyện riêng trong lớp, các bạn học sinh  chỉ cần viết ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu nhưng phải đầy đủ các mục. Một bản kiểm điểm hoàn chỉnh là khi bản kiểm điểm đó nêu rõ được nội dung chính của bản kiểm điểm về hoàn cảnh, địa điểm, thời gian vi phạm, phạm lỗi lần thứ bao nhiêu. Sau đó thể hiện được sự thành tâm nhận lỗi và quyết tâm sửa lỗi.

Cách viết bản kiểm điểm học sinh nói chuyện trong lớp

Một bản kiểm điểm chuẩn là bản kiểm điểm đầy đủ các mục chính. Cùng tìm hiểu chi tiết các mục cần có trong một bản kiểm điểm học sinh nói chuyện

  • Quốc hiệu: Là Quốc hiệu của Quốc gia mà bạn đang sinh sống. Khi viết một loại văn bản nào đó đều cần phải có, trong đó có bản kiểm điểm. Quốc hiệu của nước Việt Nam là “CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM”. Quốc hiệu được viết bằng chữ in hoa và căn đều giữa trang giấy.

  • Tiêu ngữ: Là “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc” viết phía dưới quốc hiệu, viết in hoa chữ cái đầu tiên của các cụm từ, giữa các cụm từ có dấu gạch nối và căn đều giữa trang giấy.

  • Địa danh và ngày, tháng, năm lúc viết: Thành phố mà bạn đang sinh sống và ngày, tháng, năm cụ thể lúc đặt bút viết bản kiểm điểm. Cả hai được trình bày trên cùng một dòng, ngăn cách nhau bằng dấu phẩy. Chữ cái đầu tên địa danh phải viết hoa “TP. HCM, ngày…tháng…năm 2023”.  Dòng này viết dưới quốc hiệu, tiêu ngữ và căn đều về phía bên phải.

  • Tiêu đề: Mỗi văn bản phải có tiêu đề để biết mình đang viết về loại văn bản nào. Viết căn đều giữa trang giấy và in hoa “BẢN KIỂM ĐIỂM”.

  • Kính gửi: Xác định bản kiểm điểm này gửi đến ai? Thường sẽ gửi đến ban giám hiệu trường, giáo viên chủ nhiệm lớp hoặc giáo viên bộ môn phụ trách.

  • Em tên là: Ghi đầy đủ họ tên, là học sinh lớp nào, trường nào của học sinh vi phạm. Em tên là Nguyễn Văn A, là học sinh lớp 10A…của Trường THPT…

  • Lý do ghi bản kiểm điểm: Các bạn cần trình bày rõ nguyên nhân, hành vi vi phạm nội quy lớp học, từ đó dẫn đến hậu quả như nào. Ví dụ, hôm nay trong giờ Toán của giáo viên bộ môn, em đã nói chuyện với bạn A nên mất tập trung trong giờ học. Việc nói chuyện riêng trong lớp của em đã làm ồn ào đến lớp, ảnh hưởng đến sự giảng dạy và học tập của thầy cô cũng như các bạn. Vậy nên em viết bản kiểm điểm này để kiểm điểm hành động sai lầm của bản thân em. Đồng thời, em muốn gửi lời xin lỗi chân thành đến quý thầy cô và các bạn.

  • Lời cam kết sửa đổi và không tái phạm: Bản thân em đã biết lỗi sai mình mắc phải và nghiêm khắc kiểm điểm bản thân.  Em xin rút kinh nghiệm và hứa từ nay về sau sẽ không tái phạm nữa. Đi học sẽ tập trung nghe thầy (cô) giảng dạy, ghi chép bài tập đầy đủ. Mong thầy (cô) giáo tha lỗi và bỏ qua cho em lần này.

  • Lời cảm ơn: Cảm ơn thầy (cô) giáo đã dành thời gian đọc bản kiểm điểm của em. Em xin chân thành cảm ơn!

  • Chữ ký : Cuối cùng kèm chữ ký của học sinh và chữ ký phụ huynh.

Tham khảo 3 mẫu cách viết bản kiểm điểm nói chuyện trong lớp

Dưới đây, là 3 mẫu bản kiểm điểm mọi người có thể tham khảo và tuỳ chỉnh theo từng trường hợp, hoàn cảnh của bản thân. 3 mẫu kiểm điểm này đều áp dụng được hết cho các học sinh từ tiểu học, THCS và THPT.

Bản kiểm điểm học sinh nói chuyện - mẫu số 1

Một bản kiểm điểm hoàn chỉnh là một văn bản đầy đủ các mục được sắp xếp theo thứ tự, bố cục rõ ràng. Các mục được tách riêng thành từng dòng riêng lẻ, không viết liền, viết gộp chung vào nhau gây khó khăn cho người đọc. Cách sắp xếp rõ ràng vừa thể hiện tính thẩm mỹ, vừa có sự nghiêm túc, lịch sự.

Mẫu bản kiểm điểm dành cho học sinh - Mẫu số 1

Mẫu bản kiểm điểm dành cho học sinh - Mẫu số 1

Bản kiểm điểm học sinh nói chuyện - mẫu số 2

Bản kiểm điểm cần nêu rõ được thời gian, địa điểm, nội dung, lý do, nguyên nhân, hậu quả sự việc nói chuyện gây mất trật tự trong lớp học.

Nội dung ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu nhưng phải đầy đủ nội dung, nguyên nhân, hậu quả của sự việc để người nhận bản kiểm điểm có thể hiểu đại khái về sự việc xảy ra.

Mẫu bản kiểm điểm dành cho học sinh - Mẫu số 2

Mẫu bản kiểm điểm dành cho học sinh - Mẫu số 2

Bản kiểm điểm học sinh nói chuyện - mẫu số 3

Cuối cùng là lời xin lỗi và nhận lỗi của học sinh khi nói chuyện riêng gây ồn ào, mất thời gian của lớp. Đây là hành vi vi phạm nội quy của lớp học cần phải sửa đổi. Học sinh cần phải đưa ra một lời hứa hẹn, lời cam kết thay đổi, không tái phạm việc nói chuyện trong lớp nữa.

Mẫu bản kiểm điểm dành cho học sinh - Mẫu số 3

Mẫu bản kiểm điểm dành cho học sinh - Mẫu số 3

*Lưu ý: 

Ba mẫu kiểm điểm tham khảo trên không chỉ áp dụng cho việc nói chuyện riêng trong lớp học mà còn áp dụng được cho tất cả các hành vi vi phạm nội quy nhà trường, lớp học.

Ở mục lý do trong bản kiểm điểm, mỗi em học sinh cần tự điều chỉnh, linh động về lý do, nguyên nhân, hậu quả mà bản thân đã vi phạm.

Khi viết bản kiểm điểm, các bạn học sinh nên dùng thái độ chân thành để viết. Để người nhận bản kiểm điểm khi đọc có thể cảm nhận được sự thành khẩn nhận lỗi, thái độ tích cực sửa sai và lòng quyết tâm không tái phạm lại. Lúc đó, lỗi vi phạm của các bạn học sinh cũng sẽ được thầy cô giáo chấp nhận lời xin lỗi và tha thứ.

Kết luận Sau khi đọc bài viết hướng dẫn chi tiết về cách viết bản kiểm điểm học sinh nói chuyện, các bạn đã có thể tự tin viết bản kiểm cho bản thân mình chưa?

Thừa nhận sai lầm mà bản thân phạm phải là một đức tính tốt cần được duy trì. Tuy nhiên, chúng ta đừng để bản thân phải viết quá nhiều bản kiểm điểm nhé. Bản kiểm điểm là một văn bản nhận lỗi, không phải là chiến tích. Hi vọng bài viết này mang lại hữu ích cho mọi người.

Có thể bạn quan tâm

X