Tờ rời bảo hiểm xã hội là một phần không thể thiếu trong sổ bảo hiểm xã hội. Vậy tờ rời bảo hiểm xã hội để làm gì? Thiếu tờ rời có chốt sổ được không?
Tờ rời bảo hiểm xã hội để làm gì?
Theo Quyết định 595/QĐ-BHXH 2017 (được sửa đổi bởi Quyết định 505/QĐ-BHXH 2020), khi đóng tiền bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế... người lao động sẽ nhận được sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế và tờ rời sổ bảo hiểm xã hội hàng năm...
Cũng theo Quyết định này, cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện sẽ in tờ rời sổ bảo hiểm xã hội khi phát sinh trường hợp:- Xác nhận sổ BHXH cho người lao động khi dừng đóng bảo hiểm xã hội, giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội.
- Xác nhận quá trình đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đến thời điểm người tham gia bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.- Xác nhận, xác nhận lại quá trình đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người tham gia khi còn thời gian chưa hưởng.
- Xác nhận quá trình đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp khi có đề nghị của đơn vị hoặc cơ quan thanh tra, kiểm tra.- Điều chỉnh thông tin tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp (kể cả các trường hợp đã giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội).
Ngoài ra, sẽ in bìa sổ bảo hiểm xã hội và tờ rời sổ bảo hiểm xã hội đối với trường hợp người tham gia giải quyết bảo hiểm xã hội một lần còn thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp.Còn theo Công văn 1949/BHXH-CST của Bảo hiểm xã hội TP.HCM, mẫu sổ BHXH do BHXH Việt Nam ban hành gồm 2 loại:
- Sổ BHXH theo mẫu cũ (loại 24 trang hoặc 48 trang): ghi quá trình tham gia BHXH đến tháng 12/2009 từ 01/01/2010 chuyển qua in tờ rời sổ theo mẫu mới.
- Sổ BHXH theo mẫu mới (áp dụng từ 01/01/2009 trở đi theo quyết định 555/QĐ-BHXH) gồm: tờ bìa sổ BHXH, các trang tờ rời sổ BHXH và mẫu 07/SBH (nếu có).
Các trang tờ rời sổ BHXH ghi quá trình đóng BHXH của người tham gia gồm: tờ rời hàng năm và tờ rời chốt sổ. Trong đó, tờ rời chốt sổ được cấp khi người tham gia ngừng đóng để bảo lưu thời gian đóng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp di chuyển ngoài địa bàn Tỉnh và để giải quyết các chế độ BHXH, bảo hiểm thất nghiệp. Còn tờ rời hàng năm được cấp sau mỗi năm người lao động đóng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp, là cơ sở để xác nhận quá trình tham gia BHXH, BHTN đã được đơn vị người lao động nộp đủ tiền tính đến 31/12 của năm tài chính.
Như vậy, tờ rời sổ bảo hiểm xã hội là một phần không thể thiếu của sổ bảo hiểm xã hội để xác nhận một số thông tin về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của người lao động...Tờ rời bảo hiểm xã hội để làm gì?
Thiếu tờ rời BHXH có chốt sổ BHXH được không?
Theo Điều 23 Quyết định 595/QĐ-BHXH được sửa đổi bởi Quyết định 490 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, hồ sơ làm thủ tục chốt sổ bảo hiểm gồm:
- Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK3-TS);
- Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (Mẫu D02-TS).
- Sổ bảo hiểm xã hội
- Các tờ rời bảo hiểm xã hội.
- Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động (hoặc giấy tờ khác liên quan đến việc chấm dứt hợp đồng lao động).
- Thẻ BHYT còn thời hạn sử dụng của người lao động (01 bản/người);
Như vậy, hồ sơ chốt sổ BHXH cần có đầy đủ các tờ rời, nếu thiếu sẽ không đủ điều kiện thực hiện. Vì thế, thiếu tờ rời BHXH không chốt sổ BHXH được. Cần đi làm thủ tục xin cấp lại tờ rời trước khi làm thủ tục chốt sổ BHXH.
Trên đây là giải đáp tờ rời bảo hiểm xã hội để làm gì? Thiếu tờ rời có chốt sổ được không? Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ.