Toà án nhân dân là cơ quan nhân danh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện nhiệm vụ xét xử, thực hành quyền tư pháp. Dưới đây là cơ cấu tổ chức của Toà án hiện nay, bao gồm: các chức vụ và các cấp xét xử.
Toà án gồm những ai?
Toà án gồm những ai?
Toà án nhân dân là cơ quan có nhiệm vụ bảo vệ con người, bảo vệ công dân và bảo vệ công lý cũng như niềm tin công lý trong nhân dân.
Hiện nay, để bảo đảm thực hiện chức năng xét xử và bảo vệ công lý một cách toàn diện trên tất cả các địa phương ở Việt Nam thì Toà án nhân dân được phân chia thành nhiều cấp bậc quản lý từ trung ương đến địa phương theo thứ tự sau:
Toà án nhân dân tối cao;
Toà án nhân dân cấp cao;
Toà án nhân dân cấp tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương;
Toà án nhân dân cấp quận/ huyện/ thị xã/ thành phố trực thuộc tỉnh.
Ở mỗi cấp lại được phân chia quản lý khác nhau, ở các toà án nhân dân từ cấp tỉnh trở lên thì lại được phân chia thành các toà chuyên trách.
Tuy nhiên, về cơ cấu tổ chức thì tại các Toà án nhân dân đều có các chức vụ tư pháp thực hiện chuyên môn nghiệp vụ như: Chánh án, Phó Chánh án, các Thẩm phán và các Thư ký toà án.
Ngoài ra, tại các Toà án nhân dân còn có các chức vụ làm nhiệm vụ hành chính mà không làm nhiệm vụ xét xử như: Chánh văn phòng, vụ trưởng,...
Tóm lại, Toà án gồm có rất nhiều chức vụ tư pháp, tuy nhiên, tại hầu hết các Toà án ở các cấp đều có những cá nhân giữ chức danh tư pháp làm nhiệm vụ chuyên trách như: Chánh án, Phó Chánh án, Thẩm phán và Thư ký toà án.
Các chức vụ trong Toà án nhân dân hiện nay
Các chức vụ trong Toà án nhân dân hiện nay
Hiện nay, các chức vụ trong Toà án nhân dân được phân chia thực hiện theo quy định của Luật Tổ chức Toà án nhân dân năm 2014. Dưới đây là các chức vụ làm việc tại Toà án nhân dân các cấp theo quy định hiện hành:
Các chức vụ trong Tòa án huyện
Xét về bản chất, các Toà án nhân dân ở các cấp đều thực hiện nhiệm vụ xét xử nhưng tại Toà án nhân dân cấp quận/ huyện/ thị xã/ thành phố trực thuộc tỉnh lại số số lượng công chức ít hơn so với các các Toà án nhân dân cấp trên.
Do đó mà hiện nay không có nhiều Toà án nhân dân cấp huyện thành lập các Toà chuyên trách theo quy định. Với quy mô xét xử các vụ án hình sự, dân sự, hành chính của một địa phương cấp huyện nên công chức và người lao động làm việc tại Toà án nhân dân cấp huyện thường chỉ khoảng 10-15 người/ Toà án.
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 45 Luật Tổ chức Toà án nhân dân năm 2014 thì các chức vụ làm việc trong Toà án nhân dân cấp huyện bao gồm:
Chánh án;
Phó Chánh án;
Chánh toà (nếu có tổ chức Toà chuyên trách);
Phó Chánh toà (nêú có tổ chức Toà chuyên trách);
Thẩm phán;
Thư ký Toà án;
Thẩm tra viên về nội dung thi hành án;
Công chức và người lao động khác.
Tuy nhiên, xét về tình hình tổ chức thực tế tại các Toà án nhân dân cấp huyện thì việc tổ chức Toà chuyên trách là chưa có nhiều, chưa thực sự phổ biến nên các Thẩm phán và Thư ký đều thực hiện công việc xét xử ở tất cả các lĩnh vực như: hình sự, dân sự, hành chính mà không có sự phân chia cụ thể.
Do vậy, các chức vụ trong Toà án nhân dân cấp huyện trên thực tế thường chỉ có: Chánh án, Phó Chánh án, Thẩm phán, Thư ký Toà án, công chức và người lao động khác (như kế toán, bảo vệ, tạp vụ,...).
Các chức vụ trong Tòa án tỉnh
Toà án nhân dân cấp tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương là Toà án thực hiện chức năng xét xử các vụ án/ vụ việc sơ thẩm theo quy định và xét xử phúc thẩm các vụ việc đã được giải quyết bởi Toà án nhân dân cấp huyện nhưng chưa có hiệu lực thi hành mà bị kháng cáo/ kháng nghị theo quy định.
Bên cạnh đó, tại Toà án nhân dân cấp tỉnh cũng đã thực hiện việc phân chia thành các Toà chuyên trách để giải quyết các vụ việc theo thẩm quyền nên nhân sự tại Toà án nhân dân cấp tỉnh cũng đông hơn rất nhiều so với Toà án nhân dân cấp huyện.
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 38 Luật Tổ chức Toà án nhân dân năm 2014 thì Toà án nhân dân cấp tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương bao gồm các chức vụ tư pháp sau:
Chánh án;
Phó Chánh án;
Chánh toà;
Phó Chánh toà;
Thẩm phán;
Thẩm tra viên;
Thư ký Toà án;
Công chức toà án và những người lao động khác.
Chức vụ cao nhất trong Tòa án là chức vu gì?
Theo quy định của Luật Tổ chức Toà án nhân dân năm 2014 thì Chánh án là chức vụ tư pháp cao nhất trong Toà án, là người đứng đầu, có trách nhiệm quản lý, điều hành mọi hoạt động của Toà án.
Theo cơ cấu tổ chức Toà án thì Chánh án Toà án nhân dân tối cao là chức vụ cao nhất trong hệ thống tổ chức Toà án nhân dân. Căn cứ theo quy định tại Điều 26 Luật Tổ chức Toà án nhân dân năm 2014 thì Chánh án Toà án nhân dân được bầu, miễn nhiệm và bãi nhiệm bởi Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo đề nghị của Chủ tịch nước. Theo đó mà nhiệm kỳ của Chánh án Toà án nhân dân tối cao cũng tương ứng với một nhiệm kỳ của Quốc hội Việt Nam.
Các cấp xét xử của Tòa án
Các cấp xét xử của Toà án
Hiện nay, Toà án tại Việt Nam được chia thành Toà án nhân dân và Toà án quân sự. Các Toà án nhân dân thực hiện nhiệm vụ xét xử tất cả các vấn đề liên quan đến hình sự, dân sự và hành chính xảy ra trong đời sống xã hội.
Còn Toà án quân sự có nhiệm vụ xét xử các vụ án hình sự liên quan đến phạm vi quân sự, vi phạm của quân nhân theo sự phân chia thẩm quyền được nêu rõ trong Bộ luật Tố tụng hình sự.
Tuy nội dung xét xử tại các Toà án khác nhau nhưng cả Toà án nhân dân và Toà án quân sự đều thực hiện nhiệm vụ xét xử và chịu sự quản lý của Toà án nhân dân tối cao.
Theo quy định của Luật Tổ chức Toà án nhân dân năm 2014 thì Toà án nhân dân tại Việt Nam bao gồm các cấp xét xử sau:
Toà án nhân dân tối cao;
Toà án nhân dân cấp cao;
Toà án nhân dân cấp tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương;
Toà án nhân dân cấp quận/ huyện/ thị xã/ thành phố trực thuộc tỉnh.
Nếu như hệ thống Toà án nhân dân được tổ chức theo đơn vị hành chính lãnh thổ thì hệ thống Toà án quân sự được tổ chức theo khu vực đóng quân của lực lượng Quân đội nhân dân. Theo đó, các cấp xét xử của Toà án quân sự bao gồm:
Toà án quân sự trung ương;
Toà án quân sự quân khu và cấp tương đương;
Toà án quân sự khu vực.