Trong hệ thống toà án tại Việt Nam có toà án quân sự. Tuy nhiên toà án quân sự có phải xét xử tất cả các vụ án không? Tổ chức hệ thống toà án quân sự gồm mấy cấp và có nhiệm vụ, quyền hạn gì?
Tòa án quân sự là gì?
Căn cứ Điều 3 và Điều 49 Luật Tổ chức tòa án nhân dân 2014, Toà án quân sự là các toà án thuộc hệ thống tổ chức Toà án nhân dân tại Việt Nam, được tổ chức trong Quân đội nhân dân Việt Nam, có nhiệm vụ xét xử các vụ án mà bị cáo là quân nhân tại ngũ và các vụ án khác theo quy định pháp luật.
* Tổ chức Tòa án nhân dân tại Việt Nam gồm:
|
Hệ thống Tòa án quân sự bao gồm những bộ phận nào?
Điều 50 Luật Tổ chức tòa án nhân dân 2014 quy định hệ thống Toà án quân sự được tổ chức như sau:
(1) Toà án quân sự trung ương, gồm:
- 03 bộ phận: Ủy ban Thẩm phán Tòa án quân sự trung ương; Tòa phúc thẩm Tòa án quân sự trung ương; Bộ máy giúp việc.
- Nhân sự: Chánh án, các Phó Chánh án, Thẩm phán, Chánh tòa, các Phó Chánh tòa, Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên, công chức và người lao động.
(2) Tòa án quân sự quân khu và tương đương, gồm:
- 02 bộ phận: Ủy ban Thẩm phán; Bộ máy giúp việc.
- Nhân sự: Chánh án, Phó Chánh án, Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên, Thẩm phán, công chức khác và người lao động.
(3) Tòa án quân sự khu vực, gồm các nhân sự sau: Chánh án, Phó Chánh án, Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên, Thẩm phán, công chức khác và người lao động.
Nhiệm vụ, quyền hạn của các cấp tòa án quân sự
Nhiệm vụ, quyền hạn của các cấp Toà án quân sự được quy định từ Điều 51 đến Điều 58 Luật Tổ chức tòa án nhân dân 2014, cụ thể như sau:
Tòa án quân sự trung ương
* Nhiệm vụ, quyền hạn chung:
- Phúc thẩm vụ việc mà quyết định, bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực của Toà án quân sự quân khu và tương đương bị kháng nghị, kháng cáo.
- Tái thẩm, giám đốc thẩm quyết định, bản án sơ thẩm đã có hiệu lực của Tòa án quân sự khu vực, Toà án quân sự quân khu và tương đương bị kháng nghị.
* Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban Thẩm phán Tòa án quân sự trung ương:
- Góp ý kiến, thảo luận về công tác của các Toà án quân sự trong báo cáo của Chánh án Tòa án quân sự trung ương và thực hiện báo cáo với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
- Tái thẩm, giám đốc thẩm quyết định, bản án đã có hiệu lực của Tòa án quân sự khu vực, Tòa án quân sự quân khu và tương đương bị kháng nghị.
* Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa phúc thẩm Tòa án quân sự trung ương:
- Phúc thẩm vụ việc mà quyết định, bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực của Toà án quân sự quân khu và tương đương bị kháng nghị, kháng cáo.
- Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định pháp luật.
Tòa án quân sự quân khu và tương đương
* Nhiệm vụ, quyền hạn chung:
- Xét xử sơ thẩm vụ án theo quy định pháp luật.
- Phúc thẩm vụ án hình sự mà quyết định, bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực của Tòa án quân sự khu vực bị kháng nghị, kháng cáo.
- Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định pháp luật.
* Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban Thẩm phán Tòa án quân sự quân khu và tương đương:
- Thảo luận với Bộ Quốc phòng và Tòa án nhân dân tối cao về công tác của Chánh án Tòa án quân sự quân khu và tương đương.
- Thảo luận về việc thực hiện kế hoạch, chương trình công tác của Tòa án quân sự quân khu và tương đương.
- Thảo luận về kiến nghị của Chánh án Tòa án quân sự quân khu và tương đương đề nghị Chánh án Tòa án quân sự trung ương xem xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo yêu cầu của Chánh án.
- Thực hiện tổng kết kinh nghiệm sau khi xét xử.
Tòa án quân sự khu vực
- Xét xử sơ thẩm vụ án theo quy định pháp luật.
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của luật.
Lưu ý: Các cấp toà án quân sự chỉ đảm nhận những vụ án có bị cáo là quân nhân tại ngũ hoặc các vụ án khác được yêu cầu theo quy định pháp luật.
Trên đây là một số thông tin về Toà án quân sự và tổ chức hệ thống Toà án quân sự hiện nay theo quy định pháp luật mà chúng tôi cung cấp đến bạn đọc.
Nếu có thắc mắc liên quan đến tổ chức hệ thống Toà án tại Việt Nam, nhiệm vụ, quyền hạn của Toà án các cấp, bạn đọc vui lòng liên hệ đến tổng đài: 1900.6199 để được tư vấn, hỗ trợ.