Tội bắt cóc hiện nay được quy định như thế nào? Cấu thành tội phạm này ra sao? Mức phạt được áp dụng đối với tội danh này là gì? HieuLuat sẽ giải đáp cho bạn đọc những vướng mắc pháp lý liên quan đến tội bắt cóc trong bài viết dưới đây.
Câu hỏi: Xin chào Luật sư, tôi muốn hỏi tội bắt cóc thì phải chịu hình phạt đi tù bao nhiêu năm? Làm sao để định tội danh đối với loại tội phạm này?
Chào bạn, hành vi bắt cóc hiện nay có thể là dấu hiệu nhận biết của hai tội danh theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015 là tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (Điều 169) và tội bắt cóc con tin (Điều 301).
Tùy thuộc từng tội danh mà dấu hiệu nhận biết cũng như mức phạt cũng có sự phân biệt. Cụ thể như sau:
Nhận biết tội bắt cóc theo Bộ luật Hình sự 2015 thế nào?
Như chúng tôi đã trình bày, hành vi bắt cóc theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015 có thể là dấu hiệu nhận biết của tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản và tội bắt cóc con tin.
Nhận biết tội danh này như sau:
Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản | Tội bắt cóc con tin | |
Điều luật quy định | Điều 169 Bộ luật Hình sự 2015, khoản 33 Điều 1 Bộ luật Hình sự sửa đổi bổ sung 2017 | Điều 301 Bộ luật Hình sự 2015, khoản 103 Điều 1 Bộ luật Hình sự sửa đổi bổ sung 2017 |
Mô tả hành vi (thuộc mặt khách quan của tội phạm) | Bắt và giữ người trái pháp luật bằng cách thực hiện một cách lén lút, đưa người bị bắt đến địa điểm xác định và thông báo cho người thân, bạn bè hoặc người có quan hệ đặc biệt đến người bị bắt biết để yêu cầu đưa/nộp tiền hoặc tài sản khác. Nếu không nhận được tiền, tài sản thì người bị bắt cóc sẽ bị nguy hiểm hoặc bị xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự. Một số biểu hiện cụ thể như sau:
|
|
Chủ thể thực hiện tội phạm |
| Là người có năng lực chịu trách nhiệm hình sự và từ đủ 16 tuổi trở lên |
Mục đích của tội phạm (mặt chủ quan của tội phạm) | Nhằm uy hiếp người thân, người đại diện/giám hộ… người bị bắt cóc để chiếm đoạt được tài sản (tiền, giấy tờ có giá, tài sản khác) | Đe dọa, cưỡng ép cá nhân, tổ chức, cơ quan, Nhà nước/vùng lãnh thổ/quốc gia, tổ chức quốc tế để những người này phải đáp ứng những yêu cầu được đưa ra |
Lỗi của tội phạm (thuộc mặt chủ quan của tội phạm) | Lỗi cố ý | Lỗi cố ý |
Khách thể của tội phạm | Xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của cá nhân, cơ quan, tổ chức và xâm hại đến quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, tự do cũng như quyền được Nhà nước bảo hộ về sức khỏe, danh dự của cá nhân | Xâm phạm đến an ninh trật tự công cộng, xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, tự do của công dân cũng như xâm phạm đến tài sản của cá nhân, cơ quan, tổ chức, Nhà nước |
Như vậy, tội bắt cóc chiếm đoạt tài sản và tội bắt cóc con tin có thể được phân biệt dựa trên mục đích thực hiện hành vi phạm tội cũng như khách thể mà tội phạm này xâm phạm.
Đối với mỗi tội danh, chủ thể chịu trách nhiệm hình sự cũng được phân biệt cụ thể.
Mức phạt áp dụng đối với hành vi phạm tội cũng có sự khác biệt, cụ thể như chúng tôi trình bày dưới đây.
Hình phạt của tội bắt cóc theo Bộ luật Hình sự 2015 ra sao?
Mức độ nguy hiểm của hành vi bắt cóc ở 2 tội danh mà chúng tôi đã nêu ở trên là khác nhau, do đó, hình phạt áp dụng cũng có sự phân biệt.
Điều 169 Bộ luật Hình sự 2015, khoản 33 Điều 1 Bộ luật Hình sự sửa đổi bổ sung 2017 quy định về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản như sau:
Điều 169. Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản
1. Người nào bắt cóc người khác làm con tin nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Dùng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
d) Đối với người dưới 16 tuổi;
đ) Đối với 02 người trở lên;
e) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
g) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%;
h) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
i) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 18 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Làm chết người;
c) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.
5. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
6. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Và Điều 301 Bộ luật Hình sự 2015, khoản 103 Điều 1 Bộ luật Hình sự sửa đổi bổ sung 2017 quy định về tội bắt cóc con tin như sau:
Điều 301. Tội bắt cóc con tin1. Người nào bắt, giữ hoặc giam người khác làm con tin nhằm cưỡng ép một quốc gia, vùng lãnh thổ, tổ chức quốc tế hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân làm hoặc không làm một việc như một điều kiện để thả con tin, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 113 và Điều 299 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 04 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người đủ 70 tuổi trở lên;
d) Đối với người đang thi hành công vụ;
đ) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
4. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 08 năm đến 15 năm.
5. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Theo đó, mức phạt cụ thể áp dụng đối với mỗi loại tội phạm này như sau:
Khung hình phạt | Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản | Tội bắt cóc con tin | ||
Mức phạt cụ thể | Trường hợp áp dụng mức phạt | Mức phạt cụ thể | Trường hợp áp dụng mức phạt | |
Khung hình phạt cơ bản | Phạt tù có thời hạn từ 2 đến 7 năm | Áp dụng đối với tội phạm thỏa mãn cấu thành cơ bản quy định tại khoản 1 Điều 169 Bộ luật Hình sự 2015, khoản 33 Điều 1 Bộ luật Hình sự sửa đổi bổ sung 2017 | Phạt tù có thời hạn từ 1 đến 4 năm | Áp dụng đối với tội phạm thỏa mãn cấu thành cơ bản quy định tại khoản 1 Điều 301 Bộ luật Hình sự 2015, khoản 103 Điều 1 Bộ luật Hình sự sửa đổi bổ sung 2017, trong đó lưu ý: Các hành vi cấu thành tội phạm này phải không thuộc trường hợp quy định tại Điều 113, Điều 299 Bộ luật Hình sự 2015 |
Khung hình phạt tăng nặng trách nhiệm hình sự thứ 1 | Phạt tù có thời hạn từ 5 đến 12 năm | Áp dụng đối với một trong những trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 169 Bộ luật Hình sự 2015, khoản 33 Điều 1 Bộ luật Hình sự sửa đổi bổ sung 2017, cụ thể:
| Phạt tù có thời hạn từ 3 đến 7 năm | Áp dụng đối với một trong những trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 301 Bộ luật Hình sự 2015, khoản 103 Điều 1 Bộ luật Hình sự sửa đổi bổ sung 2017, cụ thể gồm:
|
Khung hình phạt tăng nặng trách nhiệm hình sự thứ 2 | Phạt tù từ 10 đến 18 năm | Áp dụng đối với một trong những trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 169 Bộ luật Hình sự 2015, khoản 33 Điều 1 Bộ luật Hình sự sửa đổi bổ sung 2017, cụ thể:
| Phạt tù có thời hạn từ 7 đến 15 năm | Quy định tại khoản 3 Điều 301 Bộ luật Hình sự 2015, khoản 103 Điều 1 Bộ luật Hình sự sửa đổi bổ sung 2017. Đây là mức hình phạt áp dụng đối với người phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng |
Khung hình phạt tăng nặng trách nhiệm hình sự thứ 3 |
| Áp dụng đối với một trong những trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 169 Bộ luật Hình sự 2015, khoản 33 Điều 1 Bộ luật Hình sự sửa đổi bổ sung 2017, cụ thể:
| Phạt tù có thời hạn, thời hạn tù từ 8 đến 15 năm | Quy định tại khoản 4 Điều 301 Bộ luật Hình sự 2015, khoản 103 Điều 1 Bộ luật Hình sự sửa đổi bổ sung 2017. Đây là mức hình phạt áp dụng đối với người phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng |
Khung hình phạt áp dụng đối với trường hợp chuẩn bị phạm tội | Phạt tù từ từ 1 đến 5 năm | Áp dụng đối với trường hợp chuẩn bị phạm tội (khoản 5 Điều 169 Bộ luật Hình sự 2015) | Phạt tù có thời hạn từ 6 tháng đến 3 năm | Áp dụng đối với trường hợp chuẩn bị phạm tội (khoản 5 Điều 301 Bộ luật Hình sự 2015) |
Hình phạt bổ sung |
| Có thể áp dụng đối với mọi tội phạm bị khởi tố với tội danh này | -/- | -/- |
Như vậy, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt có mức phạt cao nhất là tù chung thân, còn tội bắt cóc con tin có hình phạt tù cao nhất là 15 năm.
Cả hai tội danh này đều truy cứu trách nhiệm hình sự đối với trường hợp chuẩn bị phạm tội và mức phạt áp dụng đối với trường hợp chuẩn bị phạm tội đều là tù có thời hạn.