hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Tư, 10/11/2021
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Xử lý thế nào khi cá nhân, tổ chức phạm tội buôn lậu?

Buôn lậu là thực hiện hành vi buôn bán hàng hóa trái phép qua biên giới, được xem là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội. Bộ luật Hình sự Việt Nam đã quy định người có hành vi này là tội phạm.

Mục lục bài viết
  • Thế nào được xem là buôn lậu?
  • Xử lý cá nhân phạm tội buôn lậu thế nào?
  • Phạm tội buôn lậu, tổ chức bị xử phạt ra sao?
Câu hỏi: Tôi muốn hỏi, hiện nay hành vi như thế nào được quy vào tội buôn lậu. Cá nhân, tổ chức phạm tội buôn lậu bị xử lý thế nào?

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Buôn lậu là vấn nạn nhức nhối, diễn biến phức tạp ở nhiều khu vực trên cả nước. Tội buôn lậu sẽ bị xử lý nghiêm minh trước pháp luật. Chúng tôi xin gửi các thông tin liên quan đến câu hỏi của bạn như sau:


Thế nào được xem là buôn lậu?

Tại Bộ luật Hình sự năm 1999, thì các hàng hóa kể, cả tiền Việt, ngoại tệ đều có thể là đối tượng của hành vi buôn lậu.

Do tính chất của các loại hàng hoá khác nhau nên hành vi buôn lậu từng loại hàng hoá chỉ bị coi là tội buôn lậu khi có những điều kiện theo quy định. Cụ thể:

- Mọi hành vi buôn lậu vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hoá đều bị coi là tội phạm

- Hành vi buôn lậu hàng cấm bị coi là tội phạm khi hàng cấm kinh doanh được buôn bán có số lượng lớn hoặc người thực hiện đã bị xử phạt hành chính về hành vi buôn lậu hoặc đã bị kết án và chưa được xoá án tích về hành vi này…

- Hành vi buôn lậu bị coi là tội phạm khi hàng hoá buôn bán có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên hoặc chủ thể đã bị xử phạt hành chính hoặc đã bị kết án, chưa được xoá án tích về hành vi này…

Tại Điều 188 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, thì tội buôn lậu là hành vi:

- Buôn bán qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái pháp luật các loại hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý…

- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

- Buôn bán di vật, cổ vật.

Như vậy, có thể hiểu tội buôn lậu là buôn bán trái pháp luật; mua bán, trao đổi hàng hóa không khai báo hoặc khai báo gian dối, dùng giấy tờ giả mạo, trốn tránh lực lượng chức năng để thu lợi bất chính; mua bán, trao đổi di vật...

toi buon lau bi xu ly the nao
Cá nhân, tổ chức phạm tội buôn lâu đều bị xử lý nghiêm. Ảnh minh họa.

Xử lý cá nhân phạm tội buôn lậu thế nào?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 188 Bộ luật Hình sự 2015.

Cá nhân sẽ bị phạt từ 300 triệu đến 1,5 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 03 – 07 năm nếu phạm tội:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Vật phạm pháp trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

d) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

đ) Vật phạm pháp là bảo vật quốc gia;

e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

g) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

h) Phạm tội 02 lần trở lên;

i) Tái phạm nguy hiểm.

- Xử phạt từ 1,5 tỷ đến 5 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 07 – 15 năm nếu phạm tội một trong các hành vi:

a) Vật phạm pháp trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

b) Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.

- Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm nếu phạm tội buôn lậu một trong các hành vi:

a) Vật phạm pháp trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;

b) Thu lợi bất chính 1.000.000.000 đồng trở lên;

c) Lợi dụng chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh hoặc hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20 triệu đến 100 triệu đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 - 05 năm hoặc bị tịch thu một phần tài sản.


Phạm tội buôn lậu, tổ chức bị xử phạt ra sao?

Căn cứ quy định tại Điều 188 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2017 thì pháp nhân thương mại phạm tội buôn lậu sẽ bị xử phạt như sau:

- Thực hiện hành vi quy định với hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ

200 – 300 triệu đồng; hoặc hàng hóa trị giá dưới 200 triệu nhưng là di vật, cổ vật; hang hóa là tiền Việt, ngoại tệ, đá quý từ 100 đến 100 triệu

- Hoặc phạm các tội: vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới; sản xuất, buôn bán hàng cấm; tàng trữ, vận chuyển hàng cấm; sản xuất, buôn bán hàng giả…đã bị xử phạt hành chính, chưa được xóa án tích mà tiếp tục vi phạm.

sẽ bị xử phạt từ 200 triệu đến 500 triệu đồng.

- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp: Có tổ chức; có tính chất chuyên nghiệp; Vật phạm pháp trị giá từ 300 đến dưới 500 triệu; vật phạm pháp là bảo vật quốc gia… bị phạt tiền từ 500 triệu - 02 tỷ đồng.

- Phạm tội thuộc trường hợp vật phạm pháp trị giá 500 triệu đồng trở lên, bị phạt tiền từ 02 – 05 tỷ đồng hoặc đình chỉ hoạt động từ 06 tháng - 03 năm.

- Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, cụ thể phạm tội gây thiệt hại hoặc có khả năng thực tế gây thiệt hại đến tính mạng của nhiều người, gây sự cố môi trường hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội và không có khả năng khắc phục hậu quả gây ra thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.

Ngoài ra, pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 20 đến 200 triệu đồng cấm kinh doanh hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định; cấm huy động vốn từ 01 – 03 năm.

* Căn cứ theo quy định tại Điều 75 Bộ luật dân sự 2015, Pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên, bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác.

Trên đây là những thông tin liên quan đến tội buôn lậu. Hi vọng với những thông tin chúng tôi vừa đưa, bạn đã hiểu hơn về tội buôn lậu cũng như các hình thức xử lý đối với cá nhân, tổ chức phạm tội này. Nếu còn băn khoăn hoặc có thêm vướng mắc, bạn đọc có thể gửi câu hỏi cho chúng tôi để được hỗ trợ sớm nhất.

>> Buôn bán rượu lậu ngày Tết, bị xử lý như thế nào?

Có thể bạn quan tâm

X