hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Hai, 26/09/2022
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Trường hợp nào tội cho vay nặng lãi bị xử lý hình sự?

Việc cho vay lãi nặng hiện nay núp bóng dưới nhiều hình thức như cầm cố, thế chấp... Trường hợp nào tội cho vay nặng lãi bị xử lý hình sự?

Câu hỏi: Xin hỏi khi nào cho vay nặng lãi bị xử lý hình sự? Cần cung cấp bằng chứng cho vay nặng lãi thế nào? Chẳng là em có vay của app trên điện thoại với mức 5%/tháng thì có kiện được không?

Lãi suất bao nhiêu là cho vay nặng lãi và bị xử lý hình sự?

Theo Điều 468 Bộ luật Dân sự năm 2015:
1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.
Như vậy, lãi suất cho vay thông thường được cho phép là 20%/năm.

Tuy nhiên, không phải cứ cho vay quá mức lãi trên bị xử lý hình sự. Theo Điều 201 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi năm 2017 quy định về tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự như sau:

1. Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

Có nghĩa là, chỉ khi mức lãi suất cao hơn lãi suất cao nhất pháp luật quy định 5 lần trở lên (100%) thì mới cầu thành tội cho vay lãi nặng theo pháp luật hình sự.  Ngoài ra, cần có yếu tố thu lợi bất chính từ 30 đến dưới 100 triệu đồng hoặc đã bị xử phạt hành chính hoặc kết án về tội này, chưa được xóa án tích thì mới cấu thành tội cho vay lãi nặng.

Trường hợp của bạn, vay với lãi suất 5%/tháng, tương đương 60%/năm, thấp hơn mức quy định nên trường hợp này không xử lý hình sự được, trừ khi người đó đã từng bị xử phạt hành chính hoặc kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà vẫn tiếp tục vi phạm.

Hành vi cho vay lãi nặng được cho là gây nguy hiểm cho xã hội, là nguyên nhân làm phát sinh nhiều loại tội phạm khác như: Tội giết người, Tội cố ý gây thương thương tích, cưỡng đoạt tài sản, bắt cóc...

toi cho vay nang lai

Cần cung cấp bằng chứng cho vay nặng lãi thế nào?

Hiện nay, không dễ có được bằng chứng về việc cho vay lãi nặng bởi các hình thức cho vay lãi nặng phát triển đa dạng trên nhiều nền tảng khác nhau, phổ biến qua các app điện thoại và các app này không có thông tin về bên cho vay, thậm chí núp bóng dưới các hình thức hợp pháp khác. Một số hình thức phổ biến như cầm đồ, vay nóng lãi cao, vay qua các ứng dụng di động, tìm việc làm việc nhẹ lương cao,…

Thông thường, việc cho vay lãi nặng núp bóng dưới hình thức vay tín chaaos với thủ tục cho vay đơn giản, nhanh chóng, dễ dàng.

Điều này khiến nhiều người khó đề phòng, dễ bị lừa vay lãi nặng và cũng không có bằng chứng để tố cáo với các cơ quan nhà nước, đồng thời, cơ quan chức năng khó tìm kiếm được bằng chứng cho vay nặng lãi để kết tội những đối tượng có liên quan.

Bằng chứng cho vay lãi nặng hiện nay có thể là giấy vay nợ, hình ảnh tin nhắn, vi bằng việc vay tiền qua app...

Khi thu thập bằng chứng, bạn có thể tố cáo đến cơ quan có thẩm quyền nếu xác định đó là hành vi cho vay lãi nặng.

Trên đây là giải đáp trường hợp nào tội cho vay nặng lãi bị xử lý hình sự? Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ  19006199 để được hỗ trợ.

Có thể bạn quan tâm

X