hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Hai, 22/05/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Thế nào là gây rối trật tự công cộng? Mức phạt như thế nào?

Gây rối trật tự công cộng là gì? Gây rối trật tự công cộng bị xử phạt hành chính, xử lý hình sự khi nào? Trong bài viết dưới đây, HieuLuat sẽ giải đáp những vướng mắc về vấn đề này.

Mục lục bài viết
  • Thế nào là gây rối trật tự công cộng?
  • Mức xử phạt hành vi gây rối trật tự công cộng theo Nghị định 144 là bao nhiêu?
  • Xử phạt người dưới 18 tuổi gây rối trật tự công cộng thế nào?
  • Khi nào hành vi gây rối trật tự công cộng bị xử lý hình sự?
  • Gây rối trật tự công cộng khoản 2 bị xử lý thế nào?

Thế nào là gây rối trật tự công cộng?

Câu hỏi: Xin chào Luật sư, gây rối trật tự công cộng là hành vi được hiểu như thế nào?

Có những đặc điểm nhận diện nào về hành vi gây rối trật tự công cộng?

Trước hết, pháp luật hiện hành chưa có định nghĩa gây rối trật tự công cộng là gì, thay vào đó, quy định của pháp luật hình sự, pháp luật hành chính quy định những hành vi được coi là gây rối trật tự công cộng và bị xử phạt hành chính, xử lý hình sự.

Gây rối trật tự công cộng thường được hiểu là những hành vi gây xáo trộn, náo động, làm mất tình trạng ổn định, kỷ luật tại nơi công cộng, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Hành vi gây rối trật tự công cộng ngoài việc làm náo động tình trạng ổn định của xã hội, an ninh trật tự, kỷ luật tại nơi công cộng, xâm phạm tới quyền lợi chính đáng của người khác/của cộng đồng, của Nhà nước, hoặc xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người khác.

Một số hành vi gây rối trật tự công cộng tiêu biểu như:

  • Tụ tập ẩu đả, đánh cãi nhau, xô xát tại nơi công cộng, có thể gây ra các tổn thất về danh dự, nhân phẩm, sức khỏe của người khác;

  • Có lời nói, hành vi xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của một người hoặc nhiều người;

  • Có hành vi phá phách, hò hét, tạo tiếng động, ngăn cản người khác thực hiện bảo vệ trật tự nơi công cộng;

  • Làm hư hỏng, phá hủy các công trình, thiết bị ở nơi công cộng;

  • Đua xe trái phép, làm ảnh hưởng đến trật tự trị an ở khu vực;

  • ...;

Như vậy, gây rối trật tự công cộng là hành vi của cá nhân làm náo động, xáo trộn tình trạng ổn định của xã hội, cộng đồng dân cư.

Gây rối trật tự công cộng có thể biểu hiện ở hành vi như kích động, reo hò, cổ vũ, thực hiện phá phách, la lối, quát tháo, cãi nhau...

Gây rối trật tự công cộng có thể bị xử phạt hành chính hoặc xử lý hình sựGây rối trật tự công cộng có thể bị xử phạt hành chính hoặc xử lý hình sự

Mức xử phạt hành vi gây rối trật tự công cộng theo Nghị định 144 là bao nhiêu?

Câu hỏi: Chào Luật sư, tôi có nghe nói hành vi gây rối trật tự công cộng bị xử phạt theo quy định tại Nghị định 144 của Chính phủ.

Vậy mức phạt cụ thể đối với hành vi gây rối trật tự công cộng là bao nhiêu?

Mong được giải đáp cụ thể.

Chào bạn, hành vi gây rối trật tự công cộng bị xử phạt theo Nghị định 144/2021/NĐ-CP (Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự) được áp dụng đối với cá nhân.

Theo đó, hành vi vi phạm quy định về trật tự công cộng được áp dụng xử phạt theo Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP.

Mức phạt được áp dụng có thể là cảnh cáo, phạt tiền từ 300.000 đồng đến cao nhất là 40 triệu đồng (áp dụng đối với hành vi sử dụng tàu bay không người lái/phương tiện siêu nhẹ gây cản trở/mất an toàn cho các phương tiện bay khác).

Người bị xử phạt còn có thể bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung như tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, tước quyền sử dụng giấy phép của cơ sở thiết kế, ...

Biện pháp khắc phục hậu quả được áp dụng như buộc công khai xin lỗi, buộc cải chính thôn tin sai sự thật, buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu...

Chi tiết mức xử phạt của một số hành vi gây rối trật tự công cộng điển hình như bảng dưới đây:

Mức phạt

Hành vi vi phạm

Biện pháp khắc phục hậu quả

Căn cứ pháp lý

Cảnh cáo;
Phạt tiền từ 300.000 đồng - 500.000 đồng

a) Gây mất trật tự công cộng ở nơi biểu diễn nghệ thuật, nơi tổ chức các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao, thương mại, trụ sở cơ quan, tổ chức, khu dân cư hoặc ở những nơi công cộng khác, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 2, điểm b khoản 5 Điều này;

b) Thả rông động vật nuôi trong đô thị hoặc nơi công cộng;

c) Để vật nuôi, cây trồng hoặc các vật khác xâm lấn lòng đường, vỉa hè, vườn hoa, sân chơi, đô thị, nơi sinh hoạt chung trong khu dân cư, khu đô thị;

d) Vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

đ) Vứt rác hoặc bỏ bất cứ vật gì khác lên tường rào và khu vực liền kề với mục tiêu bảo vệ;

e) Chăn, thả gia súc, gia cầm trong chung cư.

  • Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm tại điểm c khoản 1, điểm l khoản 2 và điểm e khoản 4;

  • Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn đối với hành vi tại điểm a khoản 3 và điểm i khoản 4;

  • Buộc xin lỗi công khai đối với hành vi tại điểm a khoản 3, các điểm d và đ khoản 5, trừ trường hợp nạn nhân có đơn không yêu cầu;

  • Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường đối với hành vi tại điểm h khoản 5;

  • Buộc chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với hành vi tại điểm d khoản 1, điểm c khoản 2, điểm b khoản 3 và điểm a khoản 5;

 

 

 

 

khoản 1 Điều 7

1 triệu - 2 triệu đồng

a) Sử dụng rượu, bia, các chất kích thích gây mất trật tự công cộng;

b) Tổ chức, tham gia tụ tập nhiều người ở nơi công cộng gây mất trật tự công cộng;

c) Để động vật nuôi gây thương tích hoặc gây thiệt hại tài sản cho tổ chức, cá nhân khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

d) Thả diều, bóng bay, các loại đồ chơi có thể bay ở khu vực cấm, khu vực mục tiêu được bảo vệ;

đ) Sử dụng tàu bay không người lái hoặc phương tiện bay siêu nhẹ chưa được đăng ký cấp phép bay hoặc tổ chức các hoạt động bay khi chưa có giấy phép hoặc đã đăng ký nhưng điều khiển bay không đúng thời gian, địa điểm, khu vực, tọa độ, giới hạn cho phép;

e) Cản trở, sách nhiễu, gây phiền hà cho người khác khi bốc vác, chuyên chở, giữ hành lý ở chợ, bến tàu, bến xe, sân bay, bến cảng, ga đường sắt và nơi công cộng khác;

g) Đốt và thả “đèn trời”;

h) Không có đủ hồ sơ, tài liệu mang theo khi khai thác tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ;

i) Tổ chức các hoạt động bay của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ khi người trực tiếp khai thác, sử dụng chưa đáp ứng các tiêu chuẩn đủ điều kiện bay;

k) Tổ chức các hoạt động bay của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ khi phương tiện bay chưa đáp ứng các tiêu chuẩn đủ điều kiện bay;

l) Phun sơn, viết, vẽ, dán, gắn hình ảnh, nội dung lên tường, cột điện hoặc các vị trí khác tại khu vực dân cư, nơi công cộng, khu chung cư, nơi ở của công dân hoặc các công trình khác mà không được phép của cơ quan có thẩm quyền.

Khoản 2 Điều 7

2 triệu - 3 triệu

  • Khiêu khích, lăng mạ, trêu ghẹo, xúc phạm, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác (trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 21 và Điều 54 của Nghị định 144/2021/NĐ-CP);

  • Báo thông tin giả, không đúng sự thật tới cơ quan, hoặc tổ chức có thẩm quyền;

  • Gọi điện đến các số 111, 113, 114, 115 hoặc đường dây nóng của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đề quấy rối, đe dọa hoặc xúc phạm;

  • Sản xuất/tàng trữ/vận chuyển đèn trời;

  • Tổ chức/thuê/xúi giục/lôi kéo/dụ dỗ/kích động người khác cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác hoặc xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

  • Các hành vi khác theo quy định tại khoản 3 Điều 7

khoản 3 Điều 7

3 triệu - 5 triệu

a) Tổ chức thuê, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ hoặc kích động người khác gây rối, làm mất trật tự công cộng;

b) Mang theo trong người hoặc tàng trữ, cất giấu các loại vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ hoặc các loại công cụ, phương tiện khác có khả năng sát thương; đồ vật, phương tiện giao thông nhằm mục đích gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích cho người khác;

c) Lợi dụng quyền tự do dân chủ, tự do tín ngưỡng, tôn giáo để tổ chức, thuê, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, kích động người khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân;

d) Gây rối hoặc cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức;

đ) Tổ chức, tham gia tập trung đông người trái pháp luật tại cơ quan Đảng, cơ quan Nhà nước hoặc các địa điểm, khu vực cấm;

e) Đổ, ném chất thải, chất bẩn, hóa chất, gạch, đất, đá, cát hoặc vật khác vào nhà ở, nơi ở, vào người, đồ vật, tài sản của người khác, vào trụ sở cơ quan, tổ chức, nơi làm việc, nơi sản xuất, kinh doanh, mục tiêu, vọng gác bảo vệ mục tiêu;

g) Vào mục tiêu, vọng gác bảo vệ mục tiêu trái phép;

h) Sử dụng tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ treo cờ, biểu ngữ, thả truyền đơn, phát loa tuyên truyền ngoài quy định của phép bay;

i) Viết, phát tán, lưu hành tài liệu, hình ảnh có nội dung xuyên tạc, bịa đặt, vu cáo làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, tổ chức, cá nhân trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 101 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử.

khoản 4 Điều 7

5 triệu - 8 triệu

a) Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

b) Gây rối trật tự công cộng mà có mang theo các loại vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ hoặc công cụ, đồ vật, phương tiện khác có khả năng sát thương;

c) Quay phim, chụp ảnh, vẽ sơ đồ địa điểm cấm, khu vực cấm liên quan đến quốc phòng, an ninh;

d) Dâm ô đối với người dưới 16 tuổi nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

đ) Sàm sỡ, quấy rối tình dục;

e) Khiêu dâm, kích dục ở nơi công cộng;

g) Thực hiện thiết kế, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ có chủng loại hoặc chất lượng không phù hợp với loại sản phẩm đã đăng ký theo giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp;

h) Sử dụng tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ phóng, bắn, thả từ trên không các loại vật, chất gây hại hoặc chứa đựng nguy cơ gây hại khi không được phép

khoản 5 Điều 7

Hành hung người khác cũng có thể là hành vi gây rối trật tự công cộngHành hung người khác cũng có thể là hành vi gây rối trật tự công cộng

Các hình thức xử phạt bổ sung được quy định tại khoản 13 Điều 7 Nghị định 144 của Chính phủ gồm:

  • Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính (áp dụng đối với hành vi tại điểm a, d, đ và g khoản 2; điểm đ khoản 3; các điểm b, e và i khoản 4; các điểm a, b và c khoản 5; các khoản 6 và 10);

  • Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng của cơ sở thiết kế, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ (áp dụng đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm h và i khoản 3 và khoản 9);

  • Tước quyền sử dụng phép bay từ 03 - 06 tháng đối với hành vi vi phạm tại các khoản 6, 7, 8 và 11;

  • Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm tại các điểm c, e và g khoản 4;

Như vậy, tương ứng với mỗi hành vi gây rối trật tự công cộng như chúng tôi đã nêu, người vi phạm phải chịu mức phạt tiền, hình phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả cụ thể.


Xử phạt người dưới 18 tuổi gây rối trật tự công cộng thế nào?

Căn cứ quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, việc áp dụng xử phạt vi phạm đối với hành vi gây rối trật tự công cộng đối với người dưới 18 tuổi cần tuân thủ theo nguyên tắc sau đây:

  • Khi áp dụng hình thức xử phạt, quyết định mức xử phạt phải nhẹ hơn so với người thành niên có cùng hành vi vi phạm hành chính;

  • Không áp dụng hình thức phạt tiền đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi;

  • Mức tiền phạt được áp dụng đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi không quá 1/2 múc tiền phạt áp dụng đối với người thành niên;

    • ​Cha mẹ hoặc người giám hộ thực hiện nộp phạt thay nếu người vi phạm không có tiền nộp phạt/hoặc không có khả năng thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả;

  • Việc xử phạt người dưới 18 tuổi còn căn cứ vào khả năng nhận thức của người chưa thành niên về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm, nguyên nhân và hoàn cảnh vi phạm để quyết định việc xử phạt hoặc áp dụng biện pháp xử lý hành chính phù hợp;

Như vậy, khi xử phạt vi phạm hành chính người dưới 18 tuổi về hành vi gây rối trật tự công cộng, cá nhân/cơ quan có thẩm quyền thực hiện cần căn cứ vào một số nguyên tắc cơ bản như chúng tôi đã nêu trên.

Lưu ý khi xử phạt hành chính người dưới 18 tuổi về hành vi gây rối trật tự công cộngLưu ý khi xử phạt hành chính người dưới 18 tuổi về hành vi gây rối trật tự công cộng

Khi nào hành vi gây rối trật tự công cộng bị xử lý hình sự?

Câu hỏi: Chào Luật sư, tôi có câu hỏi liên quan đến loại tội gây rối trật tự công cộng mong được giải đáp như sau:

Hiểu thế nào là phạm tội gây rối trật tự công cộng? Người phạm tội gây rối trật tự công cộng có được hưởng án treo không?

Nếu phạm tội gây rối trật tự công cộng tại khoản 2 thì mức phạt sẽ như thế nào?

HieuLuat giải đáp những vướng mắc liên quan đến tội phạm gây rối trật tự công cộng của bạn dựa trên quy định pháp luật hiện hành như dưới đây:

Điều kiện khởi tố hành vi gây rối trật tự công cộng là gì?

Tội gây rối trật tự công cộng là tội phạm được mô tả, quy định tại Điều 318 Bộ luật Hình sự 2015.

Đây là tội phạm thuộc "Mục 4. Các tội phạm khác xâm phạm trật tự công cộng" của Bộ luật Hình sự.

Điều kiện xử lý tội phạm gây rối trật tự công cộng trước hết cần dựa trên các dấu hiệu nổi bật về hành vi (thuộc mặt chủ quan của tội phạm), chủ thể, khách thể, lỗi (thuộc mặt chủ quan) của người phạm tội như sau:

Cấu thành tội gây rối trật tự công cộng

Nội dung

Mặt chủ quan của tội phạm

Hành vi của người phạm tội

Thực hiện gây rối trật tự, làm mất an toàn nơi công cộng một cách công khai ở nơi đông người (như công viên, bến xe, bến tàu, nhà ga…). Biểu hiện như:

  • Sử dụng lời nói mang tính chất lăng mạ, thô tục để xúc phạm, làm nhục người khác nơi công cộng;

  • Hoặc có hành vi đe dọa dùng vũ lực, dùng vũ lực, hành hung, đuổi đánh người khác tại nơi công cộng;

  • Hoặc có hành vi hủy hoại tài sản, gây lộn xộn tại nơi công cộng, có đông người;

Dấu hiệu khác của mặt chủ quan của tội phạm

  • Việc phạm tội đã gây ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự và an toàn xã hội: Ví dụ như hành vi phạm tội đã làm cho một bộ phận không nhỏ người dân hoang mang, lo lắng, mất niềm tin vào chính quyền, phá vỡ cuộc sống bình yên của người dân…;

  • Hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi gây rối trật tự công cộng hoặc đã bị kết án về tội này mà tại thời điểm phạm tội chưa được xóa án tích;

  • Dấu hiệu khác của tội phạm là yếu tố bắt buộc để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với loại tội phạm này.

Lỗi của người phạm tội (thuộc mặt chủ quan của tội phạm)

Lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội nhận thức được rõ mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, mong muốn thực hiện hành vi đó và hậu quả xảy ra từ hành vi đã thực hiện

Khách thể

Xâm phạm đến trật tự, an toàn công cộng hoặc xâm phạm đến tính mạng, tài sản, sức khỏe của người khác

Độ tuổi của chủ thể phạm tội

Bất kỳ người nào từ đủ 16 tuổi trở lên và có năng lực chịu trách nhiệm hình sự

Như vậy, điều kiện, dấu hiệu nhận biết tội gây rối trật tự công cộng dựa trên các yếu tố cấu thành tội phạm như hành vi của tội phạm, lỗi của người phạm tội, mặt chủ quan, mặt khách quan, chủ thể (độ tuổi của người vi phạm...), khách thể.

Dấu hiệu nhận biết tội phạm gây rối trật tự công cộngDấu hiệu nhận biết tội phạm gây rối trật tự công cộng

Gây rối trật tự công cộng khoản 2 bị xử lý thế nào?

Phạm tội gây rối trật tự công cộng tại khoản 2 Điều 318 Bộ luật Hình sự.

Tội phạm gây rối trật tự công cộng gồm có 2 khung hình phạt: Khung hình phạt cơ bản được quy định tại khoản 1 và khung hình phạt tăng nặng được quy định tại khoản 2.

Theo đó, mức phạt áp dụng đối với người phạm tội gây rối trật tự công cộng tại khoản 2 là phạt tù có thời hạn từ 2 - 7 năm.

Mức phạt này được áp dụng trong các trường hợp:

  • Thuộc trường hợp phạm tội có tổ chức;

  • Người phạm tội dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách;

  • Người phạm tội  gây cản trở giao thông nghiêm trọng/ hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;

  • Thục hiện hành vi xúi giục người khác gây rối;

  • Có hành vi hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;

  • Thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm;

Như vậy, người phạm tội gây rối trật tự công cộng bị xử lý theo khoản 2 Điều 318 Bộ luật Hình sự có thể phải đối mặt với mức án tù tối thiểu là 2 năm, tối đa là 7 năm.


Phạm tội gây rối trật tự công cộng có được hưởng án treo không?

Tội phạm gây rối trật tự công cộng vẫn có thể được hưởng án treo nếu thỏa mãn các điều kiện luật định và được Tòa án có thẩm quyền quyết định cho hưởng án treo, cụ thể như phần trình bày dưới đây của chúng tôi.

Trước hết, tội gây rối trật tự thuộc nhóm tội khác gây rối trật tự công cộng được quy định tại Điều 318 Bộ luật Hình sự 2015. Cụ thể như sau:

Điều 318. Tội gây rối trật tự công cộng

1. Người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách;

c) Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;

d) Xúi giục người khác gây rối;

đ) Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;

e) Tái phạm nguy hiểm.

Người phạm tội gây rối trật tự công cộng có thể được hưởng án treoNgười phạm tội gây rối trật tự công cộng có thể được hưởng án treo

Theo đó, tội phạm này có hai khung hình phạt: Khung hình phạt cơ bản, khung hình phạt tăng nặng và không có hình phạt bổ sung, cụ thể:

  • Tại khung hình phạt cơ bản (khung 1) (khoản 1 Điều 318 Bộ luật Hình sự 2015):

    • ​Có mức phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.

    • Khung 1 có 3 hình phạt chính có thể áp dụng đối với người phạm tội, tùy thuộc mức độ nguy hiểm của tội phạm là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ và phạt tù. 

    • Với khung 1, tội phạm được coi là tội phạm ít nguy hiểm, mức độ nguy hiểm được đánh giá là thấp nhất trong phân loại tội phạm.

  • Tại khung hình phạt tăng nặng (khung 2) (khoản 2 Điều 318 Bộ luật Hình sự 2015): Tội phạm ở khung hình phạt này có mức phạt tù từ 2 năm đến 7 năm. Đây là loại tội phạm nghiêm trọng trong phân loại tội phạm.

Người phạm tội gây rối trật tự công cộng có thể được Tòa án cho hưởng án treo nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện tại Điều 2 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP và điểm a khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 01/2022/NQ-HĐTP. Các điều kiện gồm:

  • Mức phạt tù của người phạm tội là ≤ 3 năm;

  • Người phạm tội có nhân thân tốt: Được hiểu là người mà ngoài lần phạm tội này, họ chấp hành chính sách, pháp luật và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công dân ở nơi cư trú, nơi làm việc của họ;

  • Là người có từ 2 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên, trong đó, ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự thuộc khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự 2015 và không có tình tiết tăng nặng quy định tại khoản 1 Điều 52 của Bộ luật Hình sự 2015;

    • Hoặc có số tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự nhiều hơn số tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự từ 02 tình tiết trở lên, trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự 2015 khi vụ án có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự;

  • Người phạm tội phải có nơi cư trú rõ ràng hoặc nơi làm việc ổn định để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám sát, giáo dục: Là nơi cư trú, làm việc có địa chỉ cụ thể, rõ ràng được xác định theo quy định của pháp luật về cư trú hoặc hợp đồng lao động có thời hạn từ 1 năm trở lên;

  • Cơ quan có thẩm quyền xét thấy không cần phải bắt người phạm tội chấp hành hình phạt tù nếu họ có khả năng tự cải tạo và việc cho họ hưởng án treo không gây nguy hiểm cho xã hội, không ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

Khi đảm bảo toàn bộ 5 yêu cầu như trên thì người phạm tội có quyền yêu cầu Tòa án cho hưởng án treo thay hình phạt tù.

Do chúng tôi chưa có được thông tin về người phạm tội gây rối trật tự bị khởi tố, truy tố, xét xử ở khung nào và chưa được nghiên cứu hồ sơ vụ án, vậy nên, chưa thể nhận định họ có đủ điều kiện để hưởng án treo hay không.

Bạn dựa trên những phân tích của chúng tôi ở trên để có được suy luận, đáp án phù hợp cho mình.

Như vậy, người phạm tội gây rối trật tự công cộng có thể được hưởng án treo nếu thỏa mãn 5 điều kiện bắt buộc là có mức phạt tù dưới 3 năm, nhân thân tốt, nơi làm việc/nơi cư trú rõ ràng,... như chúng tôi đã nêu chi tiết ở trên.

Người phạm tội sẽ không được hưởng án treo nếu thiếu 1 trong 5 điều kiện luật định.

Trong trường hợp còn vướng mắc cần hỗ trợ về gây rối trật tự công cộng, bạn vui lòng liên hệ trực tiếp tới tổng đài  19006192 của chúng tôi để được giải đáp.
Nguyễn Văn Việt

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Văn Việt

Công ty Luật TNHH I&J - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X