Tội môi giới hối lộ được hiểu như thế nào? Tội môi giới hối lộ phải chịu mức án phạt như thế nào? HieuLuat sẽ giải đáp cho bạn đọc những vướng mắc về tội phạm này trong bài viết dưới đây.
Câu hỏi: Chào Luật sư, tôi muốn hỏi môi giới hối lộ có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Chào bạn, tội môi giới hối lộ là một trong những tội phạm được quy định tại Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017. Việc nhận biết tội danh này và mức phạt áp dụng cụ thể như sau:
Môi giới hối lộ là gì? Khi nào bị truy cứu hình sự?
Hối lộ, nhận hối lộ, môi giới hối lộ được hiểu là những hành vi biểu hiện của tham nhũng theo quy định của Luật Phòng chống tham nhũng 2018.
Trong đó, Điều 2 Luật Phòng chống tham nhũng 2018 mô tả hành vi môi giới hối lộ có thể được biểu hiện như sau:
Người có hành vi môi giới hối lộ để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi;
Hành vi môi giới hối lộ để giải quyết công việc của doanh nghiệp, tổ chức mình vì vụ lợi;
Hiện nay, môi giới hối lộ chưa được định nghĩa tại các văn bản pháp luật.
Tuy nhiên, có thể hiểu môi giới hối lộ là hành vi giới thiệu, là trung gian giữa người đưa hối lộ và người nhận hối lộ.
Hành vi môi giới hối lộ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu thỏa mãn các yếu tố cấu thành tội môi giới hối lộ được quy định tại Điều 365 Bộ luật Hình sự 2015:
Điều 365. Tội môi giới hối lộ
1. Người nào môi giới hối lộ mà của hối lộ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
b) Lợi ích phi vật chất.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp;
c) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
d) Biết của hối lộ là tài sản của Nhà nước;
đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
e) Phạm tội 02 lần trở lên;
g) Của hối lộ trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
3. Phạm tội thuộc trường hợp của hối lộ trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
4. Phạm tội thuộc trường hợp của hối lộ trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 08 năm đến 15 năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng.
6. Người môi giới hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.
7. Người nào môi giới hối lộ trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước cũng bị xử lý theo quy định tại Điều này.
Việc nhận biết tội phạm môi giới hối lộ có thể được thực hiện thông qua những dấu hiệu sau đây:
Dấu hiệu nhận biết tội môi giới hối lộ | Mô tả cụ thể |
Hành vi của tội phạm | Hành vi đặc trưng là môi giới, trung gian, là người có chức năng liên hệ, tiếp xúc, gặp gỡ, là cầu nối giữa người đưa hối lộ và người nhận hối lộ. Biểu hiện như:
|
Hậu quả của tội phạm |
|
Thời điểm tội phạm hoàn thành | Khi hành vi môi giới giữa người đưa và người nhận hối lộ về giá trị của tài sản, tiền, vật…thực hiện hối lộ như:
|
Chủ thể của tội phạm | Người từ đủ 16 tuổi trở lên và có năng lực chịu trách nhiệm hình sự |
Lỗi của tội phạm | Lỗi cố ý trực tiếp: Người thực hiện hành vi môi giới hối lộ nhận thức rõ được những hệ lụy, hậu quả nghiêm trọng của mình nhưng mong muốn làm/mong muốn không làm việc đó và mong muốn hậu quả xảy ra |
Khách thể của tội phạm |
|
Kết luận: Tội môi giới hối lộ được nhận biết thông qua những dấu hiệu đặc trưng như chúng tôi đã đề cập ở trên.
Tội môi giới hối lộ phải chịu mức phạt như thế nào?
Tội môi giới hối lộ được pháp luật hình sự quy định với 4 khung hình phạt chính.
Ngoài hình phạt chính, người phạm tội môi giới hối lộ còn phải chịu hình phạt bổ sung là phạt tiền.
Người phạm tội cũng có thể được miễn trách nhiệm hình sự nếu thỏa mãn điều kiện theo Điều 365 Bộ luật Hình sự 2015.
Các mức phạt, trường hợp xử phạt cụ thể đối với tội môi giới hối lộ như sau:
Mức phạt | Trường hợp áp dụng mức phạt | Căn cứ pháp luật |
Có thể được miễn trách nhiệm hình sự | người môi giới chủ động khai báo trước khi bị phát giác | khoản 6 Điều 365 Bộ luật Hình sự 2015 |
Khung cơ bản:
| Thỏa mãn các yếu tố cấu thành tội phạm cơ bản của tội môi giới hối lộ như dấu hiệu về mặt chủ quan, mặt khách quan,.. | khoản 1 Điều 365 Bộ luật Hình sự 2015 |
Khung tăng nặng trách nhiệm hình sự thứ 1: Phạt tù có thời hạn từ 2 đến 7 năm | Phạm tội thuộc một trong các trường hợp được liệt kê dưới đây:
| khoản 2 Điều 365 Bộ luật Hình sự 2015 |
Khung tăng nặng trách nhiệm hình sự thứ 2: Phạt tù có thời hạn từ 5 đến 10 năm | Phạm tội trong trường hợp của hối lộ có giá trị từ 500 triệu đồng đến dưới 1 tỷ đồng | khoản 3 Điều 365 Bộ luật Hình sự 2015 |
Khung tăng nặng trách nhiệm hình sự thứ 3: Phạt tù có thời hạn từ 8 đến 15 năm | Phạm tội trong trường hợp của hối lộ có giá trị từ 1 tỷ đồng trở lên | khoản 4 Điều 365 Bộ luật Hình sự 2015 |
Hình phạt bổ sung: Phạt tiền từ 20 triệu đến 200 triệu | Có thể được áp dụng với mọi tội phạm môi giới hối lộ bị truy cứu trách nhiệm hình sự | khoản 5 Điều 365 Bộ luật Hình sự 2015 |
Như vậy, người phạm tội môi giới hối lộ có thể phải chịu mức án tù lên đến 15 năm. Có thể phải chịu thêm hình phạt bổ sung là phạt tiền với mức tối đa là 200 triệu.
Người phạm tội môi giới hối lộ cũng có thể được miễn trách nhiệm hình sự nếu như chủ động khai báo trước khi bị phát giác.