hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Tư, 23/11/2022
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Tội mua bán hóa đơn: Dấu hiệu nhận biết, mức phạt thế nào?

Tội mua bán hóa đơn theo Bộ luật Hình sự 2015 là tội danh gì? Tội mua bán hóa đơn bị đi tù bao nhiêu năm? Cùng HieuLuat giải đáp những vướng mắc về tội mua bán hóa đơn trong bài viết dưới đây.

 

Câu hỏi: Xin chào Luật sư, tôi có nghe nói đến tội danh mua bán hóa đơn trái phép.

Vậy, Luật sư có thể giải đáp giúp tôi, tội phạm loại này có cấu thành như thế nào? Người phạm tội mua bán hóa đơn trái phép sẽ phải chịu mức án phạt ra sao?

Chào bạn, chúng tôi xin giải đáp vướng mắc về tội mua bán hóa đơn theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015, Bộ luật Hình sự sửa đổi bổ sung 2017 như sau:

Hiểu thế nào là tội mua bán hóa đơn?

Tội mua bán hóa đơn, tội mua bán hóa đơn trái phép là những tên thường gọi của tội phạm mua bán về hóa đơn được quy định tại Điều 203 Bộ luật Hình sự 2015, là một trong những loại tội phạm trong lĩnh vực thuế, tài chính tại Mục 2 của Bộ luật này.

Theo đó, tội mua bán hóa đơn có tên đầy đủ là Tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước.

Hành vi mua bán trái phép hóa đơn được hiểu là hành vi mua đi bán lại hóa đơn không được phép mua bán theo quy định pháp luật để thu lợi. Hóa đơn không được phép mua bán có thể là hóa đơn giả, hóa đơn được in ấn đúng quy định nhưng được lập không đúng với hàng hóa, dịch vụ…

Người có hành vi mua bán trái phép hóa đơn nếu không có đủ dấu hiệu, yếu tố cấu thành tội mua bán trái phép hóa đơn tại Điều 203 thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội trốn thuế.

Người phạm tội mua bán trái phép hóa đơn có thể là cá nhân hoặc pháp nhân.

Bộ luật Hình sự 2015, Bộ luật Hình sự sửa đổi, bổ sung 2017 quy định về tội phạm này như sau:

Điều 203. Tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước

1. Người nào in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước ở dạng phôi từ 50 số đến dưới 100 số hoặc hóa đơn, chứng từ đã ghi nội dung từ 10 số đến dưới 30 số hoặc thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Hóa đơn, chứng từ ở dạng phôi từ 100 số trở lên hoặc hóa đơn, chứng từ đã ghi nội dung từ 30 số trở lên;

đ) Thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên;

e) Gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước 100.000.000 đồng trở lên;

g) Tái phạm nguy hiểm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

4. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d, đ, e và g khoản 2 Điều này thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;

c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

d) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định từ 01 năm đến 03 năm hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Dấu hiệu nhận biết cơ bản của tội danh/cấu thành cơ bản của tội danh này như sau:

Một số yếu tố cấu thành tội phạm

Người phạm tội là cá nhân

Người phạm tội là pháp nhân thương mại

Đặc điểm về chủ thể

Người từ đủ 16 tuổi trở lên và có năng lực chịu trách nhiệm hình sự

Là pháp nhân thương mại thỏa mãn quy định tại Điều 75, Điều 76 Bộ luật Hình sự 2015, khoản 11 Điều 1 Bộ luật Hình sự sửa đổi bổ sung 2017

Hành vi

  • Mua bán trái phép hóa đơn ở dạng phôi là từ 50 đến 100 số hoặc hóa đơn đã ghi nội dung từ 10 số đến dưới 30 số;

  • Hoặc hành vi mua bán hóa đơn có thu lợi bất chính từ 30 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng;

  • Trong đó hành vi mua bán trái phép hóa đơn được hiểu là:

    • Hành vi mua, bán hoá đơn chưa ghi nội dung hoặc ghi nội dung không đầy đủ, không chính xác theo quy định pháp luật;

    • Hành vi mua, bán hoá đơn đã ghi nội dung, nhưng không có hàng hoá, dịch vụ kèm theo (hay còn có tên thường gọi là mua bán hóa đơn khống);

    • Hành vi mua, bán hoá đơn giả/hoặc hóa đơn chưa có giá trị sử dụng/hoặc hóa đơn đã hết giá trị sử dụng/hoặc hóa đơn của cơ sở kinh doanh, dịch vụ khác để hợp thức hóa hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc cấp cho khách hàng khi bán hàng hóa dịch vụ;

    • Hành vi mua, bán, sử dụng hoá đơn có sự chênh lệch về giá trị hàng hoá, dịch vụ giữa các liên của hoá đơn (liên giao cho khách hàng, liên giữ lại có giá trị hàng hóa, dịch vụ không giống nhau);

Khách thể của tội phạm

Xâm phạm đến hoạt động quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực thuế, tài chính

Lỗi của người phạm tội

Lỗi cố ý trực tiếp

Như vậy, để nhận diện tội mua bán hóa đơn/mua bán trái phép hóa đơn có thể thông qua một số dấu hiệu cơ bản như chúng tôi đã nêu trên.

toi mua ban hoa don

Tội mua bán hóa đơn phải chịu mức phạt như thế nào?

Tội danh mua bán trái phép hóa đơn có chủ thể phạm tội là cá nhân và tổ chức. Do vậy, hình phạt được áp dụng đối với từng chủ thể phạm tội là khác nhau.

Căn cứ Điều 203 Bộ luật Hình sự 2015, cá nhân phạm tội mua bán trái phép hóa đơn bị áp dụng 2 khung hình phạt chính (khung hình phạt cơ bản và khung hình phạt tăng nặng), đồng thời có thể phải chịu hình phạt bổ sung.

Đối với chủ thể phạm tội là pháp nhân, hình phạt chính được áp dụng là phạt tiền, ngoài ra, pháp nhân thương mại phạm tội có thể chịu hình phạt bổ sung là phạt tiền hoặc cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định.

Cụ thể mức phạt, trường hợp phạm tội bị áp dụng các mức phạt của người phạm tội mua bán trái phép hóa đơn là cá nhân hoặc pháp nhân thương mại như sau:

Chủ thể của tội phạm phạm là cá nhân

Chủ thể của tội phạm là pháp nhân thương mại

Mức phạt cụ thể của tội mua bán trái phép hóa đơn

Trường hợp áp dụng mức phạt

Mức phạt cụ thể của tội mua bán trái phép hóa đơn

Trường hợp áp dụng mức phạt

Khung hình phạt cơ bản (khoản 1 Điều 203 Bộ luật Hình sự 2015):

  • Phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 200 triệu đồng;

  • Hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm;

  • Hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm;

Người vi phạm thỏa mãn cấu thành tội phạm mua bán trái phép hóa đơn và thuộc trường hợp:

  • Mua bán trái phép hóa đơn ở dạng phôi từ 50 đến dưới 100 phôi;

  • Hoặc thu lợi bất chính từ 30 triệu đến dưới 100 triệu đồng;

Khung hình phạt thứ 1 (điểm a khoản 4 Điều 203 Bộ luật Hình sự 2015):

Phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 500 triệu đồng

Phạm tội thỏa mãn cấu thành tội phạm và thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 203 Bộ luật Hình sự 2015

Khung hình phạt tăng nặng trách nhiệm hình sự (khoản 2 Điều 203 Bộ luật Hình sự 2015):

Phạt tiền từ 200 triệu đến 500 triệu đồng;

Hoặc phạt tù từ 1 năm đến 5 năm;

Phạm tội thỏa mãn cấu thành tội phạm và thuộc một trong những trường hợp sau đây:

  • Phạm tội có tổ chức;

  • Hoặc phạm tội có tính chất chuyên nghiệp;

  • Hoặc lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thực hiện hành vi phạm tội;

  • Hoặc phạm tội trong trường hợp hóa đơn ở dạng phôi từ 100 số trở lên hoặc hóa đơn đã ghi nội dung từ 30 số trở lên;

  • Hoặc hành vi phạm tội thu lợi bất chính 100 triệu đồng trở lên;

  • Hoặc phạm tội gây thiệt hại cho ngân sách Nhà nước 100 triệu đồng trở lên;

  • Hoặc thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm;

Khung hình phạt thứ 2 (điểm b khoản 4 Điều 203 Bộ luật Hình sự 2015):

Phạt tiền từ 500 triệu đồng đến 1 tỷ đồng

Phạm tội thỏa mãn cấu thành tội phạm cơ bản và thuộc một trong những trường hợp quy định tại điểm a, b, d, đ, e, g khoản 2 Điều 203 Bộ luật Hình sự 2015

-/-

-/-

Khung hình phạt thứ 3 (điểm c khoản 4 Điều 203 Bộ luật Hình sự 2015):

Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn

Nếu phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 Bộ luật Hình sự 2015

Điều 79. Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn

1. Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn là chấm dứt hoạt động của pháp nhân thương mại trong một hoặc một số lĩnh vực mà pháp nhân thương mại phạm tội gây thiệt hại hoặc có khả năng thực tế gây thiệt hại đến tính mạng của nhiều người, gây sự cố môi trường hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội và không có khả năng khắc phục hậu quả gây ra.

2. Pháp nhân thương mại được thành lập chỉ để thực hiện tội phạm thì bị đình chỉ vĩnh viễn toàn bộ hoạt động.

Hình phạt bổ sung (khoản 3 Điều 203 Bộ luật Hình sự 2015):

  • Phạt tiền từ 10 đến 50 triệu đồng;

  • Hoặc cấm đảm nhiệm chức vụ từ 1 đến 5 năm;

  • Hoặc cấm hành nghề từ 1 đến 5 năm;

  • Hoặc cấm làm công việc nhất định từ 1 đến 5 năm;

  • Tùy thuộc từng vụ án mà Hội đồng xét xử được quyền quyết định;

  • Hình phạt bổ sung có thể được áp dụng với mọi tội phạm mua bán trái phép hóa đơn được quy định tại Điều 203 Bộ luật Hình sự 2015 mà chủ thể là cá nhân

Hình phạt bổ sung (điểm d khoản 4 Điều 203 Bộ luật Hình sự 2015):

Phạt tiền từ 50 triệu đến 200 triệu đồng;

Cấm kinh doanh từ 1 đến 3 năm;

Hoặc cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định từ 1 năm đến 3 năm;

Hoặc cấm huy động vốn từ 1 năm đến 3 năm;

  • Tùy thuộc từng vụ án mà Hội đồng xét xử được quyền quyết định;

  • Hình phạt bổ sung có thể được áp dụng với mọi tội phạm mua bán trái phép hóa đơn được quy định tại Điều 203 Bộ luật Hình sự 2015 mà chủ thể là pháp nhân thương mại

Kết luận: Cá nhân phạm tội mua bán hóa đơn theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015/hay chính là mua bán trái phép hóa đơn có thể phải chịu mức án tù lên đến 5 năm và có thể phải chịu một, một số hình phạt bổ sung.

Pháp nhân thương mại phạm tội có thể phải bị áp dụng hình phạt cao nhất là đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.

Trên đây là giải đáp thắc mắc về tội mua bán hóa đơn, nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ  19006192 để được hỗ trợ.
Nguyễn Văn Việt

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Văn Việt

Công ty Luật TNHH I&J - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X