hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Năm, 24/11/2022
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Tội vận chuyển hàng cấm phải đi tù bao nhiêu năm?

Tội vận chuyển hàng cấm bị xử lý hình sự khi nào? Tội vận chuyển hàng cấm phải chịu hình phạt cao nhất là bao nhiêu năm tù? Cùng HieuLuat tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

 

Câu hỏi: Chào Luật sư, tôi có nghe nói đến tội phạm hình sự vận chuyển hàng cấm.

Xin Luật sư giải đáp cho tôi được biết những loại hàng hóa nào được coi là hàng cấm và tội vận chuyển hàng cấm phải chịu mức án phạt thế nào?

Chào bạn, tội vận chuyển hàng cấm là một trong những tội phạm theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015, người phạm tội này có thể phải chịu mức hình phạt như sau:

Tội vận chuyển hàng cấm đi tù bao nhiêu năm?

Tội vận chuyển hàng cấm có tên đầy đủ là Tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm được quy định tại Điều 191 Bộ luật Hình sự 2015, khoản 41 Điều 1 Bộ luật Hình sự sửa đổi bổ sung 2017.

Đây là một trong những tội phạm thuộc nhóm các tội phạm trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, thương mại tại Mục 1 Chương XVIII phần các tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế của Bộ luật Hình sự 2015.

Tội vận chuyển hàng cấm là một trong hai tội danh được ghép thành tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm và được quy định cụ thể như sau:

Điều 191. Tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm

1. Người nào tàng trữ, vận chuyển hàng cấm thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 232, 234, 239, 244, 246, 249, 250, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng từ 50 kilôgam đến dưới 100 kilôgam hoặc từ 50 lít đến dưới 100 lít;

b) Thuốc lá điếu nhập lậu từ 1.500 bao đến dưới 3.000 bao;

c) Pháo nổ từ 06 kilôgam đến dưới 40 kilôgam;

d) Hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

đ) Hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;

e) Hàng hóa dưới mức quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản này nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 188, 189, 190, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

d) Có tính chất chuyên nghiệp;

đ) Thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng từ 100 kilôgam đến dưới 300 kilôgam hoặc từ 100 lít đến dưới 300 lít;

e) Thuốc lá điếu nhập lậu từ 3.000 bao đến dưới 4.500 bao;

g) Pháo nổ từ 40 kilôgam đến dưới 120 kilôgam;

h) Hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

i) Hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 300.000.000 đồng đến dưới 700.000.000 đồng;

k) Vận chuyển qua biên giới, trừ hàng hóa là thuốc lá điếu nhập lậu;

l) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng 300 kilôgam trở lên hoặc 300 lít trở lên;

b) Thuốc lá điếu nhập lậu 4.500 bao trở lên;

c) Pháo nổ 120 kilôgam trở lên;

d) Hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá 500.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên;

đ) Hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính 700.000.000 đồng trở lên.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, d, đ, e, g, h, i, k và l khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;

c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;

d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

đ) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Theo đó, có 3 khung hình phạt áp dụng đối với cá nhân phạm tội và có 4 mức phạt cụ thể đối với pháp nhân phạm tội.

Chủ thể của tội phạm còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung cho hành vi phạm tội của mình, cụ thể như sau:

Chủ thể của tội phạm là cá nhân

Chủ thể của tội phạm là pháp nhân thương mại

Khung hình phạt, mức phạt cụ thể

Trường hợp bị áp dụng mức phạt

Khung hình phạt, mức phạt cụ thể

Trường hợp bị áp dụng mức phạt

Khung hình phạt cơ bản của tội vận chuyển hàng cấm:

  • Phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 300 triệu đồng;

  • Hoặc phạt tù có thời hạn từ 6 tháng đến 3 năm;

Thỏa mãn cấu thành tội phạm tội vận chuyển hàng cấm, cụ thể thuộc một trong những trường hợp sau đây:

a) Thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng từ 50 kilôgam đến dưới 100 kilôgam hoặc từ 50 lít đến dưới 100 lít;

b) Thuốc lá điếu nhập lậu từ 1.500 bao đến dưới 3.000 bao;

c) Pháo nổ từ 06 kilôgam đến dưới 40 kilôgam;

d) Hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

đ) Hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;

e) Hàng hóa dưới mức quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản này nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 188, 189, 190, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Khung hình phạt thứ nhất:

Phạt tiền từ 300 triệu đồng đến 1 tỷ đồng

Pháp nhân thương mại phạm tội thuộc một trong những trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 191 Bộ luật Hình sự 2015

Khung hình phạt tăng nặng trách nhiệm hình sự thứ 1 của tội vận chuyển hàng cấm:

  • Phạt tiền từ 300 triệu đồng đến 1 tỷ đồng;

  • Hoặc phạt tù từ 2 năm đến 5 năm;

Thỏa mãn cấu thành tội phạm cơ bản và thuộc một trong những trường hợp sau:

  • Phạm tội có tổ chức;

  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thực hiện tội phạm;

  • Thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm;

  • Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức để thực hiện hành vi phạm tội;

  • Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp;

  • Vận chuyển hàng cấm là thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng từ 100 kg đến dưới 300 kg hoặc từ 100 lít đến dưới 300 lít;

  • Hàng hóa vận chuyển là thuốc lá điếu nhập lậu từ 3.000 bao đến dưới 4.500 bao;

  • Vận chuyển hàng hóa bị cấm là pháo nổ từ 40 kg đến dưới 120 kg;

  • Hoặc vận chuyển hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá từ 300 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng hoặc thu lợi bất chính từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng;

  • Vận chuyển hàng hóa bị cấm là hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam trị giá từ 500 triệu đồng đến dưới 1 tỷ đồng hoặc thu lợi bất chính từ 300 triệu đồng đến dưới 700 triệu đồng;

  • Thực hiện hành vi vận chuyển hàng hóa cấm qua biên giới, trừ hàng hóa là thuốc lá điếu nhập lậu;

Khung hình phạt thứ 2:

Phạt tiền từ 1 tỷ đồng đến 3 tỷ đồng

Pháp nhân thương mại phạm tội thuộc một trong những trường hợp quy định tại điểm a, d, đ, e, g, h, i, k, l khoản 2 Điều 191 Bộ luật Hình sự 2015

Khung hình phạt tăng nặng thứ 2:

Phạt tù có thời hạn từ 5 đến 10 năm

Áp dụng đối với trường hợp người phạm tội thỏa mãn cấu thành tội phạm và thuộc một trong những trường hợp sau đây:

  • Hàng cấm được vận chuyển là thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng 300 kg trở lên hoặc 300 lít trở lên;

  • Hàng cấm được vận chuyển là thuốc lá điếu nhập lậu 4.500 bao trở lên;

  • Hoặc thực hiện vận chuyển hàng cấm là pháo nổ 120 kg trở lên;

  • Hoặc thực hiện vận chuyển hàng cấm là hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá 500 triệu đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính 500 triệu đồng trở lên;

  • Hàng hóa được vận chuyển là hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam trị giá 1 tỷ đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính 700 triệu đồng trở lên;

Khung hình phạt thứ 3:

  • Phạt tiền từ 3 tỷ đồng đến 5 tỷ đồng;

  • Hoặc đình chỉ hoạt động từ 6 tháng đến 3 năm;

Pháp nhân thương mại phạm tội thuộc một trong những trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 191 Bộ luật Hình sự 2015

-/-

-/-

Khung hình phạt thứ 4:

Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn

Nếu pháp nhân thương mại phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 Bộ luật Hình sự 2015:

Điều 79. Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn

1. Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn là chấm dứt hoạt động của pháp nhân thương mại trong một hoặc một số lĩnh vực mà pháp nhân thương mại phạm tội gây thiệt hại hoặc có khả năng thực tế gây thiệt hại đến tính mạng của nhiều người, gây sự cố môi trường hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội và không có khả năng khắc phục hậu quả gây ra.

2. Pháp nhân thương mại được thành lập chỉ để thực hiện tội phạm thì bị đình chỉ vĩnh viễn toàn bộ hoạt động.

Hình phạt bổ sung:

  • Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng;

  • Hoặc cấm đảm nhiệm chức vụ từ 1 đến 5 năm;

  • Hoặc cấm hành nghề từ 1 đến 5 năm;

  • Hoặc cấm làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm;

Có thể được áp dụng đối với mọi tội phạm có chủ thể là cá nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh này

Hình phạt bổ sung được áp dụng:

  • Phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 200 triệu đồng;

  • Hoặc cấm kinh doanh từ 1 đến 3 năm;

  • Hoặc cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định từ 1 đến 3 năm;

  • Hoặc cấm huy động vốn từ 1 năm đến 3 năm;

Có thể được áp dụng đối với mọi tội phạm có chủ thể là pháp nhân thương mại bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh này

Kết luận: Cá nhân phạm tội vận chuyển hàng cấm có thể phải chịu mức phạt tù lên đến 10 năm và phải chịu một hoặc một số hình phạt bổ sung như phạt tiền,...

Pháp nhân thương mại phạm tội có thể phải chịu mức phạt cao nhất là đình chỉ hoạt động vĩnh viễn và có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung như phạt tiền, cấm kinh doanh, huy động vốn trong thời hạn nhất định…

toi van chuyen hang cam


Khi nào vận chuyển hàng cấm được coi là tội phạm?

Từ quy định tại Điều 191 Bộ luật Hình sự 2015, hàng hóa được coi là hàng cấm gồm thuốc bảo vệ thực vật thuộc danh mục bị Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng, hoặc pháo nổ, thuốc lá nhập lậu, hàng hóa khác.

Để nhận biết loại tội phạm này, có thể thông qua một số yếu tố cấu thành cơ bản như sau:

Dấu hiệu nhận biết tội vận chuyển hàng cấm/cấu thành tội phạm

Mô tả cụ thể

Hành vi phạm tội

Người phạm tội thực hiện vận chuyển hàng hóa thuộc một trong những trường hợp sau:

  • Vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng từ 50kg hoặc từ 50 lít trở lên;

  • Vận chuyển thuốc lá điếu nhập lậu từ 1.500 bao trở lên;

  • Vận chuyển pháo nổ từ 6kg trở lên;

  • Vận chuyển hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá từ 100 triệu đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính từ 50 triệu đồng trở lên;

  • Vận chuyển hàng hóa vận chuyển là loại hàng hóa chưa được phép lưu hành/hoặc chưa được phép sử dụng tại Việt Nam mà có trị giá từ 200 triệu đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính từ 100 triệu đồng trở lên;

  • Hoặc vận chuyển hàng hóa có khối lượng, trọng lượng nhỏ hơn so với khối lượng, trọng lượng hàng hóa được liệt kê ở trên nhưng người phạm tội đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

Chủ thể phạm tội

  • Cá nhân từ đủ 16 tuổi trở lên và có năng lực chịu trách nhiệm hình sự;

  • Pháp nhân thương mại thỏa mãn quy định tại Điều 75, Điều 76 Bộ luật Hình sự 2015;

Khách thể của tội phạm

Tội phạm này xâm phạm đến trật tự quản lý kinh tế, xâm phạm đến chế độ độc quyền của Nhà nước trong vận chuyển hàng cấm

Đối tượng của tội phạm

  • Các loại pháo nổ;

  • Thuốc bảo vệ thực vật;

  • Thuốc lá nhập lậu;

  • Các hàng hóa khác thuộc danh mục hàng cấm theo quy định pháp luật;...

Lỗi của tội phạm

Lỗi cố ý trực tiếp

Mục đích phạm tội

Thu lợi bất chính từ hoạt động vận chuyển hàng cấm

Hậu quả của tội phạm

Có thể biểu hiện qua trị giá hàng hóa vận chuyển lậu, số tiền thu lợi bất chính… trong từng điều khoản cụ thể của tội phạm

Như vậy, thông qua các yếu tố cấu thành tội phạm của tội vận chuyển hàng cấm, có thể xác định được những trường hợp được coi là tội phạm theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015, Bộ luật Hình sự sửa đổi bổ sung 2017.

Trên đây là giải đáp thắc mắc về tội vận chuyển hàng cấm, nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ  19006199 để được hỗ trợ.
Nguyễn Văn Việt

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Văn Việt

Công ty Luật TNHH I&J - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X