hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Sáu, 18/11/2022
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Tội xâm phạm mồ mả: Dấu hiệu nhận biết và hình phạt thế nào?

Tội xâm phạm mồ mả có cấu thành tội phạm như thế nào? Mức phạt áp dụng đối với tội xâm phạm mồ mả là gì? Cùng HieuLuat tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

 

Câu hỏi: Chào Luật sư, tôi muốn hỏi, tội danh xâm phạm mồ mả được cấu thành như thế nào? Mức phạt đối với tội xâm phạm mồ mả ra sao thưa Luật sư?

Chào bạn, chúng tôi xin giải đáp những vướng mắc của bạn về tội xâm phạm mồ mả theo quy định pháp luật hiện hành như sau:

Tội xâm phạm mồ mả có cấu thành thế nào?

Tội xâm phạm mồ mả là một trong những tội danh thuộc nhóm các tội phạm khác xâm phạm trật tự công cộng được quy định tại Mục 4 Bộ luật Hình sự 2015.

Mồ mả được hiểu là phần mộ của người chết được chôn cất tại nghĩa trang hoặc khu vực chôn cất tập trung hoặc ở nơi khác.

Mồ mả thường có cấu tạo gồm phần được xây, đắp, bia đá, quan tài trong mộ, tài sản để trên/hoặc trong mộ, các cấu trúc/vật được xây đắp phía trên phần mộ.

Xâm phạm mồ mả là một trong những hành vi cấu thành tội danh tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt theo quy định tại Điều 319 Bộ luật Hình sự 2015.

Cụ thể tội danh này như sau:

Điều 319. Tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt

1. Người nào đào, phá mồ mả, chiếm đoạt những đồ vật để ở trong mộ, trên mộ hoặc có hành vi khác xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

b) Chiếm đoạt hoặc hủy hoại vật có giá trị lịch sử, văn hóa;

c) Vì động cơ đê hèn;

d) Chiếm đoạt bộ phận thi thể, hài cốt.

Theo đó, để nhận biết tội danh này, có thể thông qua một số dấu hiệu nhận biết cơ bản sau đây:

Yếu tố/dấu hiệu nhận biết

Mô tả cụ thể

Hành vi

  • Đào, phá mồ mả;

  • Chiếm đoạt những đồ vật ở trong/hoặc ử trên mộ;

  • Hoặc có các hành vi xâm phạm mồ mả khác như: Phá hủy những kiến trúc (tượng đài, bia đá) trên mồ mả, chiếm đoạt đồ vật để trên mồ mả/trong mộ;

  • Hoặc đào mồ mả để lấy tài sản, trang sức…được chôn theo người chết;

Lưu ý: Tội phạm được coi là hoàn thành khi chủ thể thực hiện một trong những hành vi nêu trên.

Chủ thể

Người có đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự và từ đủ 16 tuổi trở lên

Lỗi của tội phạm

Lỗi cố ý

Mục đích, động cơ phạm tội

  • Đa dạng và không phải là yếu tố/dấu hiệu bắt buộc để cấu thành tội phạm.

  • Ví dụ như trả thù cá nhân, chiếm đoạt tài sản, …

Khách thể của tội phạm

Xâm phạm đến trật tự an toàn xã hội, xâm phạm phong tục tập quán, thuần phong mỹ tục của dân tộc

Như vậy, tội xâm phạm mồ mả có tên đầy đủ là tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt được quy định tại Điều 319 Bộ luật Hình sự 2015.

Có thể nhận biết tội danh này thông qua một số dấu hiệu nhận biết như hành vi, chủ thể, khách thể... mà chúng tôi đã nêu trên.

toi xam pham mo ma

Hình phạt của tội xâm phạm mồ mả là gì?

Pháp luật hình sự quy định 2 khung hình phạt đối với tội danh này (khung hình phạt cơ bản và khung hình phạt tăng nặng) và không có hình phạt bổ sung.

Mỗi khung hình phạt tương ứng với những hành vi phạm tội được quy định tại Điều 319 Bộ luật Hình sự 2015. Cụ thể các mức phạt như sau:

Khung hình phạt của tội xâm phạm mồ mả

Trường hợp áp dụng cụ thể

Khung hình phạt cơ bản:

  • Cải tạo không giam giữ đến 2 năm;

  • Hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm;

Thỏa mãn cấu thành cơ bản của tội xâm phạm mồ mả được quy định tại Khoản 1 Điều 319 Bộ luật Hình sự 2015

Khung hình phạt tăng nặng trách nhiệm hình sự:

Phạt tù có thời hạn, thời hạn tù là từ 3 năm đến 10 năm

Nếu chủ thể phạm tội thuộc một trong những trường hợp được nêu dưới đây:

  • Làm chết người;

  • Hoặc phạm tội dẫn đến thu lợi bất chính 200 triệu đồng trở lên;

  • Phạm tội nhằm chiếm đoạt hoặc hủy hoại vật có giá trị lịch sử, văn hóa: Việc xác định những vật có giá trị lịch sử, văn hóa được thực hiện theo quy định pháp luật;

  • Hoặc phạm tội vì động cơ đê hèn: Được hiểu là xuất phát từ những động cơ mang tính chất ích kỷ, bội bạc, xấu xa, ti tiện, hèn hạ;

  • Hoặc phạm tội nhằm mục đích chiếm đoạt bộ phận thi thể, hài cốt;

Từ căn cứ và phân tích đã nêu trên, có thể nhận thấy, người phạm tội xâm phạm mồ mả có thể được hưởng án treo nếu thỏa mãn đồng thời các điều kiện tại Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP, Nghị quyết 01/2022/NQ-HĐTP như:

  • Hình phạt tù áp dụng đối với tội phạm này là không quá 3 năm;

  • Người phạm tội có nhân thân là ngoài lần phạm tội này, người phạm tội chấp hành chính sách, pháp luật và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công dân ở nơi cư trú, nơi làm việc;

  • Có 2 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên trong đó có ít nhất 1 tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 và không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 2 Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015;

  • Người phạm tội phải có nơi cư trú rõ ràng hoặc nơi làm việc ổn định để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám sát, giáo dục;

  • Khi Hội đồng xét xử, Tòa án xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù nếu người phạm tội có khả năng tự cải tạo và việc cho họ hưởng án treo không gây nguy hiểm cho xã hội; không ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Như vậy, người phạm tội xâm phạm mồ mả tùy thuộc vào tội danh bị truy tố mà có thể phải chịu mức án phạt lên đến 7 năm tù.

Trên đây là giải đáp thắc mắc về tội xâm phạm mồ mả, nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ  19006199 để được hỗ trợ.
Nguyễn Văn Việt

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Văn Việt

Công ty Luật TNHH I&J - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X