Pháp luật hiện hành không chỉ bảo vệ người sống mà còn bảo hộ cả người chết. Thế nào là tội xâm phạm thi thể? Mức phạt ra sao?
Thế nào là tội xâm phạm thi thể?
1. Người nào đào, phá mồ mả, chiếm đoạt những đồ vật để ở trong mộ, trên mộ hoặc có hành vi khác xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Quy định này không nói rõ thế nào là xâm phạm thi thể mà chỉ quy định chung chung, hành vi khác nhằm xâm phạm thi thể thì bị phạt...
Pháp luật hiện hành không có quy định rõ ràng về thi thể. Tuy nhiên, theo từ điển tiếng Việt, thi thể nghĩa là xác người chết.
Xâm phạm thi thể hiểu đơn giản là hành vi của chủ thể tác động, chiếm đoạt các bộ phận trong thi thể của người đã chết mà không được sự đồng ý của chính người đó hoặc đại diện gia đình người đó.
Theo cách hiểu thông thường, thi thể này phải trong tình trạng chưa được mai táng, điện táng hay chưa bị chôn cất, mai táng... nghĩa là trước thời điểm bị xâm phạm, thi thể cá nhân vẫn đang ở trạng thái nguyên vẹn như khi cá nhân đó chết. Lúc này, hành vi xâm phạm làm biến dạng, làm ảnh hưởng tới sự nguyên vẹn của xác đó là hành vi xâm phạm thi thể.
Còn đối với trường hợp thi thể của cá nhân đã được chôn cất, mai táng, chưa bị phân hủy và bị người khác xâm phạm, thì hành vi này cần được xác định là xâm phạm mồ mả chứ không còn là xâm phạm thi thể.Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến cho rằng, hành vi được xác định là xâm phạm thi thể nếu đối tượng của hành vi trái pháp luật hướng tới là thi thể, mục đích của hành vi nhằm chiếm đoạt hoặc phá hủy bộ phận của thi thể và hậu quả làm mất đi sự toàn vẹn của thi thể cá nhân, không chỉ đối với thi thể chưa được chôn cất, mai táng mà cả đối với thi thể đã được chôn cất, mai táng nhưng chưa bị phân hủy, còn giữ nguyên dạng thi thể của cá nhân như khi cá nhân chết. Chỉ cần thi thể đó bị người khác có hành vi xâm phạm, nếu mục đích hành vi hướng tới thi thể và hậu quả làm mất đi sự toàn vẹn của thi thể thì phải xác định là xâm phạm thi thể chứ không phải xâm phạm mồ mả.
Một số ví dụ về xâm phạm thi thể như sau:
- Hành vi chiếm đoạt tay của thi thể của người bị sét đánh khi thi thể chưa được chôn cất;- Hành vi đốt xác của người chết khi người đó bị ốm chết, sau đó mới bàn giao cho gia đình người đó;
- Bác sĩ lấy tim của bệnh nhân vừa qua đời để hiến cho bệnh nhân khác mà không có sự đồng ý của chính người đó khi còn sống.
Dấu hiệu pháp lý của tội xâm phạm thi thể như sau:
- Khách thể của tội phạm: Xâm phạm vào trật tự an toàn xã hội, xâm phạm vào phong tục tập quán của dân tộc ta đối với thi thể, mồ mả, hài cốt của người đã chết.
- Mặt khách quan của tội phạm: Tội phạm được thể hiện bằng những hành vi như mổ để lấy các bộ phận trên cơ thể khi không được phép, chặt thi thể ra làm nhiều khúc để trả thù hả giận hay để sử dụng làm việc khác (làm bùa chú...)...
- Mặt chủ quan của tội phạm: Lỗi cố ý
- Chủ thể của tội phạm: Tội phạm được thực hiện bởi những người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi từ 16 tuổi trở lên.
Mức phạt tội xâm phạm thi thể thế nào?
Với tội xâm phạm thi thể, có hai khung hình phạt như sau:- Phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm: Áp dụng với người nào có hành vi xâm phạm thi thể;
Trên đây là giải đáp thế nào là tội xâm phạm thi thể? Mức phạt ra sao? Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ.