hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Năm, 16/02/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Hành vi tống tiền người khác bị xử lý thế nào? Làm gì khi bị tống tiền?

Tống tiền là gì? Bị tống tiền phải làm sao? Cách xử lý nếu bị tống tiền đơn giản, dễ áp dụng hiện nay là gì? Hình thức xử phạt đối với hành vi tống tiền là gì? Nếu bị tống tiền bằng hình ảnh, bằng clip thì xử lý thế nào? HieuLuat giải đáp chi tiết trong bài viết sau đây.

 
Mục lục bài viết
  • Tống tiền là gì? Cách thức tống tiền phổ biến hiện nay?
  • Cách xử lý khi bị tống tiền là gì?
  • Tống tiền người khác phạm tội gì?
  • Tống tiền nhưng chưa nhận tiền có bị xử lý hình sự không?
  • Tống tiền là vi phạm hình sự hay dân sự?

Câu hỏi: Dạ thưa luật sư, cháu bị người khác quay trộm trong lúc gọi video.

Người này yêu cầu cháu chuyển 500 ngàn đồng sẽ xóa video nếu không sẽ đăng lên mạng.

Cháu đồng ý và chuyển đủ rồi nhưng người đó không xóa video và lại yêu cầu cháu chuyển tiếp 500 ngàn đồng nữa nếu không sẽ đăng video lên mạng cho mọi người biết.

Hiện tại cháu rất hoang mang không biết lên làm thế nào, xin Luật sư hỗ trợ xử lý.

Câu hỏi từ khách hàng có địa chỉ email: nguyen..laiab@gmail.com

Chào bạn, với những vấn đề liên quan đến tống tiền là gì, bị tống tiền phải làm sao, hành vi tống tiền người khác được hiểu như thế nào, cách thức tống tiền phổ biến hiện nay liên quan đến vấn đề của bạn được chúng tôi giải đáp như sau:

Tống tiền là gì? Thủ đoạn tống tiền phổ biến hiện nay?

Trước hết, pháp luật hiện hành không định nghĩa về hành vi tống tiền.

Thực tế, tống tiền được hiểu là hành vi đe dọa, dọa nạt, uy hiếp hoặc bằng bất kỳ hình thức, thủ đoạn nào khác nhằm yêu cầu/buộc người khác phải nộp tiền cho mình.

Người thực hiện hành vi tống tiền có thể là cá nhân hoặc có thể là tổ chức.

Thủ đoạn thường dùng của người thực hiện hành vi tống tiền có thể là:

  • Đe dọa gửi, đăng các video, clip liên quan đến người bị đe dọa lên các trang mạng xã hội hoặc tới các đơn vị, cá nhân có ảnh hưởng tới người bị đe dọa (ví dụ gia đình, nơi làm việc…);

  • Đe dọa, uy hiếp sẽ sử dụng vũ lực (có thể có vũ khí hoặc không có vũ khí) để tấn công người bị đe dọa gây phương hại đến sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm của người bị đe dọa nếu không chuyển giao tiền cho người đe dọa;

  • Đe dọa gửi các thông tin bí mật, các bí quyết kinh doanh, các hồ sơ, tài liệu liên quan đến người bị tống tiền đến những địa điểm nhằm gây bất lợi hoặc gây thiệt hại cho họ;

  • Đe dọa, uy hiếp về tinh thần người khác nếu không sẽ thực hiện việc gây thiệt hại về tài sản như hủy hoại tài sản, hoặc tố giác hành vi vi phạm pháp luật/hành vi vi phạm đạo đức, loan tin về đời tư/làm lộ thông tin về công việc…của người bị đe dọa;

Cũng lưu ý: Bên cạnh hành vi chiếm đoạt tiền, người tống tiền còn có thể yêu cầu các lợi ích vật chất, tài sản khác từ người bị đe dọa.

Hiện nay, việc đe dọa tống tiền có thể xuất phát từ một số nguyên nhân như:

  • Có sự xung đột về lợi ích;

  • Có sự mâu thuẫn với nhau;

  • Xuất phát từ mong muốn chiếm đoạt tiền của người khác (chiếm đoạt tài sản);

Như vậy, tống tiền là gì được hiểu đơn giản là hành vi đe dọa, uy hiếp về tinh thần để người bị đe dọa tin rằng họ sẽ nguy hại về tính mạng, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản.

Từ đó, người đe dọa yêu cầu người bị đe dọa phải nộp tiền, chuyển các lợi ích vật chất tương đương như tiền hoặc các tài sản khác cho người đe dọa.

Hành vi tống tiền bị xử lý thế nào, nếu bị tống tiền phải làm sao được chúng tôi giải đáp như các phần dưới đây.

Tống tiền là gì? Làm gì khi bị tống tiền?
Tống tiền là gì? Làm gì khi bị tống tiền?

Cách xử lý khi bị tống tiền là gì?

Để bảo vệ quyền lợi khi bị tống tiền, đe dọa tống tiền, người bị đe dọa cần bình tĩnh, xử lý theo các hướng dẫn sau đây của chúng tôi (lưu ý, tùy thuộc từng trường hợp mà việc xử lý có thể lần lượt theo từng bước hoặc có sự kết hợp giữa các bước):

Một là, bình tĩnh, cố gắng kéo dài thời gian để tìm kiếm/xác minh thông tin, lựa chọn phương án xử lý phù hợp

  • Tùy thuộc từng trường hợp mà việc kéo dài thời gian có thể được tiến hành theo nhiều cách khác nhau như hỏi các thông tin về video, hình ảnh, tài liệu,... được sử dụng làm công cụ, phương tiện đe dọa, tống tiền;

  • Hỏi chi tiết về thời gian, địa điểm, số tài khoản nhận tiền, người nhận tiền và các thông tin khác liên quan đến việc giao nhận tiền/tài sản;

  • Nếu được, hãy ghi âm cuộc gọi, chụp lại hình ảnh cuộc đối thoại với người đe dọa, miễn sao càng có nhiều thông tin liên quan đến việc bị đe dọa càng tốt;

Hai là, xác minh các thông tin mà người đe dọa 

  • Nếu người đe dọa cho bạn thời gian để xác minh các thông tin, ví dụ chuyển tiền trong thời hạn 1 tiếng, 3 ngày… thì bạn cần phải xác minh lại các thông tin mà đối tượng này cung cấp là chính xác hay không;

  • Nếu họ không cho thời gian để thực hiện chuyển tiền, tài sản thì bạn cần phải cố gắng kéo dài thời gian, đồng thời với việc hồi tưởng/nhớ lại các thông tin đó hoặc đề nghị được xem trước các thông tin mà đối tượng đang đe dọa, uy hiếp để xác nhận mức độ đúng sai, chính xác;

  • Ngay khi có xác nhận mức độ đúng đắn của thông tin nhận được, bạn cân nhắc để lựa chọn phương án xử lý phù hợp nhất;

Ba là, lựa chọn phương án xử lý phù hợp

  • Phương án được ưu tiên lựa chọn là trình báo tới cơ quan công an gần nhất nơi bạn đang sinh sống;

    • Bạn nên tới trực tiếp cơ quan này để được hỗ trợ, hướng dẫn cách xử lý phù hợp;

    • Khi đi nên mang theo đầy đủ tài liệu, giấy tờ, bản ghi âm, ghi hình, bản ảnh… liên quan đến vụ việc cho cơ quan công an;

    • Đặc biệt, nếu như bạn đã chuyển khoản/chuyển tiền/chuyển tài sản cho người đe dọa thì nên lưu lại chứng cứ xác nhận đã chuyển tiền/tài sản để làm căn cứ xử lý;

  • Phương án ưu tiên thứ 2 có thể là liên hệ tới các cơ quan quản lý Nhà nước khác (ví dụ Ủy ban nhân dân xã, phường), các địa chỉ tiếp công dân của Nhà nước, các tổ chức hành nghề luật (ví dụ văn phòng luật, công ty luật, hội luật gia...) để được hỗ trợ, hướng dẫn cách xử lý;

    • Việc liên hệ với cơ quan Nhà nước khác nên được tiến hành trực tiếp: Bạn tới trực tiếp các cơ quan này và đề nghị được hỗ trợ pháp lý;

    • Bạn có thể liên hệ với các tổ chức hành nghề luật có thể thông qua số điện thoại hỗ trợ, email trực tuyến, website của các đơn vị… hoặc tới trực tiếp văn phòng/trụ sở của các đơn vị này;

  • Bạn cũng có thể lựa chọn phương án trao đổi với người nhà, người bạn tin tưởng hoặc người có chuyên môn thay vì lựa chọn phương án ưu tiên thứ 2;

    • Tuy nhiên, bạn cần đảm bảo rằng những người bạn hỏi ý kiến đều có kiến thức chuyên môn hoặc có kinh nghiệm xử lý các vấn đề liên quan đến vụ việc của mình;

Trên đây là một số phương án xử lý đơn giản, dễ thực hiện nhất khi bạn bị đe dọa, hoặc bị tống tiền.

Ngoài ra, bạn cũng có thể lựa chọn phương án khởi kiện dân sự, đòi bồi thường thiệt hại nếu như không đủ điều kiện khởi tố người có hành vi tống tiền theo quy định của pháp luật hình sự.

Như vậy, tống tiền là gì và phải xử lý hành vi tống tiền như thế nào đã được chúng tôi giải đáp tại phần trên.

Một trong những nguyên tắc để xử lý khi bị tống tiền là bạn cần bình tĩnh để xác nhận rõ yêu cầu của người đe dọa và cố gắng kéo dài thời gian có thể để có thêm thông tin, tìm phương án xử lý phù hợp.

Tống tiền có thể bị xử lý hình sự về tội cưỡng đoạt tài sản
Tống tiền có thể bị xử lý hình sự về tội cưỡng đoạt tài sản


Tống tiền người khác phạm tội gì?

Thông thường, hành vi tống tiền bằng clip, bằng video như bạn đang gặp phải sẽ có thể bị truy cứu hình sự với tội danh cưỡng đoạt tài sản theo quy định tại Điều 170 Bộ luật Hình sự.

Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, nếu hành vi của đối tượng là đe dọa, uy hiếp và yêu cầu ngay tức khắc phải đưa tiền, chuyển tiền mà không cho bạn thời gian suy nghĩ, chuẩn bị thì có thể bị truy cứu hình sự với tội danh cướp tài sản tại Điều 168 Bộ luật Hình sự.

Sự khác nhau giữa hai loại tội danh này là dựa vào yếu tố thời gian, tức đối tượng đe dọa có yêu cầu phải chuyển tiền/chuyển tài sản ngay tức khắc hay không.

Tùy thuộc mức độ vi phạm mà người phạm tội (người có hành vi đe dọa, uy hiếp để chiếm đoạt tiền phải chịu mức án khác nhau), cụ thể như sau:

Loại tội phạm

Tội cướp tài sản

Tội cưỡng đoạt tài sản

Hành vi cơ bản

  • Đe dọa, uy hiếp bằng vũ lực hoặc bằng các thủ đoạn khác ngay tức khắc hoặc để cho người bị đe dọa/bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được để chiếm đoạt tài sản;

  • Biểu hiện trong trường hợp của bạn như:

    • Đe dọa đưa hình ảnh, video, thông tin cá nhân…lên trang mạng xã hội ngay lập tức nếu không đưa tiền;

    • Đe dọa, uy hiếp sử dụng vũ lực khiến bạn rơi vào tình trạng không thể chống cự được, buộc bạn phải giao tiền, chuyển tiền ngay lập tức;

  • Đe dọa dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác để nhằm uy hiếp tinh thần người khác để nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản (thường đối tượng vi phạm sẽ cho nạn nhân một khoảng thời gian nhất định để chuyển tiền, tài sản cho mình);

  • Biểu hiện trong trường hợp của bạn:

    • Trong khoảng thời gian nhất định phải chuyển tiền cho đối tượng nếu không sẽ thực hiện đưa/gửi/phát tán hình ảnh, video, thông tin cá nhân…lên mạng xã hội, tới cơ quan làm việc…;

Mức phạt

  • Đây cũng là loại tội phạm có cấu thành hình thức, tức người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu đã thực hiện hành vi đe dọa dùng bạo lực, vũ lực, đe dọa ngay tức khắc làm cho người bị tấn công, người bị đe dọa lâm vào tình trạng không thể phản kháng, không thể chống cự được mà không cần quan tâm đến vấn đề tài sản đã bị chiếm đoạt hay chưa đều sẽ bị xử lý;

  • Mức phạt cụ thể đối với tội phạm này như sau:

    • Khung cơ bản: 3 - 10 năm tù;

    • Khung tăng nặng 1: 7 - 15 năm tù (ví dụ, chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50 triệu đến dưới 200 triệu đồng);

    • khung tăng nặng 2:  12 - 20 năm tù (ví dụ, chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200 triệu đến dưới 500 triệu đồng);

    • Khung tăng nặng 3: 18 - 20 năm hoặc tù chung thân (ví dụ, chiếm đoạt tài sản trị giá 500 triệu đồng trở lên);

  • Đây là tội phạm có cấu thành hình thức, nghĩa là đối tượng chỉ cần thực hiện hành vi đe dọa, uy hiếp tinh thần nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản (mà không phải là tội cướp) thì dù có chiếm đoạt tài sản được hay không đều bị xử lý hình sự;

  • Mức phạt cụ thể như sau:

    • Khung cơ bản: 1 - 5 năm tù;

    • Khung tăng nặng 1: 3 - 10 năm tù (ví dụ, chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50 triệu đến dưới 200 triệu đồng);

    • Khung tăng nặng 2: 7 -15 năm tù (ví dụ, chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200 triệu đến dưới 500 triệu đồng);

    • Khung tăng nặng 3: 12 - 20 năm tù (ví dụ, chiếm đoạt tài sản trị giá 500 triệu đồng trở lên);

Như vậy, tống tiền là gì, người thực hiện hành vi tống tiền sẽ bị xử lý hình sự như thế nào được thực hiện theo quy định của pháp luật hình sự.

Người có hành vi tống tiền, tùy thuộc các yếu tố cấu thành tội phạm khác mà có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh cưỡng đoạt tài sản hoặc cướp tài sản.

Do chúng tôi chưa có đầy đủ thông tin, hồ sơ, tài liệu về trường hợp của bạn nên chưa thể có đáp án chính xác nhất về mức xử lý hình sự cho bạn được.

Để được giải đáp chi tiết hơn về vấn đề tống tiền là gì, xử lý hình sự tội phạm tống tiền ra sao, bạn đọc vui lòng liên hệ  19006199 để được hỗ trợ trực tiếp.

 Tống tiền có thể bị xử lý hình sự hoặc dân sự

Tống tiền có thể bị xử lý hình sự hoặc dân sự


Tống tiền nhưng chưa nhận tiền có bị xử lý hình sự không?

Câu hỏi: Chào Luật sư, xin hỏi người có hành vi tống tiền nhưng chưa thực hiện nhận tiền chiếm đoạt thì có bị xử lý hình sự không?

Chân thành cảm ơn.

Như chúng tôi đã trình bày ở trên, người có hành vi tống tiền có thể bị xử lý hình sự với tội danh cưỡng đoạt tài sản hoặc cướp tài sản theo quy định của Bộ luật Hình sự.

Theo đó, người thực hiện hành vi tống tiền chưa cần phải nhận tiền chiếm đoạt cũng có thể bị truy cứu hình sự với tội danh nêu trên.

Cụ thể, người thực hiện hành vi tống tiền chỉ cần hoàn thành việc đe dọa, uy hiếp dùng vũ lực hoặc bằng các thủ đoạn khác để nạn nhân lâm vào tình trạng không thể phản kháng, hoặc để thực hiện mục đích chiếm đoạt tài sản mà không cần quan tâm đến hậu quả đã chiếm đoạt được tài sản hay chưa đều bị xử lý hình sự.

Nói cách khác, hậu quả nhận tiền/lấy được tiền chiếm đoạt không phải là yếu tố bắt buộc trong cấu thành tội phạm của loại tội danh này.

Lưu ý trường hợp, đối tượng không đảm bảo đủ các yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định pháp luật thì người thực hiện hành vi tống tiền sẽ không bị xử lý hình sự/truy cứu trách nhiệm hình sự.

Như vậy, tống tiền là gì, nếu chưa nhận tiền thì có bị xử lý hình sự không là hai trong nhiều vấn đề liên quan đến hành vi tống tiền được nhiều người quan tâm.

Từ quy định pháp luật hiện hành, suy ra, người có hành vi tống tiền mặc dù chưa nhận tiền chiếm đoạt vẫn có thể bị xử lý hình sự với tội danh cưỡng đoạt tài sản hoặc cướp tài sản.

Tống tiền là vi phạm hình sự hay dân sự?

Câu hỏi: Chào Luật sư, hành vi tống tiền bằng hình ảnh, clip… là hành vi vi phạm pháp luật hình sự hay pháp luật dân sự?

Có phải mọi trường hợp đều bị truy cứu hình sự không?

Chào bạn, trước khi giải đáp vấn đề xử lý hành vi tống tiền bằng clip, bị tống tiền bằng hình ảnh mà bạn quan tâm, cần hiểu rõ hành vi tống tiền là gì như chúng tôi đã giải đáp ở trên.

Trách nhiệm pháp lý đối với hành vi tống tiền có thể là hình sự hoặc dân sự, tùy thuộc vào từng hồ sơ vụ việc. Cụ thể như sau:


Tống tiền phải chịu trách nhiệm dân sự thế nào?

Như chúng tôi đã trình bày ở các phần trên, hành vi tống tiền có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu thỏa mãn cấu thành tội phạm của tội cướp tài sản hoặc cưỡng đoạt tài sản.

Việc xử lý, truy cứu trách nhiệm hình sự được thực hiện trong trường hợp đối tượng thực hiện hành vi thỏa mãn các yếu tố cấu thành tội phạm như: Chủ thể (độ tuổi, năng lực chịu trách nhiệm hình sự), mặt khách quan, mặt chủ quan, khách thể của tội phạm.

Trong trường hợp không đủ căn cứ để xử lý hình sự, người thực hiện hành vi tống tiền có thể phải bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo quy định của pháp luật dân sự nếu bị nạn nhân khởi kiện.

Việc khởi kiện, xử lý yêu cầu bồi thường thiệt hại phụ thuộc yêu cầu khởi kiện, chứng cứ chứng minh và quyết định của tòa án có thẩm quyền.

Như vậy, tống tiền là gì, có phải mọi hành vi tống tiền đều bị xử lý hình sự không được chúng tôi giải đáp chi tiết ở trên.

Cụ thể, người thực hiện hành vi tống tiền có thể không bị truy cứu trách nhiệm hình sự mà phải chịu trách nhiệm dân sự.

Nên trình báo cơ quan công an nơi gần nhất ngay khi bị đe dọa tống tiền
Nên trình báo cơ quan công an nơi gần nhất ngay khi bị đe dọa tống tiền


Bị tống tiền bằng hình ảnh, phải làm gì?

Bị tống tiền bằng hình ảnh có thể được hiểu đơn giản là việc đe dọa, uy hiếp người có hình ảnh để nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản.

Việc tống tiền có thể được thực hiện thông qua điện thoại, trang mạng xã hội hoặc các phương tiện, hình thức khác.

Như chúng tôi đã phân tích, trình bày ở trên, khi bị tống tiền bằng hình ảnh, bạn có thể xử lý theo cách sau:

  • Trình báo công an;

  • Hỏi tham vấn từ các đơn vị, cơ quan tổ chức có chuyên môn khác;

  • Khởi kiện dân sự nếu chưa đủ để truy tố hình sự;

Tùy thuộc tình hình, hồ sơ vụ việc cụ thể mà người bị đe dọa lựa chọn phương án xử lý phù hợp.

Chi tiết các lưu ý khi lựa chọn từng cách xử lý được chúng tôi hướng dẫn ở các phần trên.

Như vậy, tống tiền là gì, hành vi tống tiền có thể bị truy cứu hình sự hay dân sự, nếu như bị tống tiền bằng hình ảnh thì nên xử lý thế nào đã được chúng tôi giải đáp như trên.

Về cơ bản, người bị tống tiền bằng hình ảnh cần bình tĩnh nếu bị đe dọa, uy hiếp để lấy được các thông tin hữu ích và để lựa chọn phương án xử lý phù hợp.

Bị tống tiền bằng clip, có thể tố cáo đến đâu?

Người bị tống tiền bằng clip có thể lựa chọn nơi tiếp nhận, xử lý như sau:

  • Cơ quan công an gần nhất nơi mình đang sinh sống: Đây là cơ quan có chức năng, nhiệm vụ tiếp nhận, xác minh và truy cứu trách nhiệm hình sự nếu thỏa mãn điều kiện của pháp luật hình sự;

  • Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan tiếp công dân gần nhất nơi bạn sinh sống: Đây là cơ quan có chức năng hướng dẫn bạn xử lý, giải quyết yêu cầu tố cáo hành vi tống tiền;

  • Ngoài ra, bạn cũng có thể liên hệ với các cơ quan/tổ chức hành nghề luật (ví dụ hội luật gia, công ty luật…) để được hướng dẫn, giải đáp các thắc mắc, xử lý theo quy định pháp luật;

Khi thực hiện tố cáo, tố giác hành vi vi phạm, bạn cũng cần chú ý chuẩn bị toàn bộ hồ sơ, giấy tờ, bản ghi âm, ghi hình có được để gửi tới các cơ quan này để việc xử lý được tiến hành nhanh chóng, thuận lợi hơn.

Như vậy, tống tiền là gì, tống tiền bằng hình ảnh, clip… thì xử lý thế nào, tố giác tới đâu được thực hiện như trên.

Bạn cũng cần lưu ý, việc tố giác cần phải được thực hiện càng sớm càng tốt, càng nhanh chóng càng dễ xử lý.

Nguyễn Văn Việt

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Văn Việt

Công ty Luật TNHH I&J - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X