hieuluat
Chia sẻ email
Chủ Nhật, 18/12/2022
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Người bị bệnh trầm cảm, người chuyển giới có phải đi nghĩa vụ không?

Bị trầm cảm có phải đi nghĩa vụ quân sự hay người chuyển giới có phải đi nghĩa vụ quân sự là những thắc mắc khá phổ biến trong mùa tuyển quân.

Trầm cảm có phải đi nghĩa vụ quân sự?

Câu hỏi: Em trai tôi đi khám, xác định bị trầm cảm thể nhẹ, rối loạn cảm xúc. Như vậy em trai tôi có phải đi nghĩa vụ quân sự không?

Theo quy khoản 1 Điều 41 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, được bổ sung bởi điểm c Khoản 1 Điều 49 Luật Dân quân tự vệ 2019 thì các trường hợp công dân sau đây được tạm hoãn gọi nhập ngũ:

- Công dân chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ (căn cứ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe)

- Công dân là lao động duy nhất trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động/chưa đến tuổi lao động. Gia đình công dân bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được UBND cấp xã xác nhận.

- Công dân là một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% - 80%.

- Công dân có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ, công dân là hạ sĩ quan, chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân.

- Công dân là người thuộc diện di dân, giãn dân trong 3 năm đầu đến các xã đặc biệt khó khăn theo dự án phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước do UBND cấp tỉnh trở lên quyết định.

- Cán bộ, công viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

- Đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy…

- Dân quân thường trực.

Theo quy định tại Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP không có trường hợp cụ thể về bệnh trầm cảm, rối loạn cảm xúc mà chỉ xác định vấn đề "loạn thần cảm xúc" là sức khỏe loại 6:

67

Loạn thần cảm xúc:

- Thể điển hình, cường độ mạnh, cơn kéo dài, mau tái  phát

6

- Thể trung bình, cơn thưa 1 - 3 năm /lần hoặc thể nhẹ chu kỳ cơn 3 - 5 năm

6

Trường hợp của em trai cần đánh giá, kết luận của Hội đồng có chuyên môn y khoa nên khi khám nghĩa vụ quân sự, em trai bạn cần trình kết quả chuẩn đoán của cơ sở y tế có thẩm quyền xác định loại bệnh cũng như mức độ bệnh để hội đồng khám đánh giá về việc có đủ sức khỏe để tham gia nghĩa vụ quân sự hay không?

tram cam co phai di nghia vu quan su

Chuyển giới có phải đi nghĩa vụ quân sự?

Câu hỏi: Cho tôi hỏi, một người là nam sau khi chuyển giới thành nữ thì có phải đi nghĩa vụ quân sự hay không?

Điều 6 Luật nghĩa vụ quân sự 2015 có quy định về nghĩa vụ phục vụ tại ngũ như sau:

1. Công dân nam trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự có nghĩa vụ phục vụ tại ngũ trong Quân đội nhân dân.

2. Công dân nữ trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự trong thời bình nếu tự nguyện và quân đội có nhu cầu thì được phục vụ tại ngũ.

Như vậy, nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ bắt buộc của công dân nam, với công dân nữ trong thời bình thì thực hiện nghĩa vụ quân sự trên tinh thần tự nguyện.

Về đối tượng miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự được quy định tại Điều 14 Luật này gồm:

Người khuyết tật, người mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh tâm thần hoặc bệnh mãn tính theo quy định của pháp luật.

Căn cứ các quy định, có thể thấy công dân nam chuyển giới không thuộc đối tượng miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự cũng không thuộc trường hợp không được đăng ký nghĩa vụ quân sự.

Tuy nhiên theo quy định tại Điều 37 Bộ luật Dân sự 2015:

Việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật. Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.

Do đó, sau khi thực hiện chuyển đổi giới tính, người chuyển đổi có nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch, có nghĩa là thay đổi giới tính của mình trên các giấy tờ, sổ sách. Như vậy, nam sau khi chuyển giới đã được pháp luật thừa nhận là có giới tính nữ, việc thực hiện nghĩa vụ quân sự đối người đã chuyển sang giới nữ chỉ thực hiện trên tình thần tự nguyện.

Trên đây là thông tin về vấn đề trầm cảm có phải đi nghĩa vụ quân sự?. Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ  19006199 để được hỗ trợ.

Tin cùng chủ đề

Có thể bạn quan tâm

X