Tranh chấp đất đai hợp tác xã, giải quyết bằng cách nào? Đất hợp tác xã có được cấp Giấy chứng nhận không? Cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.
Câu hỏi: Chào Luật sư, tôi có câu hỏi mong được giải đáp như sau:
Nơi tôi đang sinh sống có thành lập hợp tác xã, ngành nghề kinh doanh là trồng hoa.
Bố mẹ tôi cũng là một thành viên của hợp tác xã.
Thời gian gần đây, một phần diện tích đất trồng hoa của hợp tác xã đã bị hộ gia đình ông A liền kề lấn chiếm.
Ông A cho rằng, diện tích đất đang tranh chấp này có nguồn gốc là do ông bà của ông A để lại, trước đây ông A cho một thành viên của hợp tác xã mượn để canh tác nhưng thành viên này đã chiếm làm tài sản riêng của mình.
Sau khi chiếm, thành viên này đã góp tài sản vào hợp tác xã nên giờ ông A đòi lại.
Xin hỏi Luật sư, sự việc này có thể giải quyết như thế nào?
Đất của hợp tác xã có được cấp giấy chứng nhận không?
Chào bạn, với vướng mắc về vấn đề giải quyết tranh chấp đất đai hợp tác xã, chúng tôi giải đáp như dưới đây.
Giải quyết tranh chấp đất đai hợp tác xã như thế nào?
Trước hết, hợp tác xã là một trong những tổ chức kinh tế theo quy định tại khoản 27 Điều 3 Luật Đất đai 2013.
Hợp tác xã có quyền được sử dụng đất thông qua các hình thức như được Nhà nước giao, cho thuê, được nhận chuyển quyền thông qua các hình thức như nhận góp vốn, nhận chuyển nhượng…
Khi có phát sinh tranh chấp đất đai thuộc quyền sử dụng hợp pháp của hợp tác xã thì việc giải quyết được tuân thủ theo quy định tại Điều 202, Điều 203 Luật Đất đai 2013.
Lưu ý rằng, tranh chấp đất đai trong trường hợp này phải được hiểu là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của một bên hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai, ví dụ tranh chấp về ranh giới, mốc giới, diện tích,...
Trường hợp tranh chấp về người có quyền sử dụng đất, ranh giới, mốc giới thửa đất của hợp tác xã như bạn mô tả được gọi là tranh chấp đất đai.
Trình tự xử lý tranh chấp đất đai như sau:
Hòa giải tranh chấp đất đai;
Tiến hành giải quyết tranh chấp đất đai và thi hành theo kết quả giải quyết;
Chi tiết như chúng tôi trình bày dưới đây:
Trình tự giải quyết tranh chấp đất đai hợp tác xã | Mô tả chi tiết công việc thực hiện |
Bước 1: Hòa giải tranh chấp đất đai |
|
Bước 2: Yêu cầu tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp |
|
Bước 3: Tiến hành giải quyết tranh chấp |
|
Bước 4: Thi hành theo bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật | Các bên tranh chấp có nghĩa vụ thi hành theo bản án, quyết định có hiệu lực của tòa án, cơ quan có thẩm quyền; |
Cách thức giải quyết tranh chấp đất đai hợp tác xã
Do chúng tôi chưa được tiếp cận hồ sơ vụ việc, vậy nên, lưu ý rằng, để bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho mình trong vụ việc tranh chấp đất đai hợp tác xã, cần phải chuẩn bị tài liệu, giấy tờ như:
Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp đối với diện tích đất đang tranh chấp: Ví dụ sổ hồng, quyết định giao/cho thuê, văn bản chuyển quyền,...;
Giấy tờ, tài liệu chứng minh việc sử dụng đất ổn định: Biên lai/hóa đơn đóng thuế hàng năm, kê khai thuế,...;
Bởi đất của hợp tác xã có thể do nhận góp từ các thành viên hoặc được Nhà nước giao, cho thuê,... nên tương ứng với từng nguồn gốc sẽ có những căn cứ xác định quyền sử dụng hợp pháp khác nhau, hợp tác xã cần căn cứ vào nguồn gốc đất, quá trình quản lý, sử dụng đất để thu thập chứng cứ chứng minh quyền sử dụng của mình;
Như vậy, tranh chấp đất đai hợp tác xã được giải quyết thông qua hòa giải, nếu hòa giải không thành thì giải quyết tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền hoặc do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường giải quyết.
Xem tiếp: Thủ tục giải quyết tranh chấp ranh giới đất liền kề thế nào?
Đất hợp tác xã có được cấp sổ đỏ không?
Như chúng tôi đã trình bày, hợp tác xã có thể được nhận quyền sử dụng đất thông qua các hình thức như:
Được Nhà nước giao, cho thuê;
Được nhận chuyển quyền sử dụng đất: Ví dụ nhận góp vốn, nhận tặng cho, chuyển quyền, nhận thừa kế, theo bản án của tòa…;
Thuê, thuê lại từ người sử dụng đất;
Căn cứ quy định tại Điều 99 Luật Đất đai 2013, Điều 19 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, hợp tác xã được cấp giấy chứng nhận cho diện tích đất sử dụng hợp pháp, đủ điều kiện, trừ một số trường hợp sau:
Đất sử dụng là đất thuê, thuê lại từ người sử dụng đất, trừ trường hợp huê, thuê lại đất của nhà đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế;
Đất sử dụng là đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường thị trấn;
Đất sử dụng không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận theo quy định: Ví dụ có tranh chấp, không phù hợp với quy hoạch…;
Đất sử dụng là đất nhận khoán trong các nông lâm trường, doanh nghiệp nông, lâm nghiệp, ban quản lý rừng phòng hộ, rừng đặc dụng;
Đất có đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận nhưng có thông báo hoặc quyết định thu hồi đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;
Phần diện tích được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất để sử dụng vào mục đích xây dựng công trình công cộng: Ví dụ làm đường giao thông, công trình dẫn xăng, dầu, khí…;
Không cấp sổ đỏ khi đang có tranh chấp đất đai hợp tác xã
Như vậy, tranh chấp đất đai hợp tác xã được giải quyết tại tòa án nhân dân hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Đất do hợp tác xã sử dụng vẫn được cấp giấy chứng nhận như các trường hợp khác (bao gồm cả phần diện tích đất được góp vốn bởi các thành viên), trừ một số trường hợp như chúng tôi đã liệt kê.
Trên đây là giải đáp về tranh chấp đất đai hợp tác xã, nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ.