hieuluat
Chia sẻ email
Chủ Nhật, 20/02/2022
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Trẻ em có bị hậu Covid không? Khi nào cần đi khám?

Nỗi lo về tình hình dịch bệnh Covid không chỉ dừng lại ở số ca nhiễm tăng cao mà còn vấn đề gặp phải sau khi nhiễm bệnh đó là tình trạng hậu Covid. Vấn đề này đối với trẻ em như thế nào?

Câu hỏi: Nhiều người lo ngại trước tình trạng hậu Covid sau khi đã khỏi bệnh. Cho tôi hỏi, trẻ em thì có khả năng bị hậu Covid không? Bị hậu Covid trẻ gặp phải những vấn đề gì và khi nào thì cần đi khám?

Chào bạn, theo WHO thì hậu Covid có thể xảy ra ở bất kỳ trẻ nào, kể cả những trẻ từng mắc Covid mà không có triệu chứng. Vấn đề của bạn, chúng tôi xin được thông tin thêm như sau:

Trẻ em có bị hậu Covid không?

Nhiều trẻ mắc Covid cả trên thế giới lẫn Việt Nam và vấn đề khiến cho nhiều người lo ngại là trẻ em có thể mắc tình trạng hậu Covid như người trưởng thành.

Theo WHO thì các triệu chứng của tình trạng hậu COVID-19 có bắt đầu ra ngay từ ngày đầu tiên khi bắt đầu mắc Covid rồi tồn tại kéo dài hoặc ở xuất hiện giai đoạn sau này.

Theo thông tin từ Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) trên báo SKĐS, tình trạng hậu Covid ở trẻ em có thể bao gồm các vấn đề:

- Về về hô hấp: Bởi Covid thường ảnh hưởng đến phổi nhất, nên có thể các triệu chứng hô hấp kéo dài khá phổ biến, bao gồm: Ho, đau ngực, khó thở… có thể kéo dài 3 tháng hoặc lâu hơn.

- Về tim mạch: Có thể xảy ra các triệu chứng của viêm cơ tim bao gồm: Đau ngực, khó thở, nhịp tim không đều, mệt mỏi.

- Về mùi và vị: Khoảng 1/4 trẻ em từ 1-9 tuổi bị thay đổi mùi, vị giác ảnh hưởng đến thói quen ăn uống,  đặc biệt khiến trẻ có thể không nhận ra một số mùi nguy hiểm như khói, khét khi cháy, chập điện...

- Về thần kinh: Giai đoạn Covid cấp tính có thể gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh. Hiếm xảy ra trường hợp dẫn đến đột quỵ hoặc viêm não. Trẻtừng bị Covid cũng có thể có những thay đổi nhỏ về chú ý, ngôn ngữ, vận động và tâm trạng.

- Về tinh thần: Đãng trí hơn, giảm khả năng chú ý, học tập khó khăn hơn, đọc chậm hơn, đọc ngắt quãng, đọc lặp lại nhiều lần, khả năng viết chậm hơn… có thể xảy ra. Khi trẻ căng thẳng, ngủ không đủ giấc, các triệu chứng có thể trầm trọng hơn.

- Mệt mỏi về thể chất: Có thể trẻ dễ mệt mỏi hơn, sức chịu đựng khi hoạt động kém hơn, cả khi không có các tổn thương về tim mạch hoặc hô hấp…

- Đau đầu: Đau đầu là một triệu chứng phổ biến khi nhiễm Covid và cả sau khi khỏi bệnh.

- Sức khỏe tâm thần và hành vi: Covid-19 cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của trẻ. Nhất là với những trẻ đang mắc các rối loạn, bệnh tâm thần/hành vi, việc phải nhập viện, cách ly, nghỉ học… có thể làm triệu chứng trầm trọng hơn.

- Hội chứng viêm đa hệ cơ quan ở trẻ em (MIS-C): Đây là một biến chứng hiếm gặp nhưng rất nặng, có nguy cơ dẫn đến tử vong, thường xảy ra từ 2 - 6 tuần sau khi mắc COVID-19. Nhiều cơ quan trong cơ thể bao gồm tim, phổi, thận, não, da, mắt, cơ quan tiêu hóa... có thể bị tổn thương.

- Các triệu chứng của bệnh đái tháo đường: Trẻ đi tiểu thường xuyên, hay khát nước, nhanh đói, giảm cân, mệt mỏi, buồn nôn, nôn,…

tre em co bi hau covid khong
Hậu Covid có thể xảy ra ở bất kỳ trẻ nào, kể cả những mắc Covid không có triệu chứng. (Ảnh minh họa)

Khi nào cần cho trẻ đi khám hậu Covid?

Theo WHO, thời gian theo dõi trước khi chẩn đoán mắc tình trạng hậu Covid thường là 3 tháng sau khi trẻ mắc các triệu chứng đầu tiên.

Tuy nhiên, nếu các triệu chứng ảnh hưởng nhiều tới trẻ hoặc nếu trẻ có bệnh lý nền hoặc trước đó mắc Covid mức độ trung bình trở lên thì có thể đi khám sớm hơn.

Khi đi khám, trẻ sẽ được đánh giá mức độ nặng, tìm nguyên nhân của các triệu chứng hiện tại, mức độ hồi phục, đồng thời phát hiện các biến chứng, điều chỉnh việc điều trị bệnh lý nền nếu cần… để có hướng khắc phục sớm.

Tùy vào tình trạng cụ thể của mỗi trẻ sẽ có biện pháp điều trị phù hợp. Việc chăm sóc, theo dõi hậu Covid sẽ thực hiện toàn diện bao gồm cả phục hồi chức năng cho trẻ.

Tình trạng hậu Covid-19 đến nay vẫn còn là vấn đề mới và cần nghiên cứu thêm. Nên có thể còn có nhiều thay đổi về các triệu chứng, cách theo dõi, phương pháp điều trị tình trạng này trong thời gian tới.

Thực tế, trong nhiều group hay trang thông tin điện tử sẽ có các thông tin gây hoang mang nên khi đọc cần phải chọn lọc thông tin để không bị lo lắng quá. Tuy nhiên, cũng không nên có tâm lý chủ quan, khi trẻ nhiễm Covid, cần bình tĩnh, cẩn thận theo dõi tình hình của trẻ.

Sau khi mắc Covid, nếu trẻ có triệu chứng kéo dài trên 2 tháng hoặc trong thời gian ngắn hơn nhưng ảnh hưởng tới cuộc sống, sinh hoạt, sức khỏe của trẻ thì mới lo đến tình trạng hậu Covid và lúc ấy nên đưa trẻ đi khám.

Trên đây là thông tin về trẻ em có bị hậu Covid không? Nếu còn thắc mắc khác, độc giả có thể liên hệ với các chuyên gia pháp lý của chúng tôi qua hotline  19006199 để được hỗ trợ.

>> F0 không triệu chứng có bị hậu Covid không? 3 nhóm người nên đi khám hậu Covid là ai?

Tin cùng chủ đề

Có thể bạn quan tâm

X