Đối với người lớn việc ngồi hàng ghế phía trước hay phía sau ô tô là chuyện không có gì phải bàn. Tuy nhiên đối với trẻ em thì sao, trẻ em có được ngồi ghế trước ô tô?
Trẻ em có được ngồi ghế trước ô tô không?
Theo quy định của pháp luật giao thông đường bộ Việt Nam hiện hành trẻ em hoàn hoàn toàn được ngồi ghế trước, ghế sau ô tô không phụ thuộc vào độ tuổi của trẻ nhỏ. Tuy nhiên việc ngồi ghế trước, sau ô tô cần tuân thủ quy định của pháp luật về thắt dây an toàn.
Trẻ em có được ngồi ghế trước ô tô không?
Căn cứ điểm q khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP theo đó việc chở trẻ nhỏ mà không thắt dây an toàn tại vị trí có dây an toàn thì người chở sẽ bị phạt từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Việc quyết định cho trẻ em ngồi ghế trước ô tô có cả lợi ích và tác hại, cần sự cân nhắc kỹ lưỡng từ phía người lớn. Mặc dù việc này có thể mang lại sự tiện lợi trong việc giám sát trẻ em hoặc tạo ra sự gần gũi hơn giữa trẻ và người lái, nhưng cũng tồn tại nhiều nguy cơ tiềm ẩn.
Về lợi ích, việc trẻ em ngồi ở ghế trước có thể giúp người lái dễ dàng hơn trong việc giám sát con cái, đặc biệt là khi cần quan sát trẻ khi trong xe chỉ có trẻ và người lái.
Tuy nhiên, bên cạnh lợi ích trên cũng tồn tại những nguy cơ và tác hại khi cho trẻ ngồi ở ghế trước. Trẻ em ở ghế trước có nguy cơ cao hơn bị thương trong các va chạm giao thông, đặc biệt là trong trường hợp xảy ra tai nạn phía trước.
Đây là vị trí có nguy cơ bị tổn thương nghiêm trọng nhất trong xe ô tô khi có va chạm. Hơn nữa, các hệ thống an toàn như túi khí trước đôi khi cũng có thể gây nguy hiểm cho trẻ em khi họ ngồi ở ghế trước.
Quy định cho trẻ em trên xe ô tô thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 9 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định như sau
“ Xe ô tô có trang bị dây an toàn thì người lái xe và người ngồi hàng ghế phía trước trong ô tô phải thắt dây an toàn”.
Như vậy kể cả việc người ngồi phía trước là trẻ em thì cũng cần phải thắt dây an toàn theo quy định. Nếu không tuân thủ quy định trên, thì sẽ bị xử phạt hành chính như đã trình bày phía trên.
Quy định cho trẻ em trên xe ô tô thế nào?
Hiện theo dự thảo của Bộ Công an tại khoản 3 Điều 9 dự thảo Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ theo đó:
Đối với trẻ dưới 10 tuổi hoặc cao dưới 1.35m thì không được ngồi cùng hàng ghế với người lái xe ( hay còn gọi là ghế phụ ) khi xe lưu thông trên đường
Đối với trẻ dưới 04 tuổi phải được chở bằng ghế thiết kế dành riêng cho trẻ em (trừ các phương tiện kinh doanh vận tải hành khách ví dụ xe bus, xe khách, …)
Như vậy nếu dự thảo này được thông qua và luật trên có hiệu lực thi hành vấn đề này gây ra nhiều bất cập khi ứng dụng vào thực tiễn, một số bất cập có thể nhận thấy như:
Thiếu sự linh hoạt: Quy định không cân nhắc đến các trường hợp đặc biệt hoặc các tình huống khẩn cấp. Có những trường hợp khi trẻ em cần được chở cùng hàng ghế với người lái để đảm bảo an toàn, như khi không có ghế phụ phù hợp hoặc khi cần chăm sóc trẻ trong quá trình điều khiển xe.
Chi phí phát sinh: Yêu cầu sử dụng ghế thiết kế dành riêng cho trẻ em có thể gây ra chi phí phát sinh cho gia đình, đặc biệt là đối với những gia đình có thu nhập thấp. Điều này có thể tạo ra rào cản cho việc tuân thủ quy định.
Khó khăn trong việc thi hành quy định: Có thể khó khăn trong việc kiểm soát và thi hành quy định, đặc biệt là trên các phương tiện giao thông công cộng như taxi, xe ôm, nơi mà việc tuân thủ quy định này không được chú ý đến một cách chặt chẽ.
Một số góp ý đề xuất có thể xem xét như sau: “Trong trường hợp trong xe chỉ có trẻ và người lái xe thì trẻ được phép ngồi hàng ghế phía trước, người lái xe có trách nhiệm thắt dây an toàn cho trẻ theo đúng quy định. Trong trường hợp trong xe ô tô trừ người lái có từ một người từ 16 tuổi trở lên thì trẻ em phải ngồi hàng ghế phía sau”
Tuy nhiên về cơ bản thì đề xuất trên cũng nhận được nhiều ý kiến đồng tình để đảm bảo an toàn cho trẻ khi ngồi trên xe ô tô. Và nều đề xuất được thông qua thì một số bất cập nêu trên cũng phải được khắc phục để đảm bảo chấp hành quy định của Luật.
Như vậy qua bài viết trên, chúng tôi đã gửi đến bạn đọc thông tin về trẻ em có được ngồi ghế trước ô tô không, lợi ích rủi ro và một số đề xuất liên quan
Bài viết vẫn chưa giải quyết hết thắc mắc của bạn? Đừng ngần ngại, hãy gọi ngay cho chúng tôi theo số 19006192 để hỗ trợ, giải đáp