hieuluat
Chia sẻ email

Trích lập dự phòng là gì? Các loại trích lập dự phòng hiện nay

Đa số các doanh nghiệp đều có một khoản dự phòng để đối phó, bù đắp cho các rủi ro có thể xảy ra trong tương lai nhằm duy trì hoạt động kinh doanh ổn định của doanh nghiệp. Để hiểu rõ hơn, chúng tôi sẽ giải đáp cho bạn đọc về trích lập dự phòng và các loại trích lập dự phòng hiện nay.

Mục lục bài viết
  • Trích lập dự phòng là gì? Mục đích trích lập dự phòng?
  • Các loại trích lập dự phòng phổ biến hiện nay
  • Các nguyên tắc khi doanh nghiệp trích lập dự phòng
Câu hỏi: Công ty chúng tôi hoạt động trong lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng. Chúng tôi đang dự kiến trích lập các khoản dự phòng để đảm bảo hoạt động của công ty. Vậy cho tôi hỏi trích lập dự phòng là gì và các loại trích lập dự phòng hiện nay.

Trích lập dự phòng là gì? Mục đích trích lập dự phòng?

Trích lập dự phòng là việc doanh nghiệp chủ động trích một khoản tiền từ lợi nhuận sau thuế của mình để dự phòng, bù đắp cho những chi phí tổn thất, phòng ngừa rủi ro có thể xảy ra trong tương lai.

Trích lập dự phòng là gì?

Trích lập dự phòng là gì?

Quỹ dự phòng được trích lập để bù đắp chi phí cho những khoản nợ khó đòi, khoản lỗ đến hạn giúp giảm thiểu thiệt hại và đảm bảo được tiến độ hoạt động, kinh doanh của doanh nghiệp. Thông thường, doanh nghiệp sẽ trích lập dự phòng riêng đối với mỗi nhóm đối tượng và tùy theo mục đích cụ thể.

Trích lập dự phòng được doanh nghiệp thực hiện nhằm:

- Đảm bảo có nguồn tài chính ổn định để bù đắp những tổn thất, rủi ro có thể xảy ra với doanh nghiệp trong tương lai.

- Đảm bảo doanh nghiệp phản ánh chính xác giá trị các khoản mục thể hiện trên báo cáo tài chính thấp hơn giá trị có thể thu hồi được từ các khoản mục này.

- Để đảm bảo nguồn vốn kinh doanh, trường hợp công ty gặp tổn thất thì có khoản dự phòng này để duy trì hoạt động kinh doanh thay vì các cách khác như cắt giảm nhân sự, cắt giảm vốn kinh doanh,...

Các loại trích lập dự phòng phổ biến hiện nay

- Trích lập dự phòng đối với hàng tồn kho: Đây là khoản trích lập dự phòng đối với phần giá trị thực của hàng tồn kho. Đối tượng trích lập là: Hàng hoá, dụng cụ, thiết bị, sản phẩm,... thuộc sở hữu của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo, có giá sổ sách cao hơn giá thị trường hiện tại. 

Xác định mức trích lập bằng cách: Lấy số lượng hàng tồn kho (tại thời điểm lập báo cáo) x giá gốc (ghi trong sổ) - Giá trị thuần của hàng hoá.

Doanh nghiệp là người quyết định giá thuần của hàng hoá bằng cách lấy giá bán ước tính của hàng tồn kho trong kỳ sản xuất đó, trừ đi chi phí tiêu thụ hàng hoá.

- Trích lập dự phòng đầu tư tài chính (đầu tư chứng khoán, đầu tư khác,...): Trích lập dự phòng đầu tư tài chính để bù đắp cho những tổn thất khi có rủi ro trong đầu tư.

  • Về trích lập dự phòng đầu tư chứng khoán: Việc trích lập được tính như sau:

Giá trị đầu tư chứng khoán đang hạch toán - Số lượng chứng khoán đang sở hữu (tại thời điểm lập báo cáo) x Giá trị thực của chứng khoán trên thị trường.

Trường hợp chứng khoán đã được niêm yết thì giá thực tế chính là giá đóng cửa ngày có giao dịch. Trường hợp cổ phiếu đã được đăng ký giao dịch nhưng chưa niêm yết thì giá thực tế là trung bình cộng của giá tham chiếu trong vòng 30 ngày gần nhất.

Các loại trích lập dự phòng phổ biến hiện nay

Các loại trích lập dự phòng phổ biến hiện nay

  • Về trích lập dự phòng các khoản đầu tư khác: Việc trích lập được tính như sau:

Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ thực của doanh nghiệp tại tổ chức nhận vốn góp x Vốn đầu tư thực tế - Vốn chủ sở hữu của tổ chức nhận vốn góp.

Lưu ý: Vốn đầu tư thực tế và vốn sở hữu của tổ chức nhận vốn góp căn cứ theo bảng cân đối kế toán của tổ chức này.

- Trích lập dự phòng trách nhiệm pháp lý: Loại trích lập này áp dụng cho các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực pháp lý, luật sư và bất động sản. Đây là khoản tiền được trích ra để đối phó các chi phí phát sinh khi giải quyết vấn đề pháp lý của khách hàng.

- Trích lập dự phòng đối với khuyết tật sản phẩm: Áp dụng cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất hàng hoá, là việc trích lập một khoản để chi trả cho các chi phí phát sinh do sản phẩm sản xuất ra bị lỗi, không đáp ứng được yêu cầu.

- Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng và những rủi ro khác: Áp dụng cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính, bảo hiểm, ngân hàng,... Trích lập dự phòng được sử dụng để đối phó với các rủi ro có thể phát sinh từ việc cho vay, cấp bảo hiểm hoặc quản lý các khoản tín dụng, các rủi ro khác như: Rủi ro về nhân sự, thị trường, môi trường,...

Các nguyên tắc khi doanh nghiệp trích lập dự phòng

Xác định nguy cơ tiềm ẩn: Doanh nghiệp phải xác định được các nguy cơ có thể xảy ra và ảnh hưởng đến việc kinh doanh của mình, có thể bao gồm: Thay đổi về chính sách của Nhà nước, môi trường thị trường hoặc các thảm họa tự nhiên.

Đánh giá mức độ rủi ro: Sau khi xác định các nguy cơ, doanh nghiệp cần đánh giá được mức độ rủi ro, ảnh hưởng của các nguy cơ này đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Xác định số tiền cần trích lập dự phòng: Doanh nghiệp tính toán số tiền cần trích lập dự phòng để đảm bảo có đủ nguồn vốn để phục hồi và duy trì hoạt động khi rủi ro xảy ra dựa trên việc đánh giá của mức độ rủi ro.

Xây dựng kế hoạch trích lập dự phòng: Sau khi xác định số tiền cần trích lập, doanh nghiệp thực hiện xây dựng kế hoạch trích lập dự phòng: Trích lập, quản lý, sử dụng số tiền dự phòng.

Kiểm soát và giám sát khoản dự phòng: Doanh nghiệp phải kiểm soát và giám sát chặt chẽ việc sử dụng dự phòng nhằm đảm bảo sự hiệu quả của nguồn tiền được trích lập. Trường hợp có thay đổi về nguy cơ, mức độ rủi ro, doanh nghiệp cần điều chỉnh kế hoạch trích lập dự phòng để phù hợp với thực tế.

Trên đây là những thông tin về trích lập dự phòng. Nếu còn thắc mắc, hãy liên hệ ngay đến:  19006192 để được tư vấn, hỗ trợ
Nguyễn Văn Tuấn

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Văn Tuấn

Công ty TNHH luật TGS - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X