Chế độ thai sản là một trong những chế độ được lao động nữ đặc biệt quan tâm. Nếu tăng mức lương cơ sở từ 01/7/2024 là 2,34 triệu đồng/tháng sẽ ảnh hưởng đến chế độ thai sản như thế nào?
Trợ cấp một lần khi sinh con năm 2023 là bao nhiêu?
HieuLuat xin thông tin đến bạn như sau:
Lao động nữ khi sinh con và đủ điều kiện sẽ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản 6 tháng. Mức hưởng 01 tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ hưởng chế độ thai sản (điểm a khoản 1 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014).
Như vậy, nếu mức lương đóng BHXH của bạn 06 tháng trước khi nghỉ thai sản là 5,5 triệu đồng thì mức hưởng của bạn là 5,5 x 6 = 33 triệu đồng.
Ngoài ra, bạn còn được hưởng trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con.
Mức trợ cấp một lần khi sinh con theo Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
- Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi.
- Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia BHXH thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.
Vừa qua, Bộ Nội vụ đã thông tin dự kiến sẽ áp dụng mức lương sơ sở từ 01/7/2024 là 2,34 triệu đồng.
Như vậy nếu có thời gian sinh từ 01/7/2024 trở về sau thì 2 tháng lương cơ sở thai sản sẽ là: 2,34 x 2 = 4,68 triệu đồng.
Nếu thời gian sinh từ 01/01/2024 – 30/6/2024 thì mức hưởng là 1,8 x2 = 3,6 triệu đồng (Nghị định 24/2023/NĐ-CP)
Hồ sơ hưởng chế độ hưởng trợ cấp 1 lần khi sinh con
Chào bạn, thông tin trên đã giải đáp cho vướng mắc về trợ cấp một lần khi sinh con năm 2023. Quay lại câu hỏi của bạn, vì bạn không nói rõ trường hợp cụ thể. Nên chúng tôi phân ra các tình huống như sau:
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 về Quy trình giải quyết hưởng các chế độ BHXH ban hành kèm Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019 thì hồ sơ hưởng trợ cấp 1 lần khi sinh con gồm:
- Bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con.
- Trường hợp con chết sau khi sinh: Ngoài một trong 03 loại giấy tờ nêu trên cần có thêm bản sao giấy chứng tử/trích lục khai tử/bản sao giấy báo tử của con.
Nếu con chết ngay sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh thì thay bằng trích sao hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ hoặc của lao động nữ mang thai hộ thể hiện con chết.
- Nếu người mẹ hoặc lao động nữ mang thai hộ chết sau khi sinh con thì có thêm bản sao giấy chứng tử hoặc trích lục khai tử của người mẹ hoặc của lao động nữ mang thai hộ.
- Nếu người mẹ sau khi sinh hoặc người mẹ nhờ mang thai hộ sau khi nhận con mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con thì có thêm biên bản GĐYK của người mẹ, người mẹ nhờ mang thai hộ.
- Nếu khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo quy định tại khoản 3 Điều 31 Luật BHXH thì có thêm một trong các giấy tờ sau:
- Nếu điều trị nội trú: Bản sao giấy ra viện hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án thể hiện việc nghỉ dưỡng thai.
- Nếu điều trị ngoại trú: Giấy chứng nhận44 nghỉ việc hưởng BHXH thể hiện việc nghỉ dưỡng thai.
- Nếu phải giám định y khoa (GĐYK): Biên bản GĐYK.
- Nếu lao động nữ mang thai hộ sinh con hoặc người mẹ nhờ mang thai hộ nhận con thì có thêm bản sao của bản thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo (theo quy định tại Điều 96 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014); văn bản xác nhận thời điểm giao đứa trẻ của bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ.
- Trường hợp lao động nam hoặc người chồng của người mẹ nhờ mang thai hộ hưởng trợ cấp một lần khi vợ sinh con, hồ sơ bao gồm:
+ Bản sao giấy chứng sinh/bản sao giấy khai sinh/trích lục khai sinh của con.
+ Nếu con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh: Sử dụng trích sao/tóm tắt hồ sơ bệnh án hoặc bản sao giấy ra viện của người mẹ hoặc của lao động nữ mang thai hộ thể hiện con chết.
Vừa rồi là thông tin về trợ cấp một lần khi sinh con năm 2024. Nếu còn băn khoăn hay vướng mắc bạn đọc có thể vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ.