hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Sáu, 03/11/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Trường hợp công an bị đuổi khỏi ngành? Chế độ đối với công an bị đuổi khỏi ngành

Theo quy định tại Luật Công an nhân dân, trong một số trường hợp công an sẽ bị đuổi khỏi ngành. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin về những trường hợp công an bị đuổi khỏi ngành và chế độ đối với công an bị đuổi khỏi ngành.

 
Mục lục bài viết
  • Công an bị đuổi khỏi ngành trong trường hợp nào?
  • Chế độ đối với công an bị đuổi khỏi ngành
  • Ra khỏi ngành công an có xin vào lại được không?
Câu hỏi: Hiện nay tôi đang phục vụ trong ngành công an. Cho tôi hỏi có trường hợp nào mà công an bị đuổi ra khỏi ngành không? Nếu tôi bị đuổi ra khỏi ngành công an thì tôi có được hưởng chế độ gì không?

Công an bị đuổi khỏi ngành trong trường hợp nào?

Bị đuổi khỏi ngành công an là cách nói dễ hiểu cho việc chiến sĩ công an vì những lý do nhất định mà bị buộc thôi việc.

Công an bị đuổi khỏi ngành

Công an bị đuổi khỏi ngành

Theo quy định tại Điều 144 Luật Công an nhân dân 2018, công an nhân dân vi phạm kỷ luật sẽ bị xử lý vi phạm theo quy định pháp luật. Tùy vào tính chất và mức độ của hành vi vi phạm, công an sẽ sẽ bị xử lý vi phạm theo các hình thức sau:

  • Xử lý kỷ luật;

  • Xử phạt hành chính;

  • Ttruy cứu trách nhiệm hình sự. 

  • Trường hợp gây thiệt hại về sức khỏe, tính mạng của người khác, hoặc gây thiệt hại về tài sản hoặc lợi ích chính đáng của người khác thì phải thực hiện bồi thường.

Trong đó, một trong số những biện pháp xử lý kỷ luật được áp dụng đối với công an là buộc thôi việc. Do đó, nếu công an bị vi phạm kỷ luật sẽ có thể bị đuổi khỏi ngành công an.

Bên cạnh đó, theo quy định tại Khoản 2 Điều 12 Nghị định 49/2019/NĐ-CP, nếu công nhân công an rơi vào các trường hợp sau thì thôi việc tại công an nhân dân:

  • Công nhân công an chưa hết hạn tuổi phục vụ nhưng có nguyện vọng thôi phục vụ trong Công an nhân dân và được cấp có thẩm quyền đồng ý;

  • Công an nhân dân thay đổi tổ chức biên chế và không còn nhu cầu bố trí sử dụng công nhân công an;

  • Công nhân công an có phẩm chất đạo đức không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ hoặc công an nhân dân không hoàn thành chức trách, nhiệm vụ trong vòng 02 năm liên tiếp hoặc không đủ tiêu chuẩn về sức khỏe;

  • Công nhân công an đủ điều kiện nghỉ hưu và có yêu cầu hưởng bảo hiểm xã hội một lần để ra nước ngoài định cư hoặc công nhân công an đang mắc một trong những như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ trướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác.

Như vậy, trường hợp công nhân công an có phẩm chất đạo đức không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ hoặc công an nhân dân không hoàn thành chức trách, nhiệm vụ trong vòng 02 năm liên tiếp hoặc không đủ tiêu chuẩn về sức khỏe cũng bị ra đuổi khỏi ngành công an.

Chế độ đối với công an bị đuổi khỏi ngành

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 39 Nghị định số 112/2020/NĐ-CP, công an bị buộc thôi việc thì không được hưởng chế độ thôi việc nhưng vẫn được xác nhận thời gian làm việc đã đóng bảo hiểm xã hội để thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội. Như vậy, công an khi bị đuổi ra khỏi ngành vẫn được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo thời gian đã tham gia bảo hiểm xã hội khi làm việc. 

Chế độ bảo hiểm xã hội đối với công an bị đuổi khỏi ngành

Chế độ bảo hiểm xã hội đối với công an bị đuổi khỏi ngành

Bên cạnh đó Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định công an nhân dân khi khi bị đuổi khỏi ngành công an (xuất ngũ mà không đủ điều kiện hưởng lương hưu) sẽ được hưởng bảo hiểm xã hội một lần. 

Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần khi bị đuổi khỏi ngành công an cũng được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cụ thể cứ mỗi năm được tính như sau:

  • Những năm đóng trước 2014: 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm;

  • Những năm đóng từ năm 2014 trở đi: 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm;

  • Nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 01 năm thì mức hưởng bảo hiểm bằng số tiền đã đóng, tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm.

Chế độ, chính sách đối với công nhân công an thôi việc được quy định tại Khoản 2 Điều 13 Nghị định 49/2019/NĐ-CP như sau:

  • Công nhân công an thôi việc được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội và các chế độ khác theo quy định;

  • Công nhân công an thôi việc được hưởng trợ cấp một lần (mỗi năm công tác của công nhân công an được tính bằng một tháng tiền lương hiện hưởng).

Ra khỏi ngành công an có xin vào lại được không?

Hiện nay, Luật Công an nhân dân và các văn bản hướng dẫn không có điều luật quy định cấm trường hợp bị đuổi hay xin ra khỏi ngành công an xin lại vào ngành. Vì vậy, người ra khỏi ngành có thể xin lại vào ngành công an. 

Tuy nhiên, muốn quay lại phục vụ trong ngành công an thì cần phải đáp ứng đủ tiêu chuẩn và điều kiện theo quy định của pháp luật.

Trên đây là nội dung trả liên quan đến các trường hợp công an bị đuổi khỏi ngành. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến nội dung bài viết trên đây vui lòng liên hệ đến tổng đài: 1900.6199 để được tư vấn và hỗ trợ.

Nguyễn Văn Việt

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Văn Việt

Công ty Luật TNHH I&J - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X