Tước quân tịch được biết đến là một trong các hình thức xử lý kỷ luật đối với người làm việc và phụ vụ trong lực lượng vũ trang. Vậy trường hợp nào công an bị tước quân tịch?
Tước quân tịch là gì?
Tước quân tịch là một hình thức xử lý kỷ luật vi phạm trong lực lượng vũ trang nhân dân. Tuy nhiên, tước quân tịch lại là hình thức được sử dụng để xử lý kỷ lịch trong Quân đội nhân dân.
Còn trong lực lượng Công an nhân dân, công an vi phạm đến mức phải áp dụng hình thức tước quân tịch thì sẽ được gọi là “Tước danh hiệu Công an nhân dân”. Theo đó, tước quân tịch cũng chính là Tước danh hiệu Công an nhân dân theo quy định của Bộ Công an.
Căn cứ theo quy định tại điểm i khoản 2 Điều 7 Thông tư số 02/2021/TT-BCA thì tước danh hiệu Công an nhân dân là một trong 09 hình thức kỷ luật được áp dụng đối với cán bộ, chiến sĩ công an vi phạm điều lệnh Công an nhân dân. Xét về thứ tự cũng như phạm vi áp dụng hình thức xử lý kỷ luật thì tước danh hiệu Công an nhân dân chính là hình thức xử lý kỷ luật cao nhất và nặng nhất đối với công an vi phạm.
Công an bị tước quân tịch trong những trường hợp nào?
Các trường hợp công an bị tước quân tịch
Theo quy định tại Thông tư số 02/2021/TT-BCA thì tước danh hiệu Công an nhân dân là mức xử lý kỷ luật nặng nhất đối với cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân.
Theo đó, khi cán bộ, chiến sĩ công an vi phạm nghiêm trọng đến điều lệnh của Công an nhân dân mới bị áp dụng mức kỷ luật này.
Căn cứ theo quy định tại khoản 7 Điều 9 Thông tư số 02/2021/TT-BCA, cán bộ, chiến sĩ công an có hành vi vi phạm liên quan đến các vấn đề sau sẽ bị xem xét và bị áp dụng hình thức xử lý kỷ luật tước danh hiệu theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an:
Có hành vi vi phạm liên quan đến việc bảo vệ bí mật nhà nước;
Có hành vi vi phạm liên quan đến việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được giao; vi phạm về quy trình công tác cũng như quy chế làm việc;
Có hành vi vi phạm liên quan đến chế độ thông tin báo cáo, mệnh lệnh và thực hiện theo chỉ thị, mệnh lệnh của cấp trên;
Có hành vi vi phạm đến hoạt động thanh tra, kiểm tra trong lực lượng Công an nhân dân;
Có hành vi vi phạm liên quan đến hoạt động trật tự an toàn giao thông;
Có hành vi vi phạm liên quan đến việc sử dụng các giấy tờ để phục vụ công tác trong lực lượng công an nhân dân: Giấy chứng nhận Công an nhân dân, số hiệu Công an nhân dân…;
Có hành vi vi phạm liên quan đến việc sử dụng các chất kích thích, các chất gây nghiên, các hoạt động đánh bạc và mê tín, dị đoan;
Có hành vi vi phạm liên quan đến văn hoá ứng xử của công an nhân dân;
Có hành vi vi phạm liên quan đến viẹc quản lý và sử dụng các tài liệu, vũ khí, công cụ hỗ trợ…
Như vậy, khi cán bộ, chiến sĩ công an có hành vi vi phạm liên quan đến một trong các hoạt động trên sẽ bị áp dụng hình thức kỷ luật Tước danh hiệu Công an nhân dân theo quy định.
Quyền lợi của công an bị tước quân tịch có thay đổi không?
Quyền lợi của công an bị tước quân tịch có thay đổi không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 44 Luật Công an nhân dân năm 2018, nếu sĩ quan, hạ sĩ quan và chiến sĩ Công an nhân dân bị áp dụng hình thức kỷ luật Tước danh hiệu Công an nhân dân thì sẽ bị tước hết cấp bậc hàm công an; cấp hiêu, phù hiệu công an cũng như công an hiệu.
Theo đó, khi bị áp dụng hình thức kỷ luật này thì cán bộ, chiến sĩ công an sẽ không còn có tên trong danh sách lực lượng công an nhân dân, không được xem là công an nhân dân nữa. Việc không còn là công an nhân dân đồng nghĩa với việc người bị tước danh hiệu sẽ không được hưởng bất kỳ quyền lợi nào dành riêng cho lực lượng công an nhân dân.
Như vậy, khi công an bị tước danh hiệu thì sẽ bị mất hết những quyền lợi dành riêng cho người làm trong lực lượng công an nhân dân cũng như thân nhân của họ.
Giải đáp liên quan đến công an bị tước quân tịch
Khi nhắc đến việc áp dụng hình thức kỷ luật Tước danh hiệu Công an nhân dân, chúng ta thường nghĩ tới đây là hình thức kỷ luật dành cho những cán bộ, chiến sĩ công an vi phạm nghiêm trong điều lệnh công an.
Do đó mà còn rất nhiều người băn khoăn về quyền lợi mà cán bộ, chiến sĩ công an còn được hưởng sau khi bị tước danh hiệu. Dưới đây là một số giải đáp của hieuluat.vn về các quyền lợi khác của công an bị tước danh hiệu:
Tước danh hiệu Công an nhân dân có bị mất quyền công dân không?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Hiến pháp năm 2013 thì quyền con người, quyền công dân tại nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được công nhận, được tôn trọng, bảo vệ và được bảo đảm về mọi mặt theo quy định của Hiến pháp và hệ thống pháp luật Việt Nam.
Bên cạnh đó, công dân Việt Nam chỉ bị hạn chế quyền của mình trong một số trường hợp nhất định khi xét thấy cần thiết.
Theo đó, quyền công dân là một quyền lợi đặc thù mà không bao giờ bị mất đi. Do đó, khi công an bị tước danh hiệu Công an nhân dân sẽ không bị mất đi quyền công dân của mình.
Về bản chất họ chỉ không còn được hưởng các quyền lợi đặc thù cho công an nhân dân vì không còn được công nhận là công an.
Bên cạnh đó, nếu những hành vi vi phạm khiến cán bộ, chiến sĩ công an bị xử lý kỷ luật tước danh hiệu mà gây ảnh hưởng đến an ninh, trật tự quốc gia, an toàn xã hội… thì người đó có thể bị hạn chế quyền công dân trong một thời gian nhất định theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
Bị tước danh hiệu Công an nhân dân có được hưởng lương hưu không?
Theo quy định tại khoản 5 Điều 15 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH, được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 06/2021/TT-BLĐTBXH thì cán bộ, chiến sĩ công an tham gia bảo hiểm xã hội bị áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân nếu đáp ứng được các điều kiện:
- Về độ tuổi cũng như thời gian tham gia bảo hiểm xã hội được quy định tại khoản 1 Điều 54, khoản 1 Điều 55 Luật Bảo hiểm xã hội;
- Tạ điểm a, điểm b khoản 1 Điều 219 Bộ luật lao động năm 2019 cũng như hướng dẫn của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội thì sẽ vẫn được hưởng lương hưu theo quy định.
Trên đây là một số quy định về các trường hợp công an bị tước quân tịch hiện nay mà chúng tôi cung cấp đến quý bạn đọc. Nếu có thắc mắc về các quy định trên, vui lòng liên hệ đến tổng đài: 1900.6199 để được tư vấn, hỗ trợ.