hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Tư, 15/11/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Ai được miễn nghĩa vụ quân sự 2024? Ai không được đăng ký nghĩa vụ này?

Thực hiện nghĩa vụ quân sự là nhiệm vụ vẻ vang và cũng là nghĩa vụ bắt buộc với công dân. Tuy nhiên, theo quy định vẫn có nhiều trường hợp được tạm hoãn và miễn nghĩa vụ quân sự. Hiện nay, pháp luật quy định những trường hợp nào được miễn nghĩa vụ này?

Mục lục bài viết
  • Đối tượng được miễn nghĩa vụ quân sự gồm những ai?
  • Ai không được đăng ký nghĩa vụ quân sự?
  • Không được miễn mà trốn nghĩa vụ quân sự, bị phạt ra sao?
Câu hỏi: Bố em là thương binh hạng một thì em được miễn đi nghĩa vụ quân sự đúng không? Các trường hợp được miễn nếu muốn đi nghĩa vụ quân sự có được không?

Đối tượng được miễn nghĩa vụ quân sự 2024 gồm những ai?

Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định rõ trường hợp được miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự tại Điều 41, bao gồm:

- Công dân đủ tuổi đi nghĩa vụ quân sự là con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một

- Công dân là một anh hoặc một em trai của người đã hi sinh, được công nhận là liệt sĩ.

- Công dân là con của thương binh hạng hai hoặc bệnh binh, người nhiễm chất độc màu da cam và bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.

- Công dân làm công tác cơ yếu (nhưng không phải là quân nhân, Công an nhân dân)

- Công dân là  cán bộ, công viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn công tác, làm việc từ 24 tháng trở lên.

Ngoài ra, các đối tượng tạm hoãn, miễn đi nghĩa vụ quân sự nếu tự nguyện sẽ được xem xét tuyển chọn, gọi nhập ngũ.

Như vậy, bạn thuộc đối tượng được miễn nghĩa vụ quân sự, nhưng nếu bạn có nguyện vọng phục vụ trong quân đội có thể được xem xét tuyển chọn và gọi nhập ngũ.

Và khi có nguyện vọng, bạn có thể đăng ký nghĩa vụ quân sự tại:

- Ban Chỉ huy quân sự cấp xã nếu bạn là công dân cư trú tại địa phương.

- Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở nếu bạn đang làm việc, học tập tại cơ quan, tổ chức. Đồng thời, lúc này Ban chỉ huy quân sự cơ quan tổ chức sẽ có nhiệm vụ tổng hợp báo cáo danh sách đăng ký nghĩa vụ quân sự lên Ban Chỉ huy quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

mien nghia vu quan su


Ai không được đăng ký nghĩa vụ quân sự?

Luật Nghĩa vụ quân sự có quy định về đối tượng miễn đăng kí nghĩa vụ quân sự tại Điều 14:

Người khuyết tật, người mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh tâm thần hoặc bệnh mãn tính theo quy định của pháp luật.

Hoặc nếu thuộc trường hợp quy định tại khoản Điều 13 Luật Nghĩa vụ quân sự sau đây thì không được đăng ký nghĩa vụ quân sự (đưa ra khỏi danh sách đăng ký nghĩa vụ quân sự)

a) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hình phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế hoặc đã chấp hành xong hình phạt tù nhưng chưa được xóa án tích;

b) Đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

c) Bị tước quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân.

Tuy nhiên, khi hết thời hạn áp dụng các biện pháp theo quy định, công dân sẽ được đăng ký nghĩa vụ quân sự.


Không được miễn mà trốn nghĩa vụ quân sự, bị phạt ra sao?

Câu hỏi: Cho tôi hỏi nếu không thuộc diện miễn nghĩa vụ quân sự mà trốn thực hiện nghĩa vụ này thì mức phạt hiện nay là bao nhiêu?

Chào bạn vì là nghĩa vụ bắt buộc đối với công dân đến tuổi và đáp ứng đủ điều kiện, nên nếu trốn tránh sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Căn cứ khoản 7 Điều 1 Nghị định 37/2022/NĐ-CP khi vi phạm quy định về nhập ngũ sẽ bị phạt hành chính.

Theo đó,

STT

Hành vi

Mức phạt

1

Không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm tập trung ghi trong lệnh gọi nhập ngũ mà không có lý do chính đáng.

30 - 40 triệu đồng

2

Gian dối nhằm trốn tránh thực hiện lệnh gọi nhập ngũ sau khi đã có kết quả khám tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự đủ điều kiện nhập ngũ theo quy định.

40 - 50 triệu đồng

3

Không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, trừ các hành vi thuộc trường hợp (1), (2) nêu trên.

50 - 75 triệu đồng

Có thể thấy, nếu có hành vi “trốn” nghĩa vụ quân sự, công dân có thể bị xử phạt hành chính lên đến 75 triệu đồng.

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 07/2023/TT-BQP, nếu thuộc một trong các trường hợp nêu dưới đây được xem là có lý do chính đáng:

Thứ nhất, người phải thực hiện việc kiểm tra/khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự nhưng bị ốm đau, tai nạn hoặc trên đường đi bị ốm đau, tai nạn phải điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Thứ hai, nhân của người thực hiện nghĩa vụ quân sự bị ốm đau, tai nạn nặng đang điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Thân nhân bao gồm: Cha đẻ, mẹ đẻ; cha vợ, mẹ vợ hoặc cha chồng, mẹ chồng; cha nuôi, mẹ nuôi; người nuôi dưỡng hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp

Thứ ba, thân nhân của người thực hiện nghĩa vụ quân sự chết nhưng chưa tổ chức tang lễ hoặc tang lễ chưa kết thúc.

Thứ tư, nhà ở của người thực hiện nghĩa vụ quân sự/nhà ở của thân nhân người thực hiện nghĩa vụ quân sự nằm trong vùng đang bị thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống.

Thứ năm, người thực hiện nghĩa vụ quân sự không nhận được lệnh gọi kiểm tra hoặc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự; hoặc có nhận được lệnh, nhưng trong lệnh không ghi rõ thời gian, địa điểm do lỗi của người hoặc cơ quan có trách nhiệm, hoặc do người khác có hành vi cản trở.

Ngoài bị phạt tiền, người có hành vi trốn nghĩa vụ quân sự còn buộc phải chấp hành lệnh gọi nhập ngũ.

Trên đây là những thông tin liên quan đến vấn đề miễn nghĩa vụ quân sự. Nếu còn có vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ  19006199 để được hỗ trợ, giải đáp sớm nhất.

Nguyễn Đức Hùng

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Đức Hùng

Công ty TNHH luật TGS - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Tin cùng chủ đề

Có thể bạn quan tâm

X