Hiện nay, trong quá trình lưu thông nhiều trường hợp gây tai nạn mà người điều khiển phương tiện giao thông không thể lường trước. Vậy trường hợp xe sau đâm vào xe trước thì xe nào sai? thì xe nào sai? Theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Gây ra tai nạn giao thông sẽ phải bồi thường thiệt hại
1. Trường hợp xe sau đâm vào xe trước thì xe nào sai?
Trong trường hợp xe sau đâm vào xe trước thì thường lỗi được xác định là do xe sau không duy trì khoảng cách an toàn đối với xe trước. Thậm chí, trong trường hợp xe trước dừng đột ngột và thắng gấp đi nữa thì việc xe sau không giữ khoảng cách an toàn mà dẫn đến va chạm thì người điều khiển xe sau vẫn là người sai.
Khi đó, chủ phương tiện của xe sau sẽ phải bồi thường thiệt hại theo đúng quy định pháp luật đề ra.
Trong trường hợp, do không giữ khoảng cách mà xảy ra tai nạn liên hoàn, khiến nhiều xe đâm vào nhau thì chủ nhân của xe sau sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho chủ nhân xe trước.
Theo Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định, trường hợp lái xe không giữ khoảng cách an toàn mà gây tai nạn giao thông thì bị phạt tiền 4 -5 triệu đồng, đồng thời tước quyền sử dụng bằng lái 2-4 tháng.
Chính vì vậy, việc giữ khoảng cách an toàn với các xe trước là vô cùng quan trọng. Người điều khiển tham gia giao thông cần phải tập trung tay lái, điều chỉnh tốc độ đúng quy định để tránh xảy ra những tai nạn không đáng có.
Gây tai nạn giao thông sẽ bị tước bằng người lái
2. Xe máy tự đâm vào ô tô chết người thì ai chịu trách nhiệm?
Dựa vào điểm a khoản 3 Điều 601 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
“3.Chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ trường hợp sau đây:
a)Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại”
Như vậy, trong trường hợp xe máy tự đâm vào ô tô dẫn đến chết người thì chủ xe ô tô sẽ không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người chạy xe máy.
Vì lỗi xảy ra tai nạn là do người điều khiển xe máy gây ra.
Bên cạnh đó, người điều khiển xe máy phải bồi thường thiệt hại cho người điều khiển ô tô nếu có thiệt hại xảy ra và chủ xe ô tô yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Trường hợp khác, nếu xe máy tự đâm vào ô tô do sự kiện bất khả kháng thì không cần phải bồi thường cho chủ xe ô tô (theo điểm b khoản 3 Điều 601 Bộ luật Dân sự 2015).
Ví dụ: Anh A đang lái xe ô tô theo đúng Luật Giao thông, thi anh B lái xe máy theo hướng ngược chiều với A và lấn làn đường của A.
Để tránh gây tai nạn cho B và không còn cách nào khác nên A đã lái xe va vào chiếc xe máy thuộc sở hữu của anh C đang đậu trên lề đường gây thiệt hại cho anh C.
Trường hợp này là tình thế cấp thiết, A không phải bồi thường thiệt hại cho C mà B phải bồi thường thiệt hại cho C vì B đã gây ra tình thế cấp thiết theo khoản 2 Điều 595 của Bộ luật Dân sự 2015.
Gây ra tai nạn giao thông sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự
3. Gây ra tai nạn giao thông có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
Vi phạm quy định trong khi tham gia giao thông đường bộ, là hành vi của người tham gia giao thông đã không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các quy định pháp luật giao thông đề ra.
Hành vi phạm tội xâm phạm đến trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đồng thời xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác do lỗi cố ý, gây ra một trong các hậu quả theo Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:
- Dẫn đến chết người;
- Gây ra thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của một người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể lên tới 61% trở lên.
- Gây ra thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe từ hai người trở lên trong đó tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%.
- Gây ra thiệt hại về tài sản, vật chất từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng
Thì sẽ bị phạt từ mức nhẹ nhất là phạt hành chính từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt cao nhất lên đến 15 năm tùy vào tính chất vụ việc xảy ra.
4. Dừng xe đột ngột giữa đường gây tai nạn giao thông bị phạt thế nào?
Việc đột ngột dừng xe giữa đường với bất kỳ lý do gì cũng sẽ có nguy cơ dẫn đến tai nạn giao thông, gây ra hậu quả đáng tiếc.
Với hành vi dừng xe đột ngột giữa đường gây ra tai nạn giao thông sẽ tùy vào mức độ vi phạm, tính chất nguy hiểm của chủ phương tiện giao thông gây ra sẽ bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị xử lý hình sự.
- Đối với trường hợp người điều khiển là xe ô tô và các loại xe tương tự như xe ô tô:
Theo điểm đ, khoản 1 và điểm l khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định mức phạt đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau:
“Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
…
d) Khi dừng xe, đỗ xe không có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết;
…
3. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
…
l) Không giữ khoảng cách an toàn để xảy ra va chạm với xe chạy liền trước hoặc không giữ khoảng cách theo quy định của biển báo hiệu “Cự ly tối thiểu giữa hai xe”, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm g khoản 5 Điều này”
Không những thế, hành vi đột ngột dừng xe, không có tín hiệu báo trước cho người điều khiển phương tiện khác gây tai nạn hoặc tai nạn dẫn đến chết người sẽ phải bồi thường thiệt hại căn cứ vào phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015.
Và bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt tù với mức cao nhất lên đến 10 năm theo Điều 261 Bộ luật Hình sự 2015.
- Đối với trường hợp người điều khiển là xe mô tô, xe gắn máy
Căn cứ Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm quy tắc giao thông như sau:
- Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô, xe máy như sau:
+ Dừng xe hoặc đỗ xe ở lòng đường đô thị gây cản trở giao thông hay đỗ xe ở lòng đường đô thị, hè phố trái với quy định (căn cứ theo điểm đ khoản 2 Điều 6);
+ Dừng xe hoặc đỗ xe trên đường xe điện, điểm dừng đón trả khách của xe buýt, nơi có đường bộ giao nhau, trên phần đường dành có người đi bộ qua đường (theo điểm h khoản 2 Điều 6);
- Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với trường hợp người điều khiển xe dừng xe, đỗ xe trên cầu (theo điểm d khoản 3 Điều 6).
- Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với trường hợp người điều khiển xe dừng xe hoặc đỗ xe trong hầm đường bộ (căn cứ theo điểm b khoản 4 Điều 6).
- Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với trường hợp người điều khiển dừng xe, đỗ xe không đúng quy định pháp luật (căn cứ theo điểm b khoản 7 Điều 6);
Như vậy, cần phải nâng cao ý thức của những người tham gia giao động để nói không với tai nạn, tránh những trường hợp không đáng có xảy ra. Trên đây là một số thông tin liên quan đến vấn đề xe sau đâm xe trước thì xe nào sai. Nếu quý độc giả có thắc mắc về những quy định pháp luật về giao thông, xin liên hệ 1900.6199 để được tư vấn, hỗ trợ.