hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Tư, 06/09/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Trưởng thôn có được đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế không?

Theo quy định mới nhất tại Nghị định 33/2023/NĐ-CP thì trưởng thôn là người hoạt động không chuyên trách ở thôn. Vậy trưởng thôn được hưởng chế độ gì, có đực đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế không?

 
Câu hỏi: Tôi mới được bầu làm trưởng thôn nhiệm kỳ năm 2023 - 2024. Không rõ tôi sẽ được nhận những chế độ gì? Trưởng thôn có được đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế không?

Trưởng thôn được hưởng những chế độ gì? Phụ cấp bao nhiêu?

Theo khoản 6 Điều 33 của Nghị định 33/2023/NĐ-CP thì trưởng thôn là một trong 3 chức danh hoạt động không chuyên trách ở thôn (Bí thư chi bộ, Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố, Trưởng Ban công tác Mặt trận thôn) được hưởng phụ cấp hàng tháng.

Chế độ phụ cấp thực hiện theo Điều 34 Nghị định này như sau:

- Thôn có từ 350 hộ gia đình trở lên; thôn thuộc xã trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự (do quyết định của cơ quan có thẩm quyền); thôn thuộc xã ở khu vực biên giới, hải đảo: Quỹ phụ cấp được khoán bằng 6 lần mức lương cơ sở = 6 x 1.800.000 đồng = 10.800.000 đồng khoán quỹ.

- Thôn không thuộc các trường hợp đã nêu: Khoán quỹ phụ cấp bằng 4,5 lần mức lương cơ sở = 4,5 x 1.800.000 = 8.100.000 đồng.

- Trường hợp trưởng thôn kiêm nhiệm thêm 1 vị trí hoạt động không chuyên trách khác ở thôn: nhận phụ cấp kiêm nhiệm bằng 100% mức phụ cấp của chức danh kiêm nhiệm.

Hiện nay, pháp luật khuyến khích trưởng thôn kiêm nhiệm bí thư chi bộ.

Như vậy, trưởng thôn được nhận phụ cấp hàng tháng, tuy nhiên không có mức phụ cấp cố định mà được trích từ mức khoán quỹ phụ cấp.

Trưởng thôn có được đóng bảo hiểm không?

Trưởng thôn có được đóng bảo hiểm xã hội không?

Căn cứ khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì những người sau đây được đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc:

- Người lao động ký kết hợp đồng với người lao động: hợp đồng có thời hạn, hợp đồng không thời hạn;

- Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng theo quy định của Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

- Cán bộ, công cức, viên chức;

- Đối tượng thuộc lực lượng vũ trang trong quân đội và công an như: sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, chiến sĩ công an, học viên quân đội, công an,..

- Người quản lý doanh nghiệp (giám đốc, tổng giám đốc hoặc các chức danh khác theo điều lệ  hoạt động của công ty), người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;

- Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường hoặc thị trấn.

Theo quy định nêu trên, chỉ có những người hoạt  động không chuyên trách ở các xã/phường/thị trấn mới được đóng BHXH. Người hoạt động không chuyên trách ở thôn như trưởng thôn thì không được đóng BHXH bắt buộc.

Vì lẽ đó, trưởng thôn có thể tự tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện để có thể nhận tiền lương hưu sau này khi đủ điều kiện.

Trưởng thôn có được hưởng bảo hiểm y tế không?

Trưởng thôn có được hưởng bảo hiểm y tế không?

Khoản 6 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 quy định các đối tượng tham gia BHYT theo các nhóm gồm:

- Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng BHYT: gồm người lao động đã ký kết hợp đồng lao động; người hoạt động khôn chuyên trách ở xã/phường/thị trấn;

- Nhóm do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng: gồm người đang hưởng lương hưu; người đang nhận trợ cấp thất nghiệp; cán bộ xã/ phường/ thị trấn đã nghỉ việc và đang hưởng trợ cấp BHXH hằng tháng; người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc mắc bệnh cần chữa trị dài ngày đang được nhận trợ cấp BHXH hàng tháng; người già từ đủ 80 tuổi trở lên đang nhận trợ cấp tuất hàng tháng.

- Nhóm do ngân sách của nhà nước đóng: trẻ em dưới 6 tuổi, người có công với cách mạng, cựu chiến binh,...

- Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng: hộ cận nghèo, học sinh, sinh viên.

- Nhóm tham gia BHYT hộ gia đình: các đối tượng không thuộc các nhóm đã nêu.

Theo đó, trưởng thôn có thể tham gia bảo hiểm y tế theo nhóm BHYT hộ gia đình (BHYT tự nguyện), tức là tự đóng BHYT.

Với nhóm này, trưởng thôn sẽ tự mình mua BHYT tại các điểm bán BHYT hộ gia đình như cơ quan BHXH hoặc đại lý bán BHYT. Mức đóng sẽ được tính trên % mức lương cơ sở tương ứng với số người đóng BHYT ở mỗi gia đình.

Với mức lương cơ sở hiện hành là  1.800.000 đồng/tháng, mức đóng BHYT mỗi tháng như sau:

- Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở = 81.000 đồng/tháng, 972.000 đồng/năm.

- Người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất:

+ Người thứ 2 đóng 56.700 đồng/tháng, 680.400 đồng/năm;

+ Người thứ 3 đóng 48.600 đồng/tháng, 583.200 đồng/năm;

+ Người thứ 4 đóng 40.500 đồng/tháng, 486.000 đồng/năm;

+ Người thứ 5 trở đi đóng 32.400 đồng/tháng, 388.800 đồng/năm.

Trên đây là giải đáp về vấn đề Trưởng thôn có được đóng bảo hiểm không? Để được tư vấn các vấn đề khác liên quan đến pháp luật các bạn đọc có thể liên hệ tổng đài 1900.6199 để được giải đáp

Có thể bạn quan tâm

X