Số lượng tội phạm gia tăng và ngày càng có chuyển biến phức tạp, trong đó có nhiều đối tượng phải phát lệnh truy nã. Vậy truy nã là gì? Trường hợp nào bị truy nã?
Truy nã là gì? Các loại truy nã
Truy nã là gì? Các loại truy nã
Hiện nay pháp luật chưa có quy định giải thích cụ thể khái niệm truy nã là gì. Tuy nhiên, có thể hiểu truy nã là việc cơ quan có thẩm quyền điều tra ra quyết định nhằm thực hiện tìm kiếm, phát hiện và bắt giữ đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật khi người đó có hành vi bỏ trốn, không xác định được nơi ở.
Việc truy nã sẽ được thông báo một cách rộng rãi trên các phương tiện truyền thông, thông báo địa phương nhằm giúp người dân nhận diện được đối tượng bị truy nã từ đó cảnh giác, báo lại cho cơ quan điều tra nếu phát hiện đối tượng.
Các loại truy nã hiện nay có thể kể đến 2 loại là truy nã đặc biệt và truy nã thường:
Truy nã đặc biệt
Truy nã đặc biệt được áp dụng đối với người thực hiện hành vi phạm tội thuộc trường hợp rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
Truy nã thường
Truy nã thường: được áp dụng đối với người thực hiện hành vi phạm tội ít nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng.
Truy nã thường có thể chuyển thành truy nã đặc biệt nếu trong quá trình điều tra xét thấy hành vi phạm tội của đối tượng không phải là ít nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng mà là tội phạm rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng, và ngược lại truy nã đặc biệt có thể chuyển thành truy nã thường.
Trường hợp nào bị truy nã?
Trường hợp nào bị truy nã?
Các trường hợp bị truy nã có thể căn cứ Điều 2 Thông tư liên tịch 13/2012/TTLT-BCA-BTP-VKSNDTC-TANDTC quy định như sau:
Bị can, bị cáo bỏ trốn hoặc không biết đang ở đâu.
Người bị kết án trục xuất, người chấp hành án phạt trục xuất bỏ trốn.
Người bị kết án phạt tù bỏ trốn.
Người bị kết án tử hình bỏ trốn.
Người đang chấp hành án phạt tù, người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, người được hoãn chấp hành án bỏ trốn.
Như vậy hiện nay có 05 trường hợp bị truy nã.
Truy nã có thời hạn không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 27 Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 quy định về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:
1. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do Bộ luật này quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định như sau:
05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng;
10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng;
15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng;
- 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
3. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được tính từ ngày tội phạm được thực hiện. Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người phạm tội lại thực hiện hành vi phạm tội mới mà Bộ luật này quy định mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy trên 01 năm tù, thì thời hiệu đối với tội cũ được tính lại kể từ ngày thực hiện hành vi phạm tội mới.
Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có quyết định truy nã, thì thời hiệu tính lại kể từ khi người đó ra đầu thú hoặc bị bắt giữ.
Theo đó, thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ dựa trên mức độ nghiêm trọng của tội phạm. Nếu trong thời hạn truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng người phạm tội cố tình bỏ trốn thì khi hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ không truy cứu nữa.
Cách tra cứu thông tin truy nã trên VNeID
Bước 1: Đăng nhập VNeID
Bước 2: Chọn “Dịch vụ khác”
Bước 3: Chọn “Thông tin truy nã”
Bước 4: Nhập ít nhất 1 trong 2 thông tin là Họ tên hoặc nơi thường trú của đối tượng truy nã. Sau đó bấm tìm kiếm.
Bấm vào xem chi tiết để xem thêm nhiều thông tin hơn về đối tượng truy nã này.
Chọn “Can tội” để biết được tội danh, ngày ra quyết định truy nã của đối tượng này.
Công dân chọn “Phản ánh ngay” để phản ánh cho cơ quan chức năng khi phát hiện đối tượng này.
Người bị truy nã là đối tượng huy hiểm có thể gây tổn hại đến xã hội, vì thế bạn có thể làm theo cách trên để tìm kiếm thông tin người đang bị truy nã nhằm bảo vệ bản thân, báo cáo cho cơ quan công an để bắt giữ đối tượng.
Trên đây là thông tin về Truy nã là gì? Trường hợp nào bị truy nã? Nếu còn vấn đề nào thắc mắc, hay gặp khó khăn trong các vấn đề pháp lý khác hãy liên hệ với chúng tôi qua tổng đài: 19006192 để được hỗ trợ.Gọi ngay cho các chuyên viên pháp lý của chúng tôi theo số 19006192 để được giải đáp, hỗ trợ nếu có vướng mắc về các quy định của pháp luật