hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Năm, 13/06/2024
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Từ 01/7/2024, chuyển khoản nhầm được phong tỏa tài khoản bên nhận đúng không?

Việc chuyển khoản nhầm là tình huống không hiếm gặp trong hoạt động ngân hàng khi công nghệ và các dịch vụ ngân hàng số phát triển. Vậy từ 01/7/2024, chuyển khoản nhầm được phong tỏa tài khoản bên nhận đúng không?

Câu hỏi: Nghị định 52/2024/NĐ-CP về thanh toán không dùng tiền mặt được ban hành ngày 15/5/2024 và có hiệu lực từ ngày 01/1/2017. Vậy theo Nghị định mới này thì từ 01/7/2024, chuyển khoản nhầm được phong tỏa tài khoản bên nhận đúng không?

Từ 01/7/2024, chuyển khoản nhầm được phong tỏa tài khoản bên nhận đúng không?

Phong tỏa tài khoản ngân hàng là một biện pháp hành chính hoặc pháp lý được thực hiện để hạn chế hoặc ngăn chặn việc sử dụng số tiền trong một tài khoản nhất định. Khi tài khoản bị phong tỏa, chủ tài khoản sẽ không thể thực hiện các giao dịch như rút tiền, chuyển khoản hoặc chi tiêu số tiền có trong tài khoản đó.

Từ 01/7/2024, chuyển khoản nhầm được phong tỏa tài khoản bên nhận đúng không?

Từ 01/7/2024, chuyển khoản nhầm được phong tỏa tài khoản bên nhận đúng không?

Theo đó, trong bốn trường hợp bị phong toả một phần hoặc toàn bộ số tiền trong tài khoản thanh toán được quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định 52/2024/NĐ-CP về thanh toán không dùng tiền mặt (có hiệu lực từ ngày 01/7/2024) thì chỉ có một trường hợp bên nhận bị phong toả tài khoản do chuyển khoản nhầm:

“Chủ tài khoản thanh toán có nghĩa vụ cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực và tuân thủ các quy định về mở, sử dụng, ủy quyền trong sử dụng tài khoản thanh toán của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và phải đảm bảo có đủ tiền (số dư Có) trên tài khoản thanh toán để thực hiện lệnh thanh toán đã lập trừ trường hợp có thỏa thuận cho vay thấu chi với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.”

Theo quy định này thì việc phong tỏa tài khoản ngân hàng chỉ được thực hiện khi ngân hàng chuyển tiền mắc sai sót hoặc nhầm lẫn so với lệnh thanh toán của bên chuyển tiền. Điều này có nghĩa là ngân hàng đã chuyển sai thông tin so với lệnh thanh toán của khách hàng, và lỗi hoàn toàn thuộc về ngân hàng chuyển tiền.

Thêm vào đó, yêu cầu hoàn trả lại tiền chuyển nhầm phải được đưa ra bởi ngân hàng chuyển tiền. Trong đó, Ngân hàng chỉ được quyền phong tỏa số tiền tối đa là bằng số tiền bị chuyển nhầm.

Vì vậy, nếu người dân thực hiện thanh toán mà chẳng may chuyển nhầm tiền thì không có quyền yêu cầu ngân hàng phong tỏa tài khoản của người nhận.

Ngoài ra, còn có các trường hợp khác có thể bị phong toả một phần hoặc hoàn bộ tài khoản ngân hàng dưới đây:

- Trường hợp chủ tài khoản ngân hàng với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán  có sự thoả thuận trước đó hoặc theo yêu cầu của chủ tài khoản;

- Trường hợp cơ quan có thẩm quyền có quyết định hoặc yêu cầu bằng văn bản;

- Trường hợp một trong các chủ tài khoản thanh toán chung yêu cầu phong tỏa tài khoản thanh toán (trừ trường hợp ngân hàng và các chủ tài khoản chung có thỏa thuận bằng văn bản trước đó).

Khi nào chấm dứt việc phong tỏa tài khoản thanh toán?

Khi nào chấm dứt việc phong tỏa tài khoản thanh toán?

Khi nào chấm dứt việc phong tỏa tài khoản thanh toán?

Căn cứ quy định tại  khoản 2 Điều 11 Nghị định 52/2024/NĐ-CP thì việc chấm dứt phong toả tài khoản ngân hàng chỉ được thực hiện khi đã giải quyết được nguyên nhân dẫn đến phong toả tương ứng với từng trường hợp đã nêu ở phần trên. Cụ thể được tổng hợp trong bảng dưới đây:

Nguyên nhân phong toả

Chấm dứt phong toả

Do thoả thuận của hai bên

Chủ tài khoản và ngân hàng thỏa thuận về việc chấm dứt phong toả tài khoản.

Theo quyết định/yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền

Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định chấm dứt việc phong toả tài khoản

Ngân hàng chuyển nhầm

Ngân hàng đã giải quyết được sai sót và nhầm lẫn khi thực hiện thanh toán chuyển tiền

Chủ tài khoản thanh toán chung yêu cầu phong tỏa tài khoản

Chủ tài khoản thanh toán chung có yêu cầu chấm dứt phong tỏa tài khoản hoặc ngân hàng và các chủ tài khoản chung có thỏa thuận bằng văn bản trước đó

Ai chịu trách nhiệm nếu việc phong tỏa tài khoản gây thiệt hại?

Khoản 3 Điều 11 Nghị định 52/2024/NĐ-CP quy định về trách nhiệm nếu việc phong tỏa tài khoản gây thiệt hại như sau:

“Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, chủ tài khoản thanh toán và cơ quan có thẩm quyền nếu thực hiện hoặc yêu cầu thực hiện phong tỏa tài khoản thanh toán trái pháp luật gây thiệt hại cho chủ tài khoản thanh toán thì chịu trách nhiệm bồi thường theo quy định của pháp luật.”

Điều này có nghĩa là bất kỳ hành động phong tỏa tài khoản nào không tuân theo quy định pháp luật và gây thiệt hại cho chủ tài khoản đều sẽ phải được bồi thường bởi bên gây ra thiệt hại (Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và/hoặc chủ tài khoản thanh toán và/hoặc cơ quan có thẩm quyền).

Việc xác định cụ thể trách nhiệm này nhằm đảm bảo rằng quyền lợi của chủ tài khoản thanh toán được bảo vệ và mọi hành vi vi phạm pháp luật trong việc phong tỏa tài khoản đều phải được xử lý theo đúng quy định.

Tóm lại, từ ngày 01/7/2024, việc phong tỏa tài khoản khi chuyển nhầm tiền sẽ tuân theo các quy định chặt chẽ nhằm đảm bảo quyền lợi của tất cả các bên liên quan. Người chuyển tiền nhầm cần liên hệ ngay với ngân hàng để được hỗ trợ và giải quyết. Ngân hàng có trách nhiệm xử lý sai sót và đảm bảo số tiền chuyển nhầm được hoàn trả đúng cách.

Trong trường hợp cần thiết, người chuyển tiền có thể nhờ đến sự can thiệp của pháp luật để bảo vệ quyền lợi của mình. Quy định mới này không chỉ giúp giảm thiểu rủi ro trong các giao dịch ngân hàng mà còn tăng cường trách nhiệm của các tổ chức tài chính trong việc bảo vệ quyền lợi của khách hàng.

Trên đây là nội dung giải đáp chi tiết cho câu hỏi từ 01/7/2024, chuyển khoản nhầm được phong tỏa tài khoản bên nhận đúng không?

Nếu cần giải đáp về các quy định của pháp luật, hãy gọi ngay các chuyên viên pháp lý theo số  1900.6199 để được hỗ trợ

Nguyễn Văn Việt

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Văn Việt

Công ty Luật TNHH I&J - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X