Hợp đồng lao động là căn cứ để xác định quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi bên trong quan hệ lao động. Nhiều người lao động khi làm việc nhưng không hiểu rõ, biết rõ về thẩm quyền ký kết hợp đồng lao động nên dẫn đến nhiều hậu quả bất lợi như hợp đồng lao động không có giá trị pháp lý…nên khó bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.
Tôi có một số câu hỏi mong được Luật sư giải đáp như sau:
2. Người có thẩm quyền đại diện cho công ty ký hợp đồng lao động với em tôi có được ủy quyền cho người khác ký hợp đồng lao động không?
Ai có quyền thay mặt doanh nghiệp ký hợp đồng lao động với người lao động?
Điều 18 Bộ luật Lao động 2019 quy định người sử dụng lao động có thẩm quyền ký kết hợp đồng lao động là một trong những người sau đây:
- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp (giám đốc, tổng giám đốc, chủ tịch hội đồng thành viên,…) hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;
- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật (thủ trưởng cơ quan,…) hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;
- Người đại diện của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;
- Cá nhân là người trực tiếp sử dụng lao động.
Pháp luật quy định những người này là những người được quyền ký kết hợp đồng lao động. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp có nhiều hơn 01 người đại diện theo pháp luật, do vậy, có thể có nhiều hơn 01 người là người đại diện theo pháp luật được quyền ký kết hợp đồng lao động.
Ngoài ra, Điều 18 Bộ luật Lao động 2019 cũng quy định người lao động ký kết hợp đồng lao động với người sử dụng lao động là những người sau đây:
- Người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên: Những người thành niên theo quy định pháp luật được tự mình ký kết hợp đồng lao động;
- Trường hợp người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi: Người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi được tự mình ký kết hợp đồng lao động khi có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người đó;- Trường hợp người lao động chưa đủ 15 tuổi thì người ký hợp đồng lao động là người chưa đủ 15 tuổi và người đại diện theo pháp luật của người đó;
- Trường hợp người lao động là một nhóm người thì người ký kết hợp đồng lao động là người được những người lao động trong nhóm ủy quyền hợp pháp giao kết hợp đồng lao động.
Như vậy, những người được đại diện người sử dụng lao động ký kết hợp đồng lao động là những người như chúng tôi đã nêu trên.Đại diện theo pháp luật của công ty có được ủy quyền ký kết hợp đồng lao động không?
Căn cứ khoản 2 Điều 18 Bộ luật Lao động 2019, người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động có thể là:
- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật; Người đại diện của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân;
- Người được ủy quyền theo quy định của pháp luật của những người trên. Thông thường, việc ủy quyền này được lập thành văn bản. Nội dung của văn bản ủy quyền thường bao gồm thời gian ủy quyền, các công việc ủy quyền cụ thể, quyền/nghĩa vụ của các bên khi thực hiện công việc ủy quyền, giấy tờ tùy thân của các bên, căn cứ ủy quyền, ngày/tháng/năm lập văn bản ủy quyền…
Lưu ý: Người được ủy quyền không được phép ủy quyền lại cho người khác thực hiện việc ký kết hợp đồng lao động.
Như vậy, trưởng phòng hành chính công ty nơi em gái bạn vẫn có thể thay mặt người đại diện theo pháp luật của công ty ký kết hợp đồng lao động với em gái bạn nếu có ủy quyền từ người đại diện theo pháp luật của công ty. Em gái bạn có thể để nghị phía công ty cung cấp thông tin về việc ủy quyền của người đại diện theo pháp luật của công ty cho trưởng phòng hành chính nhân sự để chứng minh quyền được thay mặt ký hợp đồng lao động.
Trên đây là những giải đáp thắc mắc về ủy quyền ký hợp đồng lao động Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ.