hieuluat
Chia sẻ email
Chủ Nhật, 13/11/2022
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Văn bản thừa kế đất đai là gì? Hiện nay sử dụng mẫu nào?

Văn bản thừa kế đất đai là gì? Hiện đang sử dụng là mẫu nào? Luật nào điều chỉnh vấn đề về thừa kế đất đai? Cùng HieuLuat tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết dưới đây nhé.

 
Câu hỏi: Xin chào Luật sư, tôi đang tìm hiểu các quy định pháp luật về vấn đề thừa kế đất đai do ông bà, cha mẹ để lại.

Tôi muốn hỏi Luật sư, luật thừa kế về đất đai hiện nay là luật gì? Áp dụng từ thời điểm nào?

Ngoài ra, Luật sư có thể cho tôi xin mẫu văn bản thừa kế đất đai được không? Tôi có căn nhà muốn tự mình lập di chúc cho con.

Tôi không biết nên sử dụng mẫu văn bản nào thì phù hợp.

Chào bạn, xoay quanh vướng mắc của bạn về văn bản thừa kế đất đai, chúng tôi xin được giải đáp như sau:

Luật thừa kế về đất đai đang được áp dụng là gì?

Luật thừa kế về đất đai thực chất là cách gọi thông thường để mô tả những văn bản pháp lý quy định về vấn đề thừa kế tài sản là đất đai.

Hiện nay, văn bản pháp luật được sử dụng để điều chỉnh vấn đề thừa kế đất đai (lập di chúc, nhận thừa kế) tài sản là đất đai bao gồm:

  • Bộ luật Dân sự 2015 (Luật số 91/2015/QH13), có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2017.

  • Luật Đất đai 2013 (Luật số 45/2013/QH13), có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2014;

  • Các Nghị định, Thông tư và các văn bản hướng dẫn thi hành về vấn đề thừa kế của hai văn bản trên.

Theo đó, có một số điểm cần lưu ý khi tìm hiểu về vấn đề thừa kế đất đai như sau:

  • Việc thừa kế đất đai chỉ được thực hiện khi đã có sổ đỏ/giấy chứng nhận (khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013);

  • Người nhận thừa kế đất đai được nhận tài sản khi đất đã được cấp sổ đỏ hoặc khi đất đủ điều kiện được cấp sổ đỏ nhưng chưa được cấp (khoản 1 Điều 168 Luật Đất đai 2013);

  • Có hai hình thức thừa kế là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật (Điều 609 Bộ luật Dân sự 2015);

  • Hình thức của di chúc có thể bằng văn bản hoặc bằng lời nói. Trong đó, di chúc bằng văn bản có thể có người làm chứng hoặc không, cũng có thể được công chứng, chứng thực hoặc không;

  • Người lập di chúc có thể chỉnh sửa, thay đổi, hủy bỏ, bổ sung di chúc. Bản di chúc cuối cùng của họ là bản di chúc được sử dụng để phân chia tài sản thừa kế;

  • Chia thừa kế theo pháp luật là việc phân chia tài sản thừa kế theo hàng thừa kế được quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015;

  • Người được nhận tài sản thừa kế có quyền từ chối nhận tài sản (trừ trường hợp từ chối nhận tài sản để trốn tránh nghĩa vụ);

Kết luận: Luật thừa kế đất đai hiện nay đang được áp dụng là Bộ luật Dân sự 2015, Luật Đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành hai văn bản luật này.

Ngoài vấn đề luật điều chỉnh quan hệ thừa kế đất đai thì văn bản thừa kế đất đai/hay có thể hiểu là di chúc cũng là vấn đề được nhiều người tìm hiểu. Ví dụ như, văn bản được lập như thế nào, lập ở đâu, …

van ban thua ke dat dai


Mẫu văn bản thừa kế đất đai được dùng nhiều là gì?

Pháp luật về thừa kế hiện nay không định nghĩa văn bản thừa kế đất đai là gì mà đây là từ được sử dụng nhiều trong thực tế để gọi tên cho một trong hai loại văn bản được sử dụng trong thừa kế là:

  • Di chúc;

  • Văn bản khai nhận di sản thừa kế/hoặc thỏa thuận phân chia di sản thừa kế;

Từ thông tin bạn cung cấp, chúng tôi hiểu rằng bạn cần mẫu văn bản thừa kế đất đai là di chúc.

Thông thường, nếu di chúc được lập có công chứng hoặc chứng thực thì công chứng viên có thể hỗ trợ bạn trong việc lập di chúc.

Trường hợp di chúc của bạn là di chúc bằng văn bản không có công chứng hoặc chứng thực thì việc soạn thảo/lập văn bản công chứng do bạn tự thực hiện.

Chúng tôi xin cung cấp mẫu văn bản thừa kế đất đai là di chúc được sử dụng nhiều hiện nay như sau:

Sửa/In biểu mẫu

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

DI CHÚC

Hôm nay, ngày ... tháng ..... năm ...., tại ..............................................................,

Tôi là: ........................................Sinh ngày .... tháng .... năm ............

Mang CCCD/CMND/Hộ chiếu số: ........................ do ........................... cấp ngày ....................

Đăng ký thường trú tại: ....................................................................................................

Nay, trong trạng thái tinh thần hoàn toàn minh mẫn, sáng suốt, không chịu bất kỳ sự đe dọa, cưỡng ép hoặc lừa dối, tôi lập di chúc này với những nội dung cụ thể như sau:

Tài sản của tôi gồm có: Quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ...................................số..................... số vào sổ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: ........................ do ............................... cấp ngày ......................cho (hộ) ông/bà...........................

Thông tin cụ thể như sau:

* Thửa đất:

- Tờ bản đồ số................số thửa:................................

- Diện tích: ....... m2 (Bằng chữ: ........................ mét vuông)

- Địa chỉ thửa đất: ....................................................

- Nguồn gốc sử dụng: ...................................................... - Mục đích sử dụng:  .....................

* Nhà ở:

- Loại nhà: ……………...……;            - Diện tích sàn: ……… m2

- Thời hạn xây dựng: ............;          - Năm hoàn thành xây dựng : ............

- Kết cấu nhà : .....................;          - Số tầng : .............

- Thời hạn sử dụng: ..........................................

* Ghi chú: ....................

Sau khi tôi chết, tài sản nêu trên của tôi được định đoạt, để lại chon những người sau đây: (1)

1/ Ông/bà: ........................................

Sinh ngày .... tháng .... năm ............

Mang CMND/CCCD/Hộ chiếu số: ........................ do ........................... cấp ngày ............

Đăng ký thường trú tại: ....................................................................................................

2/ Ông/bà: ........................................

Sinh ngày .... tháng .... năm ............

Mang CMND/CCCD/Hộ chiếu số: ........................ do ........................... cấp ngày ............

Đăng ký thường trú tại: ....................................................................................................

Ngoài ông/bà .................., tôi không để lại tài sản nêu trên của mình cho bất cứ cá nhân, tố chức, cơ quan nào khác.

Mong muốn, ý nguyện của tôi như sau: ........................................................................

............................................................................................................................................

Sau khi tôi qua đời, (2) ...........................  được toàn quyền sử dụng, chiếm hữu, định đoạt và thực hiện các thủ tục theo quy định của pháp luật để được đứng tên trên Giấy chứng nhận/Giấy tờ sở hữu tài sản hoặc được nhận số tiền tiết kiệm từ số tài sản nói trên của tôi theo bản di chúc này.

Trên đây là toàn bộ nội dung di chúc của tôi, tôi đã tự đọc toàn văn bản di chúc này, tôi công nhận nội dung di chúc hoàn toàn đúng với ý nguyện của tôi. Tôi tự nguyện ký tên, điểm chỉ vào từng trang của bản di chúc để làm bằng chứng thực hiện.

NGƯỜI LẬP DI CHÚC

(Ký ghi rõ họ tên và điểm chỉ)

Chú thích

(1) Liệt kê đầy đủ, chi tiết về thông tin của người được nhận di sản thừa kế

(2) Những người được hưởng di sản thừa kế theo di chúc của người lập di chúc

Một số lưu ý đối với mẫu di chúc này:

  • Đây là mẫu di chúc (mẫu văn bản thừa kế đất đai) được áp dụng trong trường hợp người có tài sản tự mình lập di chúc;

  • Người có tài sản phải tự mình viết, ký tên/điểm chỉ vào bản di chúc (nếu có nhiều trang thì phải điểm chỉ, ký ở từng trang);

  • Nếu người lập di chúc không thể tự mình ký tên do không biết chữ, hoặc không thể điểm chỉ thì di chúc phải được lập có công chứng/chứng thực và người làm chứng là người lập bản di chúc này (khoản 3 Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015);

Kết luận: Văn bản thừa kế đất đai có thể được hiểu là di chúc hoặc văn bản khai nhận/phân chia di sản thừa kế là đất đai.

Trường hợp muốn tự mình lập di chúc để lại tài sản thừa kế cho con, bạn có thể tham khảo mẫu mà chúng tôi cung cấp ở trên.

Trên đây là giải đáp thắc mắc về văn bản thừa kế đất đai, nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ  19006192 để được hỗ trợ.

Nguyễn Văn Việt

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Văn Việt

Công ty Luật TNHH I&J - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X