hieuluat
Chia sẻ email

Vi phạm giao thông bị giữ bằng lái có được lái xe không?

Người điều khiển phương tiện vi phạm giao thông có thể bị giữ bằng lái xe trong một số trường hợp. Vậy vi phạm giao thông bị giữ bằng lái có được lái xe không?

Mục lục bài viết
  • Vi phạm giao thông bị giữ bằng lái có được lái xe không?
  • Thời gian tạm giữ bằng lái là bao lâu?
  • Lỗi vi phạm giao thông nào bị giữ bằng lái xe?
Câu hỏi: Xin chào Luật sư, tôi có thắc mắc như sau: Tuần trước tôi có điều khiển xe ô tô và bị xử phạt vi phạm hành chính lỗi vượt đèn đỏ và bị thu giữ bằng lái xe 01 tháng. Tôi cần sử dụng xe để đi làm và đưa đón con đi học. Luật sư cho tôi hỏi vi phạm giao thông bị giữ bằng lái có được lái xe không? Mắc lỗi vi phạm giao thông nào bị giữ bằng lái? Xin cảm ơn Luật sư.

Vi phạm giao thông bị giữ bằng lái có được lái xe không?

Theo Khoản 2 Điều 82 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP và điểm b khoản 32 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP:

Vi phạm giao thông bị giữ bằng lái có được lái xe không?Vi phạm giao thông bị giữ bằng lái có được lái xe không?

Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt/để xác minh tình tiết để quyết định xử phạt vi phạm giao thông, người có thẩm quyền có thể tạm giữ phương tiện và các giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm theo quy định tại khoản 6, khoản 8 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Khi bị tạm giữ giấy tờ, nếu quá thời hạn giải quyết ghi trong biên bản vi phạm hành chính, mà người vi phạm chưa đến trụ sở để giải quyết vụ việc vi phạm mà vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện sẽ bị áp dụng xử phạt như hành vi điều khiển xe không có bằng lái.

Như vậy, trong khoảng thời gian bị tạm giữ bằng lái xe thì bạn vẫn được phép lái xe. 

Thời gian tạm giữ bằng lái là bao lâu?

Thời gian tạm giữ bằng lái là bao lâu?Thời gian tạm giữ bằng lái là bao lâu?

Theo khoản 8 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (được sửa đổi, bổ sung năm 2020) như sau:

- Thời hạn tạm giữ bằng lái tối đa là 07 ngày làm việc, kể từ ngày tạm giữ; 

- Nếu phải chuyển hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền xử phạt thì thời hạn tối đa là 10 ngày làm việc, kể từ ngày tạm giữ;

- Ngoài ra, thời hạn tạm giữ bằng lái có thể được kéo dài đối với những vụ việc sau:

+ Trường hợp cá nhân/ tổ chức có yêu cầu giải trình/ xác minh các tình tiết có liên quan đến vụ việc thì thời hạn tạm giữ bằng lái tối đa là 01 tháng;

+ Trường hợp cá nhân, tổ chức có yêu cầu giải trình/ xác minh các tình tiết đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, và cần có thêm thời gian thu thập chứng cứ thì thời hạn tạm giữ bằng lái được kéo dài tối đa là 02 tháng.

Lỗi vi phạm giao thông nào bị giữ bằng lái xe?

Theo Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP), các hành vi vi phạm bị giữ bằng lái xe bao gồm:

Thời gian tạm giữ bằng lái

Hành vi vi phạm giao thông

Từ 01 - 03 tháng

- Vượt đèn vàng/vượt đèn đỏ.

- Chạy xe vượt quá tốc độ cho phép từ 20 - 35km/h.

- Không tuân thủ theo hiệu lệnh, chỉ dẫn, thông báo của cảnh sát giao thông 

- Đi ngược chiều trên đường một chiều/cấm đi ngược chiều;

- Không chấp hành quy định dừng/ đỗ xe trên đoạn đường cao tốc.

- Có vi phạm về nồng độ cồn nhưng chưa qua mức 0.25 mg/1 lít khí thở hoặc 50mg/100ml máu.

- Gây cản trở/ không nhường đường cho xe được quyền ưu tiên (Xe cấp cứu, xe cứu hỏa, xe cảnh sát,...) đang phát tín hiệu ưu tiên để đi làm nhiệm vụ.



 

Từ 02 - 04 tháng

- Chạy xe ô tô quá tốc độ cho phép trên 35km.

- Tài xế xe khách thực hiện đón và trả khách trên tuyến đường cao tốc.

- Xe gây tai nạn giao thông nhưng không chịu dừng lại/ giữ nguyên hiện trường/ tham gia cấp cứu/không đến trình báo cơ quan công an, người gây tai nạn chủ động bỏ trốn.

Từ 03 - 05 tháng

Vi phạm nồng độ cồn quá mức từ 0.25 - 0.4mg/1 lít khí thở hoặc 50 - 80mg/100ml máu.

Từ 04 - 06 tháng

- Không chấp hành yêu cầu/hiệu lệnh của CSGT, người thi hành công vụ khi đo nồng độ cồn, kiểm tra chất ma túy. 

- Chạy ngược chiều/ lùi xe trên đường cao tốc.

- Người điều khiển xe có nồng độ cồn cao hơn 0.4mg/1 lít khí thở hoặc cao hơn 80mg/100ml máu.

10 - 12 tháng

Điều khiển xe trên đường mà trong máu/hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá mức 50 mg/100 ml máu hoặc chưa vượt quá 0,25 mg/1 lít khí thở.

16 - 18 tháng

Điều khiển xe vi phạm nồng độ cồn vượt quá 50 - 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,25 - 0,4 mg/1 lít khí thở.

22 - 24 tháng

- Người vi phạm nồng độ cồn vượt quá 0.4mg/1 lít khí thở hoặc 80mg/100ml máu;

- Điều khiển xe trên đường lưu thông mà trong cơ thể có chứa/tàng trữ chất ma túy;

- Không chấp hành các yêu cầu/lệnh kiểm tra ma túy của người thi hành công vụ.


Trên đây là thông tin về vi phạm giao thông bị giữ bằng lái có được lái xe không gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc cần giải đáp, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại hotline  19006199 để được hỗ trợ.
Nguyễn Đức Hùng

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Đức Hùng

Công ty TNHH luật TGS - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X