hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Năm, 21/12/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Vi phạm hình sự là gì? Phân biệt vi phạm hành chính và vi phạm hình sự

Vi phạm hình sự được xem là những vi phạm nghiêm trọng và bắt buộc xử lý theo quy định pháp luật hình sự. Vậy vi phạm hình sự là gì? Vi phạm hình sự khác vi phạm hành chính như thế nào?

Mục lục bài viết
  • Vi phạm hình sự là gì?
  • Phân biệt vi phạm hành chính và vi phạm hình sự
  • Hình thức xử phạt vi phạm hình sự
  • Mọi hành vi vi phạm hình sự đều bị đi tù có đúng không?
Câu hỏi: Tôi đang tìm hiểu về vi phạm hình sự. Trường hợp có hành vi vi phạm và tôi đã bị xử phạt hành chính thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Cách phân biệt vi phạm hành chính và vi phạm hình sự là gì?

Vi phạm hình sự là gì?

Văn bản pháp luật Việt Nam hiện nay chưa có quy định cụ thể thế nào là vi phạm hình sự. Tuy nhiên, có thể hiểu vi phạm hình sự là một trong những hành vi vi phạm pháp luật. Theo đó, vi phạm hình sự còn được coi là tội phạm.

Vi phạm hình sự là gì?Điều 8 Bộ luật Hình sự 2015 quy định tội phạm là hành vi:

- Do pháp nhân thương mại hoặc người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện;

- Lỗi vô ý hoặc cố ý;

- Tội được quy định trong Bộ luật Hình sự và nguy hiểm cho xã hội;

- “...xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa” mà theo quy định của Bộ luật Hình sự phải bị xử lý hình sự.

Lưu ý: Những hành vi có dấu hiệu tội phạm nhưng không được coi là tội phạm khi tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể và có thể xử lý bằng biện pháp khác.

Hiện nay, căn cứ vào mức độ nguy hiểm cho xã hội và tính chất của hành vi vi phạm, vi phạm pháp luật được chia thành 04 loại sau đây:

- Vi phạm hình sự;

- Vi phạm dân sự;

- Vi phạm hành chính;

- Vi phạm kỷ luật.

Phân biệt vi phạm hành chính và vi phạm hình sự

Phân biệt vi phạm hành chính và vi phạm hình sự

Phân biệt vi phạm hành chính và vi phạm hình sự

Tiêu chí

Vi phạm hành chính

Vi phạm hình sự

Căn cứ pháp lý

Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi 2020) và các văn bản pháp luật có liên quan.

Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017) và các văn bản pháp luật có liên quan.

Khái niệm

Là hành vi:

- Do cá nhân, tổ chức thực hiện;

- Lỗi vô ý hoặc cố ý;

- Vi phạm quy định về quản lý nhà nước;

- Chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự và bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định pháp luật.

Là hành vi:

- Do pháp nhân thương mại hoặc người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện;

- Lỗi vô ý hoặc cố ý;

- Tội được quy định trong Bộ luật Hình sự và nguy hiểm cho xã hội;

- “...xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa” mà theo quy định của Bộ luật Hình sự phải bị xử lý hình sự.

Mức độ

Nhẹ hơn

Nặng hơn

Đối tượng xâm phạm

Xâm phạm các quy định trong quản lý hành chính nhà nước nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Xâm phạm các mối quan hệ được pháp luật hình sự bảo vệ như:

- Quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân;

- Độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc;

- Nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, chế độ chính trị, chế độ kinh tế, trật tự, an toàn xã hội;

- Lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa.

Biện pháp xử lý

05 hình thức xử phạt vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều 21 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, bao gồm:

- Cảnh cáo;

- Phạt tiền;

- Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

- Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính (sau đây gọi chung là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính);

- Trục xuất.

Lưu ý: Xử phạt vi phạm hành chính không để lại án tích.

Người vi phạm hình sự sẽ bị xử phạt bằng các chế tài hình sự quy định tại Điều 32 Bộ luật Hình sự, nhẹ nhất là cảnh cáo, nặng nhất có thể bị tử hình.

Lưu ý: Xử phạt vi phạm hình sự có để lại án tích.

Thẩm quyền xử phạt

Có cơ quan ngoài cơ quan quản lý hành chính nhà nước ví dụ: Công an khu vực, Chủ tịch UBND xã, huyện,...

Tòa án

Hình thức xử phạt vi phạm hình sự

Theo quy định tại Điều 30 Bộ luật Hình sự, hình phạt đối với vi phạm hình sự là các biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất do Nhà nước quy định trong Bộ luật Hình sự, dùng để hạn chế hoặc tước bỏ quyền, lợi ích hợp pháp của người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội và do Toà án quyết định.

Điều 32, 33 Bộ luật Hình sự 2015 quy định các hình thức xử phạt vi phạm hình sự bao gồm hình phạt chính và hình phạt bổ sung, trong đó:

* Đối với cá nhân

- 07 hình phạt chính, gồm:

+ Cảnh cáo;

+ Phạt tiền;

+ Cải tạo không giam giữ;

+ Trục xuất;

+ Tù có thời hạn;

+ Tù chung thân;

+ Tử hình.

- 07 hình phạt bổ sung, gồm:

+ Cấm hành nghề, cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định;

+ Cấm cư trú;

+ Quản chế;

+ Tước một số quyền công dân;

+ Tịch thu tài sản;

+ Phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính;

+ Trục xuất, khi không áp dụng là hình phạt chính.

* Đối với pháp nhân thương mại

- 03 hình phạt chính, gồm:

+ Phạt tiền;

+ Đình chỉ hoạt động có thời hạn;

+ Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.

- 03 hình phạt bổ sung, gồm:

+ Cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định;

+ Cấm huy động vốn;

+ Phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính.

Lưu ý: Đối với mỗi hành vi vi phạm hình sự, chỉ được áp dụng 01 hình phạt chính và được áp dụng cùng lúc nhiều hình phạt bổ sung.

Mọi hành vi vi phạm hình sự đều bị đi tù có đúng không?

Mọi hành vi vi phạm hình sự đều bị đi tù có đúng không?

Căn cứ theo quy định nêu trên về hình phạt đối với người vi phạm hình sự thì ngoài hình phạt tù, còn có các hình phạt chính khác như phạt tiền, cải tạo không giam giữ, tử hình, trục xuất, cảnh cáo. Đồng thời, mỗi hành vi vi phạm hình sự chỉ được phép áp dụng 01 hình phạt chính.

Như vậy không phải mọi trường hợp vi phạm hình sự đề bị đi tù mà có thể áp dụng bất kì hình thức xử phạt chính khác, tuỳ theo tính chất và mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm.

Trên đây là một số thông tin về vi phạm hình sự là gì và cách phân biệt vi phạm hình sự với vi phạm hành chính theo quy định pháp luật mà chúng tôi cung cấp đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc liên quan đến các quy định về hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm hình sự, tội phạm hình sự, bạn đọc vui lòng liên hệ đến tổng đài: 1900.6199 để được tư vấn, hỗ trợ.

Lê Ngọc Khánh

Tham vấn bởi: Luật sư Lê Ngọc Khánh

Công ty TNHH luật TGS - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X