hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Năm, 14/12/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Quy định về vị trí việc làm của giáo viên trung học phổ thông

Đối với mỗi cấp học, quy định về vị trí việc làm của giáo viên khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu về vị trí việc làm của giáo viên THPT.

Câu hỏi: Vị trí việc làm của giáo viên trung học phổ thông theo quy định tại thông tư mới như thế nào?

Quy định về vị trí việc làm của giáo viên THPT hiện nay

Nghị định 106/2020/NĐ-CP hiện nay đang quy định về vị trí việc làm của giáo viên trung học phổ thông.

vị trí việc làm của giáo viên THPT

Vị trí việc làm của giáo viên trung học phổ thông

Theo đó, vị trí việc làm và số lượng người làm việc tại trường trung học phổ thông được quy định như sau:

  • Thực hiện nghiêm các chủ trương của Đảng và quy định pháp luật về vị trí việc làm, số lượng người làm việc và tinh giản biên chế trong trường trung học phổ thông.

  • Vị trí việc làm và số lượng người làm việc tại trường trung học phổ thông phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của trường.

  • Đảm bảo tính khoa học, khách quan, công khai, minh bạch, hiệu quả và nâng cao chất lượng viên chức, người lao động trong trường.

  • Đảm bảo giao đủ khối lượng công việc để thực hiện theo thời gian lao động. Những vị trí không đủ khối lượng công việc thì phải bố trí kiêm nhiệm.

  • Đảm bảo cơ cấu hợp lý, số lượng người làm việc tại các vị trí việc làm chức danh chuyên ngành và chuyên môn dùng chung chiếm tỉ lệ ít nhất 65% tổng số lượng người làm việc tại trường.

Khung vị trí việc làm tại trường trung học phổ thông

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư 20/2023/TT-BGDĐT,Thông tư này có quy định về vị trí việc làm và định mức số lượng giáo viên làm việc trong các trường trung học phổ thông. Thông tư 20/2023/TT-BGDĐT mới này sẽ có hiệu lực kể từ ngày 16/12/2023.

Theo quy định tại Điều 15 Thông tư 20/2023/TT-BGDĐT, khung vị trí việc làm tại trường trung học phổ thông được quy định như sau:

Vị trí lãnh đạo, quản lý:

  • Hiệu trưởng

  • Phó hiệu trưởng

Vị trí chức danh chuyên ngành:

  • Giáo viên trung học phổ thông hạng 1;

  • Giáo viên trung học phổ thông hạng 2;

  • Giáo viên trung học phổ thông hạng 3;

  • Thiết bị, thí nghiệm;

  • Giáo vụ;

  • Tư vấn học sinh;

  • Hỗ trợ giáo dục người khuyết tật.

Vị trí chuyên môn dùng chung:

  • Thư viện viên hạng 1;

  • Thư viện viên hạng 2;

  • Thư viện viên hạng 3;

  • Thư viện viên hạng 4;

  • Chuyên viên chính quản trị công sở;

  • Chuyên viên quản trị công sở;

  • Kế toán trưởng;

  • Kế toán viên chính;

  • Kế toán viên;

  • Kế toán viên trung cấp;

  • Chuyên viên thủ quỹ;

  • Cán sự thủ quỹ;

  • Nhân viên thủ quỹ;

  • Văn thư chính;

  • Văn thư viên;

  • Văn thư viên trung cấp.

Vị trí hỗ trợ, phục vụ:

  • Y tế học đường;

  • Nhân viên Bảo vệ;

  • Nhân viên nấu ăn;

  • Nhân viên Phục vụ.

Định mức giáo viên trung học phổ thông là bao nhiêu?

Số lượng giáo viên (viên chức và giáo viên hợp đồng) làm việc theo định mức và vị trí việc làm tại trường trung học phổ thông được xác định theo quy mô lớp học của từng trường.

Định mức giáo viên trung học phổ thông

Định mức giáo viên trung học phổ thông

Theo quy định tại Điều 17 Thông tư 20/2023/TT-BGDĐT, định mức giáo viên trung học phổ thông được quy định như sau:

Vị trí giáo viên tại trường trung học phổ thông:

Trường

Số lượng giáo viên tối đa/lớp

Trường trung học phổ thông

2,25

Trường phổ thông dân tộc nội trú

2,4

Trường trung học phổ thông chuyên

3,1

Sau khi bố trí mà còn dư học sinh thì 17 học sinh đối với trường vùng 1 hoặc 20 học sinh trường vùng 2 hoặc 22 học sinh trường vùng 3 thì được nhà trường bố trí thêm 01 giáo viên.

Vị trí thiết bị, thí nghiệm:

Trường

Số lượng giáo viên tối đa

Trường trung học phổ thông

01

Trường phổ thông dân tộc nội trú

02

Trường trung học phổ thông chuyên

04

Vị trí việc làm giáo vụ:

Trường

Số lượng giáo viên tối đa

Trường trung học phổ thông

01

Trường phổ thông dân tộc nội trú

02

Trường trung học phổ thông chuyên

04

Trường phổ thông dân tộc nội trú dựa quy mô, tính chất và điều kiện thực tế của trường có thể hợp đồng thêm người làm nhiệm vụ quản lý học sinh; dựa vào  quy mô, tính chất và điều kiện thực tế của trường trường xác định số lượng cần thiết và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Trường hợp các trường không bố trí được biên chế thì thực hiện chế độ hợp đồng lao động hoặc bố trí giáo viên, nhân viên theo chế độ kiêm nhiệm.

Vị trí tư vấn học sinh: 

Mỗi trường trung học phổ thông bố trí 01 người. Nếu trường không bố trí được biên chế thì thực hiện chế độ kiêm nhiệm hoặc chế độ hợp đồng lao động.

Vị trí hỗ trợ giáo dục cho người khuyết tật:

Trường trung học phổ thông

Số lượng học sinh khuyết tật

Số lượng hỗ trợ giáo dục

Trường dành cho người khuyết tật

15

01

Trường có người khuyết tật học hòa nhập

Dưới 20

01

Từ 20 trở lên

02

Nếu nhà trường không bố trí được biên chế thì thực hiện chế độ kiêm nhiệm hoặc chế độ hợp đồng lao động.

Trên đây là nội dung vị trí việc làm của giáo viên THPT Nếu bạn còn có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến nội dung tại bài viết này vui lòng liên hệ đến tổng đài: 1900.6199 để được tư vấn, hỗ trợ.
Nguyễn Văn Tuấn

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Văn Tuấn

Công ty TNHH luật TGS - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X