Dưới đây là những quy định về việc dân sự như định nghĩa việc dân sự là gì, phạm vi của việc dân sự và việc dân sự có hòa giải không? Hãy cùng theo dõi.
Việc dân sự là gì?
Trong cuộc sống hàng ngày, khái niệm về việc dân sự đã trở thành một phần quan trọng của xã hội, đặc biệt là trong việc duy trì hòa bình và ổn định.
Việc dân sự là gì?
Việc dân sự là một sự kiện pháp lý phát sinh quyền và nghĩa vụ dân sự tại các lĩnh vực như hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, lao động,.. các sự kiện pháp lý này không phát sinh tranh chấp giữa các bên nhưng cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan có đơn yêu cầu tòa án công nhận hoặc không công nhận sự kiện pháp lý này (theo Điều 361 Bộ luật Tố tụng dân sự số 92/2015/QH13).
Việc dân sự bao gồm những gì?
Căn cứ các Điều 361, 27, 29, 31, 33 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 việc dân sự bao gồm 04 nhóm chính sau đây:
Nhóm 1: Việc dân sự phát sinh từ lĩnh vực lao động:
- Tuyên bố vô hiệu đối với hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể
- Xem xét tính chất hợp pháp của đình công.
- Công nhận và cho thi hành tại Việt Nam/ không công nhận bản án/quyết định lao động của nước ngoài/ không công nhận bản án/quyết định của Tòa án nước ngoài mà không được yêu cầu cho thi hành ở Việt Nam.
- Công nhận và cho thi hành phán quyết về lĩnh vực lao động của Trọng tài nước ngoài tại Việt Nam.
- Các yêu cầu khác về lao động mà không thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác.
Nhóm 2: Việc dân sự phát sinh từ đời sống hôn nhân và gia đình:
- Hủy việc kết hôn trái với quy định của pháp luật.
- Công nhận sự đồng tình ly hôn, sự thỏa thuận về việc nuôi con, chia tài sản trong trường hợp ly hôn.
- Công nhận sự đồng thuận về việc thay đổi người chăm sóc con sau khi ly hôn theo cha mẹ hoặc quyết định của cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân theo quy định.
- Hạn chế quyền của cha/mẹ đối với con chưa thành niên/ quyền thăm nom con sau khi ly hôn.
- Chấm dứt việc nuôi con nuôi.
- Yêu cầu liên quan đến vấn đề mang thai hộ.
- Công nhận việc chấm dứt hiệu lực của thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân đã được thực hiện theo quyết định của tòa án.
- Tuyên bố vô hiệu đối với thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng.
- Xác định quyền cha mẹ đối với con hoặc quyền của con đối với cha mẹ.
- Các yêu cầu khác mà không thuộc thẩm quyền xử lý/giải quyết của các cơ quan/tổ chức khác.
Nhóm 3: Việc dân sự phát sinh từ lĩnh vực kinh doanh thương mại:
- Hủy bỏ nghị quyết/quyết định của Đại hội đồng cổ đông/ Hội đồng thành viên của Công ty.
- Yêu cầu liên quan đến giải quyết tranh chấp của Trọng tài thương mại Việt Nam.
- Yêu cầu bắt giữ tàu bay/ tàu biển, trừ trường hợp bắt giữ để bảo đảm giải quyết vụ án.
- Công nhận và cho thi hành tại Việt Nam/ không công nhận bản án/quyết định lao động của nước ngoài/ không công nhận bản án/quyết định của Tòa án nước ngoài mà không được yêu cầu cho thi hành ở Việt Nam.
- Công nhận và cho thi hành các phán quyết về kinh doanh, thương mại của Trọng tài nước ngoài ở Việt Nam
- Các yêu cầu khác về thương mại mà không rơi vào thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định.
Nhóm 4: Những yêu cầu khác
- Tuyên bố/ huỷ quyết định tuyên bố cá nhân mất/ bị hạn chế năng lực hành vi dân sự/ có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
- Thông báo tìm kiếm người vắng mặt khỏi nơi cư trú và Thông báo quản lý tài sản của người đó.
- Tuyên bố/ hủy quyết định tuyên bố cá nhân mất tích/chết.
- Công nhận và cho thi hành tại Việt Nam/ không công nhận bản án/ quyết định về dân sự/ quyết định về tài sản trong bản án/ quyết định hình sự/hành chính của Tòa án nước ngoài / không công nhận mà không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam.
- Tuyên bố vô hiệu đối với các tài liệu/văn bản công chứng.
- Công nhận kết quả hòa giải thành của đương sự bên ngoài Tòa án.
- Công nhận tài sản vô chủ/ công nhận quyền sở hữu, quản lý đối với tài sản vô chủ tại Việt Nam.
- Xác định quyền sở hữu, sử dụng, phân chia tài sản chung nhằm mục đích thi hành án/ yêu cầu khác theo quy định.
- Các yêu cầu khác về dân sự mà không thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác.
Việc dân sự có được hòa giải không?
Điều 205 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định hòa giải là một thủ tục bắt buộc khi tiến hành xét xử vụ án dân sự sơ thẩm. Tiến hành hòa giải và tạo điều kiện cho các bên hòa giải trong vụ việc dân sự là trách nhiệm của Tòa án.
Căn cứ trình tự thủ tục giải quyết việc dân sự được quy định tại Chương XXIII Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, thì việc dân sự không phải hòa giải.
Việc dân sự có được hòa giải không?
Từ những căn cứ trên khi có đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự, thẩm phán không cần phải tiến hành thủ tục hòa giải mà chỉ cần mở phiên họp xét đơn yêu cầu của các đương sự và ra quyết định công nhận/không công nhận các yêu cầu trong đơn. Thêm vào đó việc dân sự hoàn toàn không phát sinh tranh chấp, chỉ có yêu cầu vì vậy tiến hành hòa giải là không cần thiết.
Tuy nhiên trên thực tế khi giải quyết các yêu cầu về hôn nhân gia đình về việc công nhận thỏa thuận phân chia tài sản, con cái, thuận tình việc ly hôn thì tùy quan điểm của thẩm phán mà có thể hòa giải hoặc không hòa giải.
Một sổ thẩm phán cho rằng không cần hòa giải vì thủ tục không cần thiết, một số thẩm phán cho rằng việc hòa giải có thể góp phần giúp các bên hàn gắn đoàn tụ và không còn ly hôn nữa.
Phân biệt việc dân sự và vụ án dân sự
Có 10 yếu tố khác nhau để phân biệt việc dân sự và vụ án dân sự, cụ thể như sau:
-Tranh chấp: Vụ án dân sự có tranh chấp và ngược lại việc dân sự thì không có tranh chấp
- Hình thức:Vụ án dân sự khởi kiện tại Tòa án nhân dân, việc dân sự thì làm đơn yêu cầu công nhận/không công nhận
- Các cấp xét xử: Vụ án dân sự có 02 cấp xét xử là sơ thẩm và phúc thẩm còn việc dân sự thì không có 02 cấp xét xử này, tòa án chỉ xác minh và tuyên bố hoặc không tuyên bố theo yêu cầu của đương sự.
- Trình tự: Vụ án dân sự phải mở phiên hòa giải còn việc dân sự thì không cần mở phiên hòa giải.
- Thành phần ra phán quyết quyết định: Vụ án dân sự thì người tiến hành tố tụng gồm HĐXX, Viện kiểm sát, còn việc dân sự chủ yếu là thẩm phán.
- Đương sự: Vụ án dân sự bao gồm ít nhất 02 bên là Nguyên đơn - Bị đơn còn việc dân sự chỉ có người yêu cầu và người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan.
- Hình thức: Vụ án dân sự có kết quả cuối cùng là bản án, còn đối với việc dân sự là quyết định.
- Án phí: Vụ án dân sự có thể có án phí cố định hoặc theo giá ngạch dựa trên giá trị và số phần trăm, còn việc dân sự có mức án phí là cố định.
Đương sự trong việc dân sự gồm những ai?
Như đã phân tích ở trên khác với vụ án dân sự đương sự trong việc dân sự chỉ bao gồm 2 chủ thể là người yêu cầu giải quyết việc dân sự và người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan.
Thủ tục giải quyết việc dân sự
Căn cứ các Điều 361, Điều 362, Điều 364, Điều 367 và Điều 369 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, thủ tục giải quyết việc dân sự thông thường sẽ được trải qua 03 bước, cụ thể như sau:
Bước 1: Nộp đơn yêu cầu đến Toà án
Cá nhân, tổ chức, cơ quan có liên quan tiến hành nộp đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự tại Tòa án Nhân dân thông qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp.
Bước 2: Tòa án thụ lý đơn yêu cầu về việc dân sự
- Thụ lý Sau khi xem xét đơn đủ các thành phần về nội dung và hình thức tòa án ra quyết định thụ lý đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự hoặc gửi thông báo sửa đổi bổ sung cho người yêu cầu.
- Xem xét: Tòa án sẽ xem xét chứng cứ tài liệu nếu chưa đủ tòa án sẽ yêu cầu đương sự bổ sung tài liệu chứng cứ, thực hiện các giám định (nếu có), sau khi chuẩn bị đầy đủ thẩm phán sẽ ra quyết định đưa việc dân sự ra phiên họp để giải quyết.
Bước 3: Mở phiên họp để giải quyết việc dân sự
Tòa án mở phiên họp với đầy đủ các thành phần xem xét các chứng cứ, yêu cầu và ra quyết định công nhận hoặc không công nhận việc dân sự.
Bài viết đã trình bày chi tiết về nội dung của việc dân sự, từ những quyền lợi cơ bản đến trách nhiệm và nghĩa vụ của người dân, nếu cần cung cấp thêm thông tin vui lòng liên hệ tới số 19006192 để được giải đáp thắc mắc.Gọi ngay cho các chuyên viên pháp lý của chúng tôi theo số 19006192 để được giải đáp, hỗ trợ nếu có vướng mắc về các quy định của pháp luật